Zalo

Người tiểu đường ăn ổi được không và có bị tăng cân không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sử dụng hoa quả tươi luôn là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn lành mạnh của những người mắc bệnh tiểu đường. Do hoa quả chứa nhiều chất xơ cùng các loại vitamin, khoáng chất lành mạnh khác. Vậy đối với quả ổi người tiểu đường có nên ăn loại quả này không và có mang lại lợi ích gì cho sức khỏe người tiểu đường?

1. Thành phần và tác dụng của quả ổi

Ổi là một loại trái cây quen thuộc, dễ mua, dễ ăn nhưng cũng rất giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng trong 100g ổi:

  • 68 calories
  • 4,2 g protein
  • 14,32 g carbs
  • 10g đường
  • 1,6 g lipid
  • 8,9 g chất xơ
  • 228,3 mg vitamin C

Ổi bên cạnh là nguồn cung cấp năng lượng thì còn giúp cơ thể bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết như protein, canxi, các loại vitamin… Hàm lượng đường trong ổi chiếm 10% (10g/ 100g ổi), bao gồm 3 loại đường chính là Glucose ( khoảng 36%), Fructose ( khoảng 59%) và Saccarose ( khoảng 5%). Đây là yếu tố giúp ổi có vị ngọt tự nhiên và được nhiều người ưa thích. Trái ổi có chỉ số đường huyết GI 12 (thấp) và tải lượng đường huyết GL 4 cũng ở mức thấp. Với thành phần giàu vitamin C cùng nhiều hoạt chất chống oxy hóa, ổi cũng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Trong khi đó, thành phần chất xơ có trong ổi giúp người bị đái tháo đường cải thiện đường huyết. Tiêu thụ ổi cũng giúp hỗ trợ quá trình tăng cường sức đề kháng của cơ thể cũng như làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, điều này giúp duy trì hoạt động của tuyến tụy - cơ quan bài tiết insulin có tác dụng kiểm soát đường huyết.

Nhiều người thắc mắc tiểu đường ăn ổi được không?
Nhiều người thắc mắc tiểu đường ăn ổi được không?

2. Người bị tiểu đường có được ăn ổi không ?

Ổi giàu các chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích sức khỏe như vậy thì tiểu đường có ăn ổi được không? Hàm lượng lớn các vitamin A, C,... cũng như các khoáng chất kali, mangan… và nguồn chất xơ dồi dào có trong ổi rất tốt để nâng cao sức khỏe và đem lại ảnh hưởng tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Theo các bác sĩ, ổi là một lựa chọn an toàn dành cho người tiểu đường. Ổi có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp duy trì hàm lượng đường trong máu cũng như thành phần chất béo thấp nên người dùng không cần quá lo lắng về việc mất kiểm soát cân nặng khi ăn loại quả này. Mặc khác hàm lượng chất xơ dồi dào cũng tạo cảm giác no lâu, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm dung nạp đường vào cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên ăn ổi quá nhiều và có thể đa dạng các loại trái cây khác như táo, cam, quýt, nho... để thay đổi khẩu vị. Câu trả lời cho câu hỏi Bệnh tiểu đường ăn ổi được không là có, vì những lợi ích mà ổi mang lại sau đây:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Hàm lượng chất xơ dồi dào trong ổi sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa, đây là yếu tố giúp làm chậm quá trình đường được giải phóng vào máu, từ đó giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Kiểm soát cân nặng: Hàm lượng calo của ổi chỉ là 68 trong 100g, đây là mức calo khá thấp cho một loại thực phẩm. Vì thế, việc ăn ổi sẽ hạn chế tăng cân cũng như kéo dài cảm giác no do lượng chất xơ dồi dào nên ăn ổi khi bị bệnh tiểu đường vẫn sẽ kiểm soát được cân nặng phù hợp.
  • Chống oxy hóa, hạn chế biến chứng tiểu đường: hàm lượng lycopene có trong ổi đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào và cơ thể trước những tổn thương do gốc tự do gây ra. Hơn nữa, với lượng chất xơ lớn, quả ổi có khả năng làm giảm LDL, tăng HDL, giúp hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch - nguyên nhân gây ra các biến chứng về tim mạch.
  • Phòng ngừa biến chứng mạch máu do tiểu đường gây ra: Tác dụng chống oxy hóa của ổi còn phải kể đến thành phần carotenoid và polyphenol. Bằng cách ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do, chúng giúp người bệnh tiểu đường phòng chống những biến chứng về mạch máu.
  • Giảm kháng insulin: Ăn ổi giúp làm giảm triglyceride trong máu, đây là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng kháng insulin. Vì thế, người bị tiểu đường ăn ổi có thể hạn chế tình trạng kháng insulin và ổn định đường huyết.
  • Các lợi ích khác: Ngoài các công dụng kể trên, với hàm lượng lớn các dưỡng chất tốt của quả ổi như vitamin C và các khoáng chất như kali, mangan… ổi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp chống lại các bệnh mãn tính và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Biết được tiểu đường ăn ổi được không giúp bạn xây dựng chế độ ăn thích hợp
Biết được tiểu đường ăn ổi được không giúp bạn xây dựng chế độ ăn thích hợp

