Rối loạn chuyển hoá nội tiết vốn do quá trình sản xuất hormone có thể đủ hoặc thiếu gây mất cân bằng trong cơ thể. Tình trạng rối loạn chuyển hoá nội tiết thường do nguyên nhân thứ phát hoặc tiên phát và hậu quả có thể ảnh hưởng tới cả ở hai giới.
1. Rối loạn chuyển hóa nội tiết là gì?
Nội tiết chuyển hóa là gì? Hệ thống nội tiết trong cơ thể được biết đến như một mạng lưới chứa khá nhiều tuyến sản xuất và giải phóng hormone. Nó ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất cũng như sự tăng trưởng, phát triển… của cơ thể. Hệ thống nội tiết còn làm nhiệm vụ kiểm soát khá nhiều các chức năng quan trọng, trong đó có chức năng chuyển hoá giúp cung cấp năng lượng cho các tế bào và các cơ quan trong cơ thể hoạt động theo đúng chức năng.
Trong quá trình vận hành và phát triển, cơ thể cần được cung cấp một lượng hormone nhất định. Tuy nhiên, do một lý do nào đó mà cơ thể không đáp ứng được việc cung cấp đủ hoặc sản xuất quá nhiều hormone dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố. Khi đó có sự mất cân bằng hàm lượng hormone trong cơ thể. Có thể quá cao hoặc quá thấp.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu của rối loạn chuyển hoá nội tiết
Nguyên nhân phổ biến của rối loạn chuyển hoá nội tiết được bắt nguồn từ tuyến nội tiết ngoại biên với các tuyến và cơ quan trong cơ thể như: tuyến giáp, buồng trứng, tinh hoàn, tuyến thượng thận… Trường hợp này còn được gọi là rối loạn nội tiết nguyên phát. Bên cạnh đó, còn có rối loạn chuyển hoá nội tiết thứ phát được xuất phát từ vùng hạ đồi và tuyến yên. Hai vùng này sẽ gây ra ức chế hoặc kích thích quá mức tuyến nội tiết ngoại biên dẫn tới tình trạng thiếu hoặc dư thừa hormone nội tiết.
Ngoài ra còn có nguyên nhân hiếm gặp của tình trạng rối loạn chuyển hoá nội tiết chính là đáp ứng bất thường của các cơ quan đích trong cơ thể với các hormon nội tiết. Tình trạng này thường gây ra suy giảm chức năng của hệ nội tiết.
Mỗi loại rối loạn nội tiết có thể cho biết các dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc trưng của từng loại bệnh lý. Các dấu hiệu của rối loạn chuyển hoá nội tiết:
Bệnh đái tháo đường thường xảy ra khi tuyến tụy không đủ khả năng sản xuất insulin hoặc xuất hiện tình trạng đề kháng insulin, từ đó làm cho hàm lượng đường huyết tăng cao. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh sụt cân nhanh chóng, khát nhiều, uống nhiều và thậm chí còn tiểu nhiều và các vết loét lâu lành… Đồng thời còn tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, hoặc tê bì tay chân, mất cảm giác…
Cường giáp là khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone và giải phóng vào máu, từ đó gây ra các triệu chứng cũng như biểu hiện sụt cân, tim đập nhanh và nhịp tim không đều, tăng tiết mồ hôi, cơ yếu…
Suy giáp khi tuyến giáp sản xuất không đủ hormone gây triệu chứng mệt mỏi, trầm cảm,... cho người bệnh.
Hội chứng cushing xảy ra khi dư thừa hormone cortisol. Đây là hormon có tác dụng đáp ứng với stress vật lý hoặc tinh thần, giúp điều hòa trao đổi chất và duy trì huyết áp. Việc xảy ra tình trạng dư thừa cortisol có thể do nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại sinh, chẳng hạn như lạm dụng quá nhiều thuốc chứa corticoid. Các triệu chứng của hội chứng cushing thường bao gồm tăng cân, bướu mỡ sau gay, teo nhỏ tay chân, vết thương lâu lành.
Cường aldosteron nguyên phát do khối u thượng thận hoặc bệnh tăng sản thượng thận hai bên. Tình trạng này gây tăng huyết áp và hạ kali máu gây ra các triệu chứng như tiểu đêm, uống nhiều, đánh trống ngực, yếu cơ…. Huyết áp có thể bị tăng trung bình hoặc nặng.
Pheochromocytomas do u từ tuỷ thượng thận tăng tiết catecholamine trong máu. Triệu chứng bao gồm tăng huyết áp, da tái xanh, đánh trống ngực. Ngoài ra, ở một số bệnh nhân còn có cảm giác nổi da gà, buồn nôn và nôn, run rẩy tay chân….
Suy tuyến thượng thận thường gặp các triệu chứng như mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng, hạ huyết áp tư thế, phát triển thể chất kém… Ngoài ra, suy thượng thận nguyên phát là bệnh addison còn xuất hiện tình trạng tăng sắc tố da ở những vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời… Còn xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm như yếu cơ nặng, lú lẫn, mê sảng, hạ huyết áp, nếu không điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh tử vong.
To đầu chi do u tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng khiến cho xương và các cơ quan phát triển bất thường. Dầu hiệu điển hình là bàn chân, bàn tay thô, kích thước to hơn so với bình thường… Trên khuôn mặt có nhiều thay đổi, được kính dọc dài hơn, mũi to, hàm dưới nhô ra, răng thưa, phì đại lưỡi,...
U tuyến yên tiết prolactin do tăng prolactin trong máu. Triệu chứng điển hình ở nam nữ trước giai đoạn mãn kinh. Ở giai đoạn này phụ nữ có thể bị mắc vô sinh, thiếu kinh, chảy máu sữa. Còn nam giới thì sẽ có các triệu chứng như giảm ham muốn tình dục, vú to, bất lực và thậm chí cũng có thể vô sinh. Tuy nhiên ở phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh thì triệu chứng không điển hình. Tình trạng u tuyến yên tiết prolactin chỉ có thể nhận ra khi khối u đủ lớn, gây giảm thị lực hoặc tình cờ phát hiện khi chụp MRI…
Rối loạn nội tiết gây rong kinh do mất cân bằng của hai hormon sinh dục là estrogen và progesterone tác động làm nội mạc tử cung dày lên. Khi không thụ tinh với trứng thì niêm mạc sẽ bong ra. Tuy nhiên, do tình trạng rối loạn nội tiết nên nội mạc tử cung quá dày khiến cho xuất hiện nặng hơn.
Hội chứngbuồng trứng đa nang do sản xuất lượng androgen. Đây là hormon sinh dục nam, thường có lượng nhỏ ở phụ nữ. Triệu chứng của hội chứng này bao gồm mất kinh, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, buồng trứng lớn….
Rối loạn chuyển hoá nội tiết để lại những hậu quả khá nghiêm trọng
3. Hậu quả của rối loạn chuyển hoá nội tiết tới sức khỏe
Rối loạn chuyển hoá nội tiết để lại những hậu quả khá nghiêm trọng. Đó không chỉ ra sự mất cân bằng của hormon mà còn tác động đến các vấn đề khác của sức khỏe như:
Ảnh hưởng đến làn da và xuất hiện nhiều mụn. Hệ nội tiết là một trong những yếu tố liên quan đến tình trạng làn da như mụn, nám, lão hoá… Khi các hormone sản xuất ở cơ quan buồng trứng, tuyến thượng thận, tuyến giáp có sự bất thường sẽ gửi tín hiệu đến các mô và tế bào bằng đường máu. Khi đó sẽ tác động trực tiếp và sự tăng trưởng, sản sinh, trao đổi chất, lão hoá của da và cơ.
Tâm lý bất ổn, dễ bị trầm cảm. Những người bị trầm cảm thường bị tác động bởi nhiều yếu tố. Khi rối loạn hormone cortisol do tuyến thượng thận sản xuất sẽ gây ra các cơ thế ứng phó với stress, điều tiết hệ thần kinh. Hàm lượng hormon nào tăng cao hoặc giảm sẽ tác động mạnh đến hệ thần kinh. Lúc này người bệnh cảm thấy chán nản, mất hứng thú với mọi việc, giảm sự chú ý, mệt mỏi, buồn bã… thậm chí ở một số người còn gặp các chứng rối loạn trầm cảm.
Cơ thể dễ bị tích mỡ, mất cơ hoặc yếu cơ. Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến hàm lượng leptin được sản xuất ở mô mỡ và có vai trò khá quan trọng trong việc điều chỉnh cân nặng của cơ thể. Leptin sẽ truyền thông tin đến não bộ để báo về chất béo dự trữ trong cơ thể và giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Tuy nhiên, nồng độ hormone này sụt giảm sẽ khiến cơ thể luôn cảm giác đói và ăn nhiều hơn, từ đó làm cho cân nặng tăng lên nhanh chóng.
Ngoài ra, khi bị rối loạn cortisol cũng khiến cơ thể tíchmỡ bụng nhiều hơn. Béo bụng nội tiết không chỉ là sự xuất hiện lớp mỡ dưới bụng mà còn gây ra tình trạng tích trữ mỡ thừa trong các cơ quan nội tạng. Những đặc điểm này có thể gây ra biến chứng tim mạch, đái tháo đường, ung thư đại trực tràng…
Cuộc sống tình dục bị ảnh hưởng. Rối loạn nội tiết tố khiến cho các chức năng sinh lý của cả hai giới ảnh hưởng gây suy giảm ham muốn tình dục, không tìm thấy sự khoái cảm, …Ngoài ra, chức năng sinh lý suy giảm sẽ gây ra các vấn đề khác như khô âm đạo, xuất tinh sớm….
Chất lượng giấc ngủ giảm sút nặng. Khi hàm lượng adrenalin tăng cao sẽ khiến tinh thần tỉnh táo và cơ thể khó đi vào giấc ngủ. Hoặc nếu tình trạng căng thẳng kéo dài hiến hormone cortisol được tiết ra nhiều hơn làm mất ngủ thường xuyên. Rối loạn nội tiết sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng adrenalin và gây giảm sút chất lượng giấc ngủ.
Vô sinh ở phụ nữ. Hậu quả khá nặng của rối loạn chuyển hoá nội tiết ở nữ giới chính là vô sinh. Cụ thể là do rối loạn rụng trứng. Trong thời gian dài cơ thể người phụ nữ không rụng trứng, quá trình trao đổi chất rối lạc, nội mạc tử cung tăng sản xuất, nhưng lại không có đối kháng theo chu kỳ của progesteron. Điều này dẫn tới ung thư nội mạc hoặc ung thư vú từ đó gây nên tình trạng vô sinh ở phụ nữ.
Rối loạn chuyển hoá nội tiết sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể từ đó gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ của cơ thể. Nguyên nhân của rối loạn chuyển hoá nội tiết có thể do các hệ nội tiết bị mất căn bằng hoặc do các tuyến như tuyến thượng thận, vùng hạ đồi… Hậu quả của rối loạn chuyển hoá nội tiết ảnh hưởng cả hai giới nam và nữ.
Rối loạn chuyển hoá nội tiết sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể từ đó gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ của cơ thể
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu