Zalo

Thường xuyên bị mất ngủ gây hậu quả gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trải qua rất nhiều thập kỷ nghiên cứu, chúng ta vẫn không chắc tại sao cơ thể chúng ta cần ngủ. Tuy nhiên, nếu chúng ta không ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm như khuyến nghị, sức khỏe của chúng ta có thể bị ảnh hưởng rất nặng nề. Chúng ta cần nhìn sâu hơn vào các tác động hàng là hậu quả của mất ngủ kéo dài. Vậy mất ngủ gây hậu quả gì?

1. Mất ngủ gây hậu quả gì? 

Mất ngủ gây ra hậu quả gì là thắc mắc của không ít người khi gặp phải tình trạng khó chịu này. Sau đây là các hậu quả của mất ngủ kéo dài mà chúng ta cần hết sức lưu ý:

1.1. Hậu quả của mất ngủ kéo dài có thể gây tăng huyết áp

Ngủ ít hơn 5 - 6 giờ mỗi đêm có liên quan đến nguy cơ tăng huyết áp. Giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể chúng ta điều chỉnh các hormone gây căng thẳng, do đó việc thiếu ngủ có thể làm tăng tác động của căng thẳng lên cơ thể. Thiếu ngủ kéo dài có liên quan đến tăng huyết áp, nhịp tim cao và viêm nhiễm. Tất cả những điều này gây căng thẳng không cần thiết cho trái tim.

mất ngủ gây hậu quả gì
Ngủ ít hơn 5 - 6 giờ mỗi đêm có liên quan đến nguy cơ tăng huyết áp

1.2. Đau tim và đột quỵ là một trong những hậu quả của mất ngủ kéo dài

Thiếu ngủ gây ra nhiều trường hợp tử vong về tim mạch, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ. Các bác sĩ và nhà nghiên cứu tin rằng, điều này là do thiếu ngủ làm gián đoạn các bộ phận của não kiểm soát hệ thống tuần hoàn hoặc gây ra tình trạng viêm khiến cục máu đông dễ hình thành hơn.

1.3. Tăng cân và béo phì cũng là hậu quả của mất ngủ kéo dài

Ảnh hưởng của các vấn đề về giấc ngủ liên tục bao gồm tăng cân nhanh chóng. Thiếu ngủ có liên quan đến lượng cortisol, một loại hormone gây căng thẳng; hậu quả là dẫn đến tình trạng lo lắng, căng thẳng và thất vọng, lâu ngày sẽ góp phần dẫn đến việc ăn uống theo cảm xúc và thói quen dinh dưỡng kém. 

Một loại hormone khác - được gọi là ghrelin được sản xuất trong dạ dày và có liên quan đến tình trạng thiếu ngủ lâu dài. Dư thừa ghrelin thực sự có thể khiến chúng ta cảm thấy đói hơn.

Theo thời gian, tình trạng thiếu ngủ sẽ tác động tiêu cực đến quá trình trao đổi chất và thói quen ăn uống của cơ thể. Mệt mỏi thường dẫn đến cảm giác thèm ăn không lành mạnh và ăn uống quá mức, kèm theo đó là giảm sức chịu đựng và giảm các hoạt động thể chất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người cảm thấy bất an có nhiều khả năng chọn thực phẩm giàu carbohydrate và đường hơn so với các loại thực phẩm lành mạnh khác.

Việc giảm tập thể dục, kết hợp với việc tăng lượng ăn vào cộng với việc tăng giá trị calo của thực phẩm ăn vào sẽ đồng nghĩa với việc tăng cân. Béo phì là một yếu tố nguy cơ được biết đến đầu tiên đối với những người mất ngủ.

1.4. Bệnh tiểu đường

Ngủ 5 tiếng mỗi đêm vẫn chưa đủ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể làm gián đoạn phương pháp xử lý glucose mà tế bào sử dụng làm nhiên liệu và giảm lượng insulin mà cơ thể sản xuất. Đây là lý do tại sao mất ngủ được coi là yếu tố nguy cơ đáng kể trong sự phát triển của bệnh tiểu đường loại II.

1.5. Trầm cảm và lo âu

Hầu hết mọi người đều cảm thấy khó chịu nếu họ không có một giấc ngủ ngon, tình trạng thiếu ngủ kéo dài còn có liên quan đến chứng trầm cảm lâm sàng và tình trạng mất động lực nói chung. Ngược lại, bệnh nhân trầm cảm thường có lịch ngủ không đều đặn. Chu kỳ giấc ngủ và điều chỉnh tâm trạng được điều chỉnh bởi hormone melatonin. Trên thực tế, nồng độ melatonin thấp thường thấy ở những người bị trầm cảm và những người bị ảnh hưởng bởi chứng mất ngủ.

