Mì tôm hay mì ăn liền là một loại thực phẩm khô, được đóng gói sẵn để tiện dùng cho một bữa ăn. Thành phần chính của mì tôm là bột mì được kéo thành sợi, hấp chín, sấy khô hoặc chiên. Thành phần khác bao gồm muối, gia vị, các chất phụ gia tùy thuộc vào hãng sản xuất.
Trong mì tôm chứa nhiều tinh bột và các chất béo bão hòa khiến lượng calo đưa vào rất cao nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại thấp, có thể gây tăng tích tụ mỡ.
Ngoài ra, hàm lượng muối, bột ngọt, dầu chiên hay một số chất phụ gia khác làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu,... ở người sử dụng thường xuyên,...
Hiện nay, để đề cao giá trị dinh dưỡng các nhà sản xuất sẽ bổ sung thêm một số chất xơ, đạm và giảm lượng chất béo và calo trong mì gói. Tuy nhiên, với các sản phẩm đóng gói sẵn vẫn phải chứa một lượng chất bảo quản nhất định để sử dụng được lâu.
Đối với người bận rộn, mì gói là sự lựa chọn đơn giản và nhanh chóng cho một bữa ăn. Tuy nhiên, với các chất trong 1 gói mì không thể đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng hoạt động cho cơ thể. Do đó, sử dụng mì gói thường xuyên có thể khiến cơ thể thiếu năng lượng.
Thông thường trong 1 gói mì tôm 75g sẽ cung cấp khoảng 350 calo, trong khi nhu cầu cơ thể cần hàng ngày khoảng 2000-2500 calo. Nếu sử dụng mì tôm như một bữa ăn chính thì lượng calo không nhiều, chỉ tương đương 1 chén cơm. Lượng chất béo trong mì cũng chỉ khoảng 11-13g nhỏ hơn so với nhu cầu chất béo hàng ngày là 60g.
Tuy nhiên với hàm lượng dinh dưỡng thấp, cơ thể phải bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác hoặc ăn kèm một số thực phẩm giàu năng lượng khác như trứng, thịt, xúc xích,... để tăng hương vị điều này sẽ làm tăng nguy cơ dư năng lượng, đặc biệt là ở những người đang thừa cân.
Do đó, giảm cân có được ăn mì tôm không phụ thuộc vào cách ăn. Đối với những người đang ăn kiêng không bắt buộc phải bỏ hoàn toàn mì tôm nhưng phải biết tính toán và cân bằng lượng calo từ mì tôm và các loại thực phẩm khác.
Cách ăn mì tôm giảm cân tốt nhất là chọn loại mì không chiên, bổ sung thêm chất xơ và vitamin, không sử dụng mì tôm như bữa phụ hoặc bữa khuya trong khi giảm cân.
Như vậy, trả lời cho câu hỏi “giảm cân ăn được mì tôm được không?” là có. Tuy nhiên, phải lựa chọn và ăn mì tôm đúng cách, không loại bỏ hoàn toàn cũng không ăn quá nhiều.
Ngoài việc chú ý đến cân bằng dinh dưỡng thì người thừa cân cũng có thể tham khảo tới biện pháp giảm cân chuyên sâu truyền tiêu hao năng lượng tới từ Hoa kỳ.
Khác với những cách giảm cân thông thường, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn thì các bác sĩ còn tiến hành làm các xét nghiệm, siêu âm để tìm ra nguyên nhân thừa cân đến từ đâu, sau đó sẽ lên kế hoạch chi tiết về một phác đồ giảm cân sao cho phù hợp với từng người. Hiện truyền tiêu hao năng lượng sẽ chú trọng đến việc truyền vào cơ thể các loại vitamin, khoáng chất như: vitamin B, vitamin C, selen… có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Cũng nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các hoạt chất và quy trình ăn uống hợp lý nên cách này sẽ có hiệu quả trong việc loại bỏ các phần mỡ thừa đồng đều trên mọi bộ phận cơ thể.
Nên với những người đang đau đầu với tình trạng thừa cân có thể tham khảo phương pháp trên để sớm lấy lại được vóc dáng thon gọn cùng thân hình săn chắc.
27
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
27
Bài viết hữu ích?