Zalo

Nhức đầu khi mang thai có sao không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Theo dõi và duy trì sức khỏe của bạn trong suốt thai kỳ là điều vô cùng quan trọng đối với cả mẹ và bé. Đó là lý do tại sao chúng ta phải ghi lại bất kỳ triệu chứng hoặc bệnh lý nào, tìm hiểu ý nghĩa của chúng và những việc cần phải làm để cải thiện bệnh. Đó là lý do tại sao, trong bài viết này chúng ta sẽ thảo luận về những cơn nhức đầu khi mang thai có nghĩa là gì, liệu chúng có bình thường trong thời kỳ đầu mang thai hay không và làm thế nào để hết đau đầu khi mang thai.

1. Nhức đầu có được xem là bình thường khi mang thai thời kỳ đầu hay không?

Nhức đầu có thể là bình thường trong thời kỳ đầu mang thai, nhưng trước khi chúng ta thảo luận về những lý do đằng sau chúng, điều quan trọng mà bạn cần nhớ là bất kỳ cơn đau đầu với mức độ nghiêm trọng nào đều phải được thông báo cho bác sĩ và tìm cách điều trị. Bạn cũng nên chú ý đến cường độ và tần suất của những cơn đau đầu để đảm bảo rằng chúng không phải là tình trạng đau nửa đầu do vấn đề bên trong cơ thể hoặc do môi trường sống.

nhức đầu khi mang thai
Phụ nữ thường phải trải qua các cơn đau đầu do căng thẳng khi mang thai 

Phụ nữ thường trải qua những cơn đau đầu do căng thẳng trong ba tháng đầu của thai kỳ. Điều này thường do những thay đổi mà cơ thể người mẹ đang phải trải qua trong một khoảng thời gian ngắn. Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể có thể góp phần vào nguy cơ bị đau đầu.

2. Làm thế nào để thoát khỏi cơn đau đầu khi mang thai?

Bạn không nên cố gắng giảm nhức đầu bằng các biện pháp thông thường khi chưa trao đổi với bác sĩ về những gì an toàn để giảm đau khi mang thai. Nhiều cách giảm đau có thể gây nguy hiểm cho bà mẹ mang thai mặc dù chúng hoàn toàn vô hại đối với người bình thường.

Một số phương pháp điều trị tại nhà an toàn cho phụ nữ mang thai bị nhức đầu như nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc lạnh và mát-xa cổ. Vì đây là những cơn đau đầu do căng thẳng nên việc giảm căng thẳng ở cổ và vai thường có thể làm giảm đau đầu. Tắm nước nóng cũng là một lựa chọn hữu hiệu để giảm nhức đầu.

nhức đầu khi mang thai
Xoa bóp khắc phục tình trạng đau đầu khi mang thai 

Nếu những phương pháp tự nhiên này không có tác dụng làm dịu cơn nhức đầu, thì việc dùng acetaminophen như Tylenol hoặc Ibuprofen cho phụ nữ mang thai thường được coi là an toàn. Bạn nên tránh dùng các loại thuốc mạnh hơn và nên nói chuyện với bác sĩ nếu cơn đau đầu kéo dài hoặc trầm trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn cần được giải quyết chuyên sâu.

3. Khi nào bạn nên lo lắng về tình trạng đau đầu khi mang thai?

Nhức đầu được xem là hiện tượng bình thường trong mỗi giai đoạn của thai kỳ. Tuy nhiên, có một số tình huống mà bạn nên quan tâm và tìm cách điều trị.

Nhìn chung nếu cơn đau đầu chuyển từ nhẹ sang nặng được xàm là tình trạng đáng lo ngại và cần được bác sĩ giải quyết. Ngoài ra, nếu cơn đau đầu vẫn tiếp diễn mặc dù đã được điều trị thì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác.

Nếu cơn đau đầu gây chóng mặt hoặc thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhìn mờ hoặc mất tầm nhìn, thì đây là dấu hiệu cho thấy cơn đau đầu có thể do các vấn đề khác. Đặc biệt, phụ nữ khi mang thai thường có chỉ số huyết áp bất thường, quá cao hoặc quá thấp. Trong những trường hợp này, huyết áp thay đổi có thể gây đau đầu, ảnh hưởng đến khả năng đứng và tầm nhìn.

Nếu nhức đầu do vấn đề về huyết áp hoặc các nguyên nhân khác, thì nguyên nhân cơ bản sẽ cần được điều trị trước khi có thể xử lý các cơn đau đầu. Nếu bạn gặp các triệu chứng khác hoặc cơn đau đầu vẫn tiếp tục quay trở lại sau đó, bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ.

Nguồn: Driphydration.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Hay buồn nôn, nhức đầu chóng mặt mệt mỏi là bệnh gì?

Hay buồn nôn, nhức đầu chóng mặt mệt mỏi là bệnh gì?

Người hay đau đầu chóng mặt mệt mỏi là bệnh gì?

Người hay đau đầu chóng mặt mệt mỏi là bệnh gì?

Cách làm giảm đau đầu khi suy nghĩ nhiều

Cách làm giảm đau đầu khi suy nghĩ nhiều

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt được cảnh báo sớm

Các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt được cảnh báo sớm

58

Bài viết hữu ích?