Zalo

Mùa đông, người bị hen suyễn nên ăn gì để tránh tăng nặng?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hen suyễn là bệnh lý hô hấp thường gặp với biểu hiện đặc trưng là khó thở. Theo bác sĩ, hen suyễn là căn bệnh liên quan mật thiết đến thời tiết và chế độ ăn, đặc biệt là vào mùa đông khi bệnh dễ trở nặng. Vậy tại sao mùa đông thì bệnh hen suyễn dễ nặng lên và cần lưu ý gì về chế độ ăn để hạn chế tình trạng này?

1. Vì sao mùa đông, trời rét bệnh hen suyễn có thể nặng lên?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề bệnh hen suyễn ăn gì vào mùa đông để bệnh không trở nặng, chúng ta nên biết lý do vì sao các dấu hiệu hen suyễn có nguy cơ nặng hơn vào mùa đông giá rét. Theo bác sĩ giải thích, cơ chế của bệnh hen suyễn là tình trạng thu hẹp đường dẫn khí kết hợp tăng bài tiết chất nhầy và từ đó khiến người bệnh khó thở. Hen suyễn là bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau và thời tiết là yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, một số dạng thời tiết có thể kích thích khởi phát cơn khó thở do hen, bao gồm:

  • Nhiệt độ môi trường quá cao hay quá thấp, đặc biệt là vào mùa đông;
  • Môi trường có độ ẩm cao;
  • Thay đổi thời tiết một cách đột ngột
  • Mưa kéo dài;
  • Sấm sét.

Theo bác sĩ, thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông là yếu tố có thể gây kích ứng đường thở nhiều hơn những thời điểm có thời tiết ôn hòa, từ đó gây ra các cơn hen cấp, đặc biệt là ở người có cơ địa dị ứng thời tiết. Khi nhiệt độ môi trường giảm đi kèm độ ẩm thấp vào mùa đông, các triệu chứng khó thở do hen suyễn rất dễ trở nên tồi tệ hơn vì đường thở tăng nhạy cảm và thu hẹp lại. Một yếu tố khác góp phần khiến bệnh hen dễ nặng hơn vào mùa đông là tình trạng bùng phát của các chủng vi khuẩn và virus gây bệnh hô hấp, đặc biệt là cúm mùa.

2. Người bị hen suyễn nên ăn gì vào mùa đông để bệnh không nặng hơn?

Bệnh hen suyễn nên ăn gì là vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là vào giai đoạn bệnh dễ trở nặng như mùa đông giá rét. Theo bác sĩ, người bệnh hen suyễn nên tăng cường các loại thực phẩm sau đây:

2.1. Thực phẩm giàu Vitamin C

Bác sĩ cho biết Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây tươi (như dưa vàng, cam, chanh, bưởi, kiwi…) và rau xanh (như súp lơ, cà chua…) là chất dinh dưỡng có khả năng cải thiện các triệu chứng khó thở, thở khò khè và dị ứng vì bản chất vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh. Do đó, thực phẩm giàu vitamin C sẽ là đáp án đầu tiên cho thắc mắc hen suyễn nên ăn gì vào mùa đông để hạn chế bệnh nặng lên.

hen suyễn nên ăn gì
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây tươi 

2.2. Thực phẩm giàu Vitamin D

Bác sĩ cho biết một trong những dưỡng chất là người bệnh hen suyễn nên tăng cường vào mùa đông là vitamin D, có nhiều trong sữa, các loại nấm, cá hồi và trứng. Một số nghiên cứu đã chứng minh bổ sung vitamin D mỗi ngày sẽ góp phần làm giảm số lần nhập viện ở bệnh nhân hen suyễn mức độ nặng, kèm theo đó vitamin D còn có khả năng dự phòng tình trạng nhiễm trùng hô hấp và cải thiện chức năng phổi ở cả trẻ em và người lớn.

2.3. Thực phẩm chứa nhiều acid béo Omega-3

Một nghiên cứu công bố vào tháng 1/2015 trên tạp chí Allergology International cho biết acid béo omega-3 có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh liên quan đến phản ứng viêm, bao gồm bệnh hen suyễn. Do đó, thực phẩm giàu omega-3, như các loại cá béo hay các loại hạt, sẽ nằm trong danh sách câu trả lời cho thắc mắc người bị hen suyễn nên ăn gì vào mùa đông.

