Zalo

Những thay đổi lão hóa trên da theo tuổi

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngăn ngừa lão hoá da nên bắt đầu từ tuổi 20 và kéo dài càng về sau. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi thì làn da lão hoá sẽ có những biểu hiện khác nhau. Vì vậy cần có chế độ chăm sóc lão hoá da theo tuổi để đạt hiệu quả tối ưu.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Nguyễn Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Da liễu Thẩm mỹ

1. Quá trình lão hoá của da 

Khi lão hóa, lớp da bên ngoài (biểu bì) mỏng đi, mặc dù số lượng lớp tế bào không thay đổi. Số lượng tế bào chứa sắc tố giảm trong khi đó các tế bào hắc tố còn lại sẽ tăng kích thước. Da lão hóa trông mỏng hơn, nhợt nhạt và trong trẻo (trong mờ). Ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể xuất hiện các đốm đồi mồi hoặc sắc tố đậm. 

Cấu trúc của da thay đổi do các mô liên kết giảm sức mạnh và tình trạng này sẽ dễ nhận thấy hơn ở những khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Da sẽ bị sần sùi do bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thường gặp ở những người dành nhiều thời gian ở ngoài trời.

Các mạch máu của lớp hạ bì trở nên mỏng manh làm cho da dễ gặp vết bầm tím, chảy máu dưới da (thường được gọi là ban xuất huyết do tuổi già) và u mạch máu anh đào.

Dầu từ các tuyến bã nhờn sản xuất giảm khi tuổi tăng. Đàn ông giảm lượng dầu ở mức tối thiểu, thường là sau tuổi 80. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh quá trình sản xuất dầu cũng giảm dần,vì thế khiến da khó giữ ẩm hơn, dẫn đến khô và ngứa.

Khi tuổi tăng lên thì lớp mỡ dưới da cũng mỏng dần, và chức năng cách nhiệt hạn chế. Điều này làm tăng nguy cơ chấn thương da và giảm khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể. Bởi vì bạn có ít khả năng cách nhiệt tự nhiên nên bạn có thể bị hạ thân nhiệt khi thời tiết lạnh.

Một số loại thuốc được hấp thụ bởi lớp mỡ. Sự co rút của lớp này có thể thay đổi cách thức hoạt động của các loại thuốc này.

Khi tuổi tăng dần thì các tuyến mồ hôi tiết ra ít mồ hôi hơn. Điều này làm cho việc giữ mát trở nên khó khăn hơn. Nguy cơ quá nóng hoặc phát triển đột quỵ do nhiệt tăng lên.

Các khối u như mụn thịt dư, mụn cóc, các mảng sần sùi màu nâu và các nhược điểm khác thường gặp hơn ở người lớn tuổi. Cũng phổ biến là các mảng sần sùi màu hồng có nguy cơ nhỏ trở thành ung thư da. Ung thư da cũng phổ biến và thường xuất hiện ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

2. Những thay đổi lão hoá trên da theo từng độ tuổi

Theo thời gian thì lượng collagen tự nhiên trong cơ thể sẽ giảm dần cả về số lượng và chất lượng. Điều đó sẽ làm cho cấu trúc làn da thay đổi rõ rệt đặc biệt về lượng dầu, độ ẩm cũng như sự căng bóng của da. Da bắt đầu lão hoá một phần do tuổi tăng và một phần khác do tác động của môi trường sống. Tuy nhiên, việc chăm sóc lão hoá da ở mỗi độ tuổi khác nhau. Ở tuổi 20, nên thực hiện chăm sóc da vì khi tuổi càng tăng thì tình trạng của da càng dễ bị tác động nên việc chăm sóc da càng kỹ lưỡng hơn. Chăm sóc lão hoá da theo tuổi nên được thực hiện với các biện pháp phù hợp khác nhau. Để lựa chọn chăm sóc hiệu quả thì cần hiểu rõ những thay đổi lão hoá trên da theo tuổi như thế nào.

