Zalo

Kích cỡ vòng eo bao nhiêu là béo phì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là tình trạng thường gặp và là yếu tố nguy cơ của nhiều tình trạng sức khỏe. Chỉ số khối cơ thể là một công cụ hữu ích để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Thế nhưng với một số bệnh lý nguy hiểm, vị trí tích tụ mỡ trên cơ thể có ý nghĩa hơn là cân nặng tổng thể. Đặc biệt, chỉ số vòng eo được xem là một tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe. Vậy kích cỡ vòng eo bao nhiêu là béo phì?

1. Vì sao cần quan tâm đến chỉ số vòng eo?

Khi năng lượng ăn vào lớn hơn năng lượng tiêu hao, phần năng lượng dư thừa sẽ được cơ thể chuyển hóa và tích trữ dưới dạng mỡ. Lượng mỡ dư thừa này có thể chuyển hóa thành acid béo và cuối cùng dẫn đến tăng LDL-Cholesterol và tăng triglyceride. Đây đều là những cholesterol xấu, có thể dẫn đến tăng đường máu và tăng huyết áp cao hơn. Eo to béo phì thể hiện tình trạng dư thừa chất béo trong cơ thể. Thêm vào đó, mỡ không chỉ tích tụ ở vùng bụng và tạo thành vòng eo nhiều mỡ mà còn tích tụ trong các cơ quan nội tạng khác như gan, ổ bụng, … và được gọi là mỡ nội tạng. Số đo vòng eo có liên quan với mỡ nội tạng và tình trạng kháng insulin. Vòng eo nhiều mỡ là sự phản ánh lượng chất béo tích lũy trong nội tạng. Theo đó, mỡ nội tạng là yếu tố nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính và giải phóng các cytokine gây viêm. Theo các nghiên cứu, những người có eo to béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong lớn hơn những người có vòng eo thon gọn hoặc có khối lượng cơ thể tập trung ở hông và đùi. Những nghiên cứu tiếp theo đó đã chỉ ra béo bụng có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch và tử vong, ngay cả khi có chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức bình thường.

2. Kích thước vòng eo bao nhiêu là bình thường, bất thường?

Vòng eo bao nhiêu là bình thường là thắc mắc của nhiều người. Để giải đáp vấn đề này, đầu tiên cần xác định kích thước vòng eo. Để đo vòng eo, bạn có thể sử dụng thước dây. Tiến hành đo vòng eo khi không quá đói hoặc quá no. Xác định trung điểm của đường nối mào chậu và xương sườn cuối cùng rồi quấn thước dây quanh bụng qua điểm vừa xác định. Đọc số đo trên thước dây khi thở ra. Để có số đo vòng eo chuẩn thì bạn không đo qua lớp quần áo, không kéo dây thít vào bụng hoặc quấn dây quá lỏng. Cách tốt nhất là để thước dây sắt vào bụng và không để da bụng lún xuống. Ghi lại số đo vòng eo theo cm. Để xác định vòng eo của bạn có đang ở mức bình thường không, người ta thường sử dụng chỉ số tỷ lệ eo/mông. Tỉ lệ lý tưởng giữa eo và mông ở nam là dưới 0,9; ở nữ là dưới 0,8. Vậy vòng eo bao nhiêu là béo phì? Theo tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa ở người châu Á, béo bụng trung tâm được xác định khi chỉ số vòng eo trên 90cm ở nam và trên 80cm ở nữ.

Vòng eo bao nhiêu là béo phì?
Vòng eo bao nhiêu là béo phì?

Cách khác để đánh giá vòng eo bao nhiêu là béo phì là dựa vào BMI và số đo vòng eo áp dụng cho người trưởng thành châu Á  - IDF 2005, cụ thể:

Bảng 1: BMI và số đo vòng eo áp dụng cho người trưởng thành châu Á  - IDF 2005
Bảng 1: BMI và số đo vòng eo áp dụng cho người trưởng thành châu Á  - IDF 2005

Ngoài ra, theo các nghiên cứu thì số đo vòng eo không nên lớn hơn 50% chiều cao. Ví dụ đối với phụ nữ 18 – 29 tuổi, cao 155cm thì vòng eo chuẩn nữ của người này không quá 77,5cm. Càng lớn tuổi thì chiều cao có xu hướng giảm xuống một chút, tuy nhiên bạn vẫn cần duy trì số đo vòng eo kể trên.

3. Mối liên quan giữa vòng eo to và béo phì

Ở những người có cân nặng bình thường, có vòng eo nhiều mỡ có nghĩa rằng những người này có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe hơn so với người có vòng eo thon gọn. Vì vậy, chỉ số vòng eo/chiều cao (WHtR) là quan trọng để dự báo nguy cơ mắc bệnh tim mạchđái tháo đường và các vấn đề sức khỏe khác có liên quan đến béo bụng.

  • Khỏe mạnh: Chỉ số WHtR ≤ 0,5: Bạn có tỉ lệ vòng eo/chiều cao lý tưởng. Điều này có nghĩa là bạn ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề liên quan đến béo phì. Tuy nhiên, bạn cần duy trì chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để duy trì vòng eo chuẩn nữ và nam.
  • Thừa cân: Chỉ số WHtR  0,6 – 0,7: Chất béo dư thừa tích tụ lại vùng bụng và xung quanh nội tạng tạo thành vòng eo nhiều mỡ. Mỡ thừa bắt đầu sinh ra hormone và các chất khác làm tăng nguy cơ béo phì và tim mạch.
  • Béo phì: Chