Sự trao đổi chất trong cơ thể của mỗi người vốn khác nhau. Một số người có quá trình trao đổi chất nhanh hơn và một số thì chậm hơn. Nhưng khi bạn già đi, quá trình trao đổi chất thường có xu hướng chậm lại.
Tốc độ trao đổi chất là một thuật ngữ chung cho tất cả các phản ứng và quá trình hóa học trong cơ thể bạn để biến thức ăn thành năng lượng. Quá trình trao đổi chất diễn ra càng nhanh, bạn càng đốt cháy nhiều calo và càng dễ giảm cân.
Khi bạn già đi, cơ thể tích trữ nhiều chất béo hơn và mất đi cơ bắp do sự thay đổi nội tiết tố. Những thay đổi này trở nên dễ nhận thấy hơn sau tuổi 50.
Tốc độ trao đổi chất của cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính:
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bao gồm tuổi tác, giới tính, chiều cao, khối lượng cơ bắp và các yếu tố nội tiết tố. Quá trình trao đổi chất tự nhiên chậm lại theo tuổi tác vì nhiều lý do, bao gồm giảm mức độ hoạt động, mất cơ và lão hóa các quá trình bên trong cơ thể. Nhưng trong khi một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất - như giới tính và chiều cao - nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, thì những yếu tố khác - chẳng hạn như mức độ hoạt động – vẫn có thể can thiệp được.
Một vài thay đổi đơn giản trong cuộc sống có thể giúp bạn tăng tốc độ trao đổi chất sau 50 tuổi:
Theo thời gian, chúng ta mất khối lượng cơ do một quá trình liên quan đến tuổi tác được gọi là thiểu cơ. Việc giảm khối lượng cơ bắp cũng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất vì cơ bắp sử dụng nhiều năng lượng hơn khi nghỉ ngơi so với chất béo. Sau 50 tuổi, người ta ước tính rằng khối lượng cơ bắp của một người giảm khoảng 1-2% mỗi năm.
Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng ở tuổi 80, cơ bắp của con người giảm khoảng 30% so với khi họ 20 tuổi. Tập luyện sức mạnh mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì khối lượng cơ bắp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng theo thời gian, điều này có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng số lượng calo bạn đốt cháy trong suốt cả ngày.
Mức độ hoạt động hàng ngày có tác động đáng kể đến tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy rằng, sinh nhiệt hoạt động tập thể dục và không tập thể dục (NEAT), chiếm khoảng 10-30% lượng calo được đốt cháy hàng ngày. Đối với những người rất năng động, con số này có thể lên tới 50%. Kết hợp tập thể dục nhiều hơn vào thói quen hàng ngày có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc giúp ngăn chặn sự sụt giảm trong quá trình trao đổi chất.
Tốc độ trao đổi chất trong cơ thể thường tăng lên trong vài giờ sau khi ăn. Điều này là do lượng calo bổ sung cần thiết để tiêu hóa, hấp thụ và xử lý các chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Protein làm tăng TEF nhiều nhất và tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 15-30%, so với 0-3% đối với chất béo và 5-10% đối với carbohydrate. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiêu thụ 25-30% lượng calo từ protein có thể giúp đốt cháy thêm 80-100 calo mỗi ngày. Ăn nhiều protein hơn cũng có thể giúp giảm sự sụt giảm trao đổi chất liên quan đến giảm cân và rất cần thiết trong việc chống lại tình trạng thiểu cơ, vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn cơ bắp.
Nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, trong khi ngủ ngon có thể đảo ngược tác động này.
Về bản chất, giấc ngủ có liên quan đến các quá trình trao đổi chất trong cơ thể và nội tiết tố khác nhau cũng như việc thiếu ngủ đã được chứng minh là gây ra những bất thường trong quá trình trao đổi chất. Ví dụ, nghiên cứu này cho thấy sự trao đổi chất của những người chỉ ngủ 4 tiếng chậm hơn 2,6% so với những người ngủ 10 tiếng. May mắn thay, ngủ đủ giấc (12 giờ) đã giúp phục hồi quá trình trao đổi chất. Một lý do khác khiến giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất là giấc ngủ kém có thể dẫn đến mất cơ, làm chậm tốc độ trao đổi chất trong cơ thể khi nghỉ ngơi (RMR) của bạn.
Nghiên cứu đã gợi ý rằng nước uống có thể tạm thời tăng tốc độ trao đổi chất. Ví dụ, nghiên cứu này ghi nhận rằng uống 0,5 lít nước làm tăng tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi khoảng 10-30% trong tối đa một giờ. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên uống nước lạnh. Điều này là do cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm nóng nước đến nhiệt độ cơ thể. Một lợi ích khác của việc uống nhiều nước hơn là giúp bạn no lâu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước nửa giờ trước khi ăn có thể giúp ngăn ngừa ăn quá nhiều.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine trong cà phê có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể từ 3-11% và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo. Tác dụng của cà phê đối với quá trình trao đổi chất cũng có thể góp phần giảm và duy trì cân nặng thành công. Theo các chuyên gia, tối đa 400mg caffeine mỗi ngày dường như là lượng an toàn cho hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh. Mặc dù vậy, để tránh giấc ngủ bị gián đoạn, không nên uống cà phê ít hơn sáu giờ trước khi đi ngủ.
Có thể thấy tăng cường trao đổi chất mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng giúp giảm cân. Ngoài việc áp dụng tăng cường trao đổi chất, để có thể giảm cân hiệu quả bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào.
Phương pháp giảm cân này tiến hành truyền dịch truyền tĩnh mạch các loại vitamin nhóm B, C và khoáng chất selen vào cơ thể. Đây là tổ hợp các chất có công dụng tốt đối với quá trình chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng ATP một cách mạnh mẽ. Ngoài ra, với phương pháp giảm cân chuẩn y khoa này các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn về chế độ dinh dưỡng chuẩn cho từng người nhằm hỗ trợ quá trình giảm cân diễn ra được thuận lợi và mang đến hiệu quả cao hơn.
33
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
33
Bài viết hữu ích?