  • Ở giai đoạn 20 đến 30 tuổi: Đây là giai đoạn làn da phát triển tràn đầy sức sống. Vì vậy mọi hoạt động của tuyến bã nhờn thực hiện khá tốt. Da ở giai đoạn này ít mụn, căng mịn và tươi tắn. Đồng thời ở độ tuổi này nếu da có bị tổn thương thì khả năng phục hồi cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, từ tuổi 25 trở đi thì bắt đầu có những dấu hiệu lão hoá được biểu hiện trên làn da. Ỏ giai đoạn này quá trình sản xuất và tổng hợp collagen tự nhiên bắt đầu chậm lại và xuất hiện các vết nhăn nhẹ ở trên da, hoặc các đốm nâu, bọng mắt… Lượng collagen tự nhiên của cơ thể sẽ mất khoảng 1% mỗi năm ở giai đoạn này do tác nhân gây ra bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, để cải thiện tình trạng da ở độ tuổi này nên bổ sung các dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc da như serum dưỡng, lotion, toner… cùng kết hợp với chế độ ăn khoa học, thói quen lành mạnh. Trong giai đoạn này nếu có điều kiện thì nên sử dụng một số loại thực phẩm chức năng bổ sung collagen giúp cải thiện làn da và làm chậm quá trình lão hoá. 
  • Bắt đầu vào tuổi 30: Quá trình lão hóa da dần dần rõ rệt hơn, nhưng bản chất lão hóa mới chỉ là “bắt đầu” nên việc chăm sóc kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao. Sang tuổi 30 hàng rào bảo vệ da ngày càng giảm dần, do đó quá trình trao đổi chất của các tế bào bắt đầu chậm lại, khiến độ ẩm và đàn hồi của da giảm, khiến nếp nhăn bắt đầu định hình. Vì vậy, bạn đừng quên dưỡng ẩm mỗi ngày, bảo vệ da trước tác hại của tia UV, ô nhiễm. Hãy sử dụng kem chống nắng, không lạm dụng mỹ phẩm trang điểm, ăn nhiều rau xanh, trái cây, tẩy tế bào chết đầy đủ tạo điều kiện cho da có thời gian tái tạo và đắp mặt nạ tự nhiên từ 1-2 lần/ tuần để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho da. Nên bắt đầu sử dụng các sản phẩm bổ sung collagen cho cơ thể để bù lại tổn thất do quá trình lão hóa tự nhiên gây ra.
lão hóa trên da theo tuổi
Quá trình lão hóa da ở tuổi 30 diễn ra rõ rệt hơn
  • Ở giai đoạn 40 tuổi: Theo nhiều nghiên cứu, bước vào độ tuổi này, cấu trúc da thay đổi khá nhiều, mức độ estrogen giảm dần đi khiến da trở nên khô hơn. Nếp nhăn bắt đầu xuất hiện rõ hơn do quá trình sản sinh collagen và elastin bị chậm lại, da mỏng đi, đốm đồi mồi dần dần hiển hiện. Hậu quả da sần sùi và thô ráp hơn, xuất hiện các vùng da bị tăng sắc tố da. Các mạch máu cũng suy giảm dần khiến sự liên kết giữa các lớp da này yếu dần, mỏng manh, da kém săn chắc, nhất là ở nhóm phụ nữ tiền mãn kinh. Vì vậy, nên hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm lão hóa phù hợp với độ tuổi này, thường xuyên tẩy tế bào chết để da được tái tạo nhanh, đắp mặt nạ mỗi tuần 2 lần. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ ngọt, dầu mỡ. Nên bổ sung collagen cho da, cẩn trọng lựa chọn sản phẩm bổ sung collagen có thành phần thiên nhiên an toàn, uy tín.
  • Giai đoạn sau tuổi 50: Từ giai đoạn này trở đi, nhất là vào thời kỳ mãn kinh, hormone thay đổi và biến động khiến làn da cũng bị ảnh hưởng theo. Sau tuổi 50, da thường có các đặc điểm khô, mất nước, xuất hiện rất nhiều nếp nhăn, thời gian tái tạo tế bào chậm, do đó da mỏng đi và việc phục hồi sau tổn thương cũng dài hơn, trong khi đó da lại nhạy cảm với tia UV, các mô liên kết ở lớp giữa của da mất đi cấu trúc sợi và khả năng giữ nước, kết cấu đàn hồi bị thoái hóa, khiến cho da kém khỏe và mất đi độ đàn hồi và xuất hiện các nếp nhăn. Ở thời kỳ này cũng như độ tuổi từ 30-50, các sản phẩm bổ sung collagen là thứ không thể thiếu. Sử dụng sữa rửa mặt có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và cặn bã mà không loại bỏ các loại dầu quan trọng do da tiết ra mà da cần. Phương pháp phổ biến nhất ở nhóm tuổi này là chất làm đầy và Botox, sử dụng laser, Mesotherapy, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) và lột da hóa học peel da để giúp da tươi mới hơn.