Các cơn lo lắng và hoảng loạn cũng có thể là phản ứng phổ biến ở những người đang phải vật lộn với chứng thiếu ngủ mãn tính; họ đã cho thấy khả năng chịu đựng thấp hơn đối với ngay cả những tác nhân gây căng thẳng nhẹ hàng ngày. Giống như chứng trầm cảm, đôi khi khó có thể biết được điều gì xảy ra trước: lo lắng hay rối loạn giấc ngủ.

1.6. Chức năng não bị gián đoạn

Chỉ sau một đêm trằn trọc, tất cả chúng ta đều đã trải qua cảm giác sương mù tinh thần, mệt mỏi, nóng nảy và thiếu tập trung. Khi não không thể nghỉ ngơi đủ trong một thời gian dài, khả năng trí tuệ có thể suy giảm nghiêm trọng. Chúng ta biết rằng ngủ đủ giấc là cần thiết để mọi người cảm thấy nhạy bén, tập trung và học hỏi, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như khả năng điều chỉnh cảm xúc và đưa ra quyết định của bạn. 

Những người thiếu ngủ cũng gặp vấn đề về khả năng giữ thăng bằng, phản xạ và kỹ năng vận động; kết quả là họ có nhiều khả năng tự làm mình bị thương hơn. Buồn ngủ là nguyên nhân chính gây ra tai nạn ô tô.

1.7. Mất trí nhớ

Nhiều nhà khoa học tin rằng giấc ngủ rất quan trọng để giúp não có thời gian tự tổ chức và đặc biệt là chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Ngủ đủ giấc là rất quan trọng để thu hồi trí nhớ. Các nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện tình trạng mất trí nhớ chỉ sau một đêm ngủ ngon giấc.

1.8. Thiếu hụt hệ thống miễn dịch

Giống như phần còn lại của cơ thể, hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nhất khi chúng ta ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ kéo dài gây ra phản ứng tương tự với mức độ căng thẳng cao, nó có thể làm giảm phản ứng kháng thể của bạn và khiến bạn dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với vi-rút, thậm chí là cảm lạnh và cúm thông thường.

1.9. Giảm khả năng sinh sản

Rối loạn giấc ngủ không chỉ làm giảm ham muốn tình dục mà còn có tác động tàn phá đối với bất kỳ ai đang cố gắng thụ thai - cả nam và nữ. Phần não kiểm soát nhịp sinh học cũng điều chỉnh việc giải phóng hormone sinh sản. Thường xuyên ngủ ít hơn 7 giờ có thể dẫn đến nồng độ testosterone và hormone kích thích rụng trứng thấp hơn, khiến việc thụ thai càng khó khăn hơn .

1.10. Rối loạn tâm thần

Việc thiếu ngủ trầm trọng và kéo dài có thể dẫn đến một số rối loạn tâm thần. Một số người bị thiếu ngủ kéo dài có các triệu chứng bao gồm mất phương hướng, hoang tưởng và ảo giác. Những loại triệu chứng này đôi khi có thể bị nhầm lẫn hoặc liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt.

mất ngủ gây hậu quả gì
Mất ngủ gây ra hậu quả gì là thắc mắc của không ít người 

2. Làm gì để phòng ngừa hậu quả của hậu quả của mất ngủ kéo dài?

Để phòng ngừa hậu quả của mất ngủ kéo dài ngắn hạn (mất ngủ < 1 tháng) bạn nên tìm hiểu các biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ ngon hơn đây: 

  • Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ 20 phút
  • Ngồi thiền
  • Đọc sách
  • Tập thể dục nhẹ nhàng và thư giãn trước khi ngủ
  • Đi ngủ sớm vào một giờ cố định
  • Hạn chế tối đa việc thức khuya
  • Bữa tối nên ăn vừa phải, không ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước
  • Phòng ngủ cần an tĩnh, thoáng mát, có ánh sáng phù hợp
  • Không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá.
  • Sử dụng một số loại trà hoặc thảo dược Đông y có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ
  • Tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi trước và trong khi ngủ

Khi bị mất ngủ kéo dài nhiều tháng, bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để tìm hiểu nguyên nhân và được xử trí hiệu quả. Tùy vào nguyên nhân gây mất ngủ và mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc can thiệp phẫu thuật.

Bên cạnh đó, để tránh hậu quả của mất ngủ kéo dài người bệnh cũng nên tự giác thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống nêu trên để phòng ngừa và điều trị mất ngủ hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Người bị mất ngủ thường xuyên phải làm sao để cải thiện?

Người bị mất ngủ thường xuyên phải làm sao để cải thiện?

13 cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả

13 cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả

Lời khuyên về giấc ngủ cho người lớn tuổi để làm chậm quá trình lão hóa

Lời khuyên về giấc ngủ cho người lớn tuổi để làm chậm quá trình lão hóa

Cách tăng chất lượng giấc ngủ?

Cách tăng chất lượng giấc ngủ?

Triền miên bị mất ngủ phải làm sao?

Triền miên bị mất ngủ phải làm sao?

7

Bài viết hữu ích?