2.4. Thực phẩm giàu magie

Nếu vẫn thắc mắc hen suyễn nên ăn gì, người bệnh có thể tìm đến các món ăn chứa nhiều khoáng chất magie. Theo chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm giàu magie rất tốt cho người bệnh hen do có khả năng kháng viêm và giãn cơ trơn đường hô hấp. Một số thực phẩm phổ biến giàu magie có thể kể đến như các loại rau xanh, quả bơ, các loại đậu (như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng…), các loại hạt (như hạt bí, hạt điều, hạt dẻ…), cà chua, chuối, các loại ngũ cốc nguyên hạt và sữa hay các chế phẩm từ sữa.

2.5. Thực phẩm giàu vitamin A

Theo các chuyên gia, hàm lượng vitamin A trong máu của trẻ em bị bệnh hen suyễn thường thấp hơn so với bình thường, từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hô hấp của phổi. Do đó, các chuyên gia đánh giá người bệnh hen suyễn, đặc biệt là trẻ em, nên tăng cường bổ sung vitamin A từ thực phẩm để kiểm soát bệnh tốt hơn, bao gồm các loại như cà rốt, rau lá xanh đậm, quả dứa hay khoai lang…

hen suyễn nên ăn gì
Tăng cường bổ sung vitamin A từ thực phẩm để kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn 

3. Một số lưu ý về dinh dưỡng cho người bị hen suyễn

Bên cạnh câu hỏi người bị hen suyễn nên ăn gì, một lưu ý vô cùng quan trọng là những thực phẩm cần hạn chế để bệnh không trở nặng, đặc biệt là vào thời điểm nhạy cảm như mùa đông. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân hen suyễn nên kiêng những loại sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều calo: Tình trạng tăng cân do nạp nhiều calo không chỉ tác động xấu đến sức khỏe tổng thể mà còn là yếu tố khiến bệnh hen suyễn trở nên nặng nề hơn:
  • Thuốc lá: Khói thuốc lá chứa rất nhiều độc tố gây kích thích và khiến phế quản co thắt, tăng tiết dịch nhầy và tạo điều kiện thuận lợi để cơn hen cấp khởi phát, đặc biệt là vào mùa đông, trời rét;
  • Thực phẩm chứa chất bảo quản: Salicylate là chất bảo quản thực vật tự nhiên nhằm giúp thực phẩm không bị côn trùng, vi khuẩn và nấm mốc tấn công. Tuy nhiên, một số bệnh nhân (hiếm gặp) bị hen suyễn và có cơ địa nhạy cảm với salicylate, từ đó khiến các cơn hen khởi phát dễ dàng hơn. Bên cạnh đó còn có Sulfites, một chất được sử dụng để giữ thực phẩm tươi ngon, có thể gây ra chứng hen suyễn tạm thời ở một số người và chuyển hóa thành Sulfur Dioxide gây kích ứng phổi;
  • Thực phẩm gây dị ứng: Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 5% bệnh nhân hen suyễn dễ nặng lên do dị ứng thức ăn. Nếu có cơ địa dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể thì cách tốt nhất là phải tránh chúng để bệnh hen suyễn không nặng hơn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh hen suyễn nên ăn gì để từ đó xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, giúp giảm thiểu biến chứng bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả

20

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Béo phì và hen suyễn: Nguy cơ, cách kiểm soát và điều trị

Béo phì và hen suyễn: Nguy cơ, cách kiểm soát và điều trị

Hướng dẫn cách sống khỏe mỗi ngày, không bệnh tật

Hướng dẫn cách sống khỏe mỗi ngày, không bệnh tật

Vì sao cần chủ động tự chăm sóc sức khỏe thể chất để sống khỏe mạnh dài lâu?

Vì sao cần chủ động tự chăm sóc sức khỏe thể chất để sống khỏe mạnh dài lâu?

Muốn sống khỏe, sống lâu: Cần theo dõi, khám sức khỏe định kỳ như thế nào cho hiệu quả?

Muốn sống khỏe, sống lâu: Cần theo dõi, khám sức khỏe định kỳ như thế nào cho hiệu quả?

Những ngày đầu xuân ở Drip

Những ngày đầu xuân ở Drip

20

Bài viết hữu ích?