3. Một số yếu tố khác gây lão hoá da 

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là thủ phạm lớn nhất gây lão hóa da. Theo thời gian, tia cực tím (UV) của mặt trời làm tổn thương collagen và elastin. Sự đứt gãy của các sợi đàn hồi khiến da bị chảy xệ và mất khả năng co lại sau khi căng. Da cũng dễ bị bầm tím và lâu lành hơn. Vì vậy, mặc dù tổn thương do ánh nắng mặt trời có thể không biểu hiện khi còn trẻ nhưng nó sẽ xuất hiện sau này. Vì vậy, hãy bắt đầu bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời và ung thư da. Bạn có thể trì hoãn những thay đổi liên quan đến lão hóa bằng cách tránh ánh nắng mặt trời và tạo thói quen sử dụng kem chống nắng có oxit kẽm và có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Kem chống nắng có chứa oxit sắt ngăn chặn ánh sáng nhìn thấy được và ánh sáng xanh. Ngoài ra, hãy mặc quần áo để che phần da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như áo sơ mi dài tay, quần dài, mũ rộng vành và kính râm.
lão hóa trên da theo tuổi
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là thủ phạm lớn nhất gây lão hóa da
  • Chuyển động của khuôn mặt và tư thế ngủ là những yếu tố thứ yếu góp phần tạo nên những thay đổi trên da. Khi da mất đi độ đàn hồi, trọng lực sẽ khiến lông mày và mí mắt sụp xuống, vùng dưới má và hàm bị lỏng lẻo. Các đường chuyển động trên khuôn mặt trở nên rõ ràng hơn sau khi da bắt đầu mất đi độ đàn hồi (thường là khi mọi người ở độ tuổi 30 và 40). Các nếp nhăn có thể xuất hiện theo chiều ngang trên trán, theo chiều dọc trên vùng da phía trên gốc mũi hoặc dưới dạng những đường cong nhỏ ở thái dương, má trên và quanh miệng. Các nếp nhăn khi ngủ là do cách đặt đầu trên gối và và những nếp nhăn này trở nên rõ ràng hơn sau khi da bắt đầu mất đi độ đàn hồi. Các nếp nhăn khi ngủ thường nằm ở một bên trán, bắt đầu từ trên lông mày đến chân tóc gần thái dương cũng như ở giữa má. Nằm ngửa khi ngủ có thể cải thiện những nếp nhăn khi ngủ này hoặc ngăn chúng trở nên tồi tệ hơn.
  • Những người hút thuốc có xu hướng có nhiều nếp nhăn hơn những người không hút thuốc ở cùng độ tuổi, nước da và tiền sử tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn có thêm các kiến thức về tình trạng lão hóa trên da theo tuổi. Từ đó có kế hoạch chăm sóc da hiệu quả và an toàn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi Xem thêm bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Cách chăm sóc da ở tuổi 40 và 50

Cách chăm sóc da ở tuổi 40 và 50

Cách làm săn chắc da chùng nhão lỏng lẻo sau khi giảm cân

Cách làm săn chắc da chùng nhão lỏng lẻo sau khi giảm cân

Các thành phần chăm sóc da có thể chống lại các dấu hiệu lão hóa

Các thành phần chăm sóc da có thể chống lại các dấu hiệu lão hóa

Tại sao khuôn mặt của bạn già đi và bạn có thể làm gì?

Tại sao khuôn mặt của bạn già đi và bạn có thể làm gì?

Quy trình chăm sóc da chống lão hóa tốt nhất

Quy trình chăm sóc da chống lão hóa tốt nhất

6018

Bài viết hữu ích?