3. Hướng dẫn ăn ổi đúng cách cho bệnh nhân tiểu đường

Với câu hỏi, người bệnh tiểu đường ăn ổi được không thì câu trả lời là hoàn toàn được. Tuy nhiên cần ăn đúng cách để tận dụng được tối đa những những lợi ích của nó. Cụ thể:

3.1 Liều lượng

Ổi có vị ngọt tự nhiên nhờ vào hàm lượng đường tương đối có trong quả ổi, khoảng 10%. Vì vậy, mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường nhưng ăn quá nhiều ổi cũng sẽ ảnh xấu tới đường huyết. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh tiểu đường mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 280g ổi tương đương 4 quả ổi nhỏ và nên ăn thành 2 bữa. Hạn chế ăn liền một lúc để tránh lượng đường trong máu tăng lên đột ngột.

3.2 Thời điểm

Thời điểm ăn ổi tốt nhất nên là khi bụng rỗng, khoảng 1 giờ trước khi dùng bữa hoặc sau bữa ăn 2 giờ để hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng có trong ổi. Mặt khác, ăn quá gần bữa ăn sẽ tạo cảm giác no cho người bệnh và làm giảm sự hấp dẫn, ngon miệng. Ổi có thể là một bữa ăn nhẹ vào khoảng giữa 2 bữa ăn chính, ngoài ra, thời gian giữa 2 bữa ăn nhẹ với ổi là 6 tiếng. Việc chia nhỏ bữa là cách giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định đường huyết vì khả năng dự trữ năng lượng của họ khá kém.

3.3 Một số lưu ý khác khi ăn ổi với người bệnh tiểu đường

Không nên bỏ vỏ sẽ tốt hơn khi sử dụng ổi để hỗ trợ điều trị tiểu đường, vì trong vỏ ổi chứa hoạt chất tanin, một chất chống oxy hóa rất tốt nên có thể giúp phòng ngừa những biến chứng ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vì hoạt chất này cũng có thể gây táo bón nên nếu bệnh nhân bị táo bón thì cần gọt vỏ trước khi ăn. Ngoài ra lá ổi cũng có thể làm các bài thuốc để trị tiểu đường. Bạn có thể sắc 4 – 8g lá ổi khô hoặc 15 – 20g lá ổi tươi hàng ngày để làm nước uống thay trà.

Tóm lại, xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp người bệnh tiểu đường có đủ năng lượng trong ngày và hạn chế nguy cơ tăng đường huyết cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn khoa học, lành mạnh thì người tiểu đường cũng cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, đặc biệt là kiểm soát cân nặng để không gặp tình trạng tăng thêm cân gây tăng đường huyết. Nếu trong trường hợp người tiểu đường được xác định là đã thừa cân thì cần nghĩ tới việc giảm cân càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng không đáng có.

Hiện nay liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là phương pháp hỗ trợ giảm cân chuyên sâu được nhiều người tin dùng. Khi cách giảm cân này ngoài chú trọng đến việc làm tiêu hao mỡ thừa nhờ các hợp chất vitamin, khoáng chất được truyền vào cơ thể thì còn giúp người bệnh luôn giữ được thể trạng cùng sức khỏe tốt bằng việc thiết kế riêng cho từng người chế độ ăn uống, tập luyện sao cho thật khoa học. Với liệu pháp tiêu hao năng lượng thì chỉ sau khoảng thời gian 6 tới 8 tuần kiên trì thực hiện, người thừa cân sẽ giảm được khoảng 10% cân nặng. Không những thế đây còn là phương pháp quản trị cân nặng tốt với tỉ lệ tái béo sau giảm cực thấp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Kết quả xét nghiệm đường huyết 5.5 có vượt ngưỡng bình thường không?

Kết quả xét nghiệm đường huyết 5.5 có vượt ngưỡng bình thường không?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Quản lý mỡ để kiểm soát đường huyết: Mối liên hệ giữa mỡ nội tạng và tiểu đường type 2

Quản lý mỡ để kiểm soát đường huyết: Mối liên hệ giữa mỡ nội tạng và tiểu đường type 2

Làm thế nào để giảm mức insulin của bạn để kiểm soát sức khỏe?

Làm thế nào để giảm mức insulin của bạn để kiểm soát sức khỏe?

Semaglutide: Liều lượng Rybelsus

Semaglutide: Liều lượng Rybelsus

20

Bài viết hữu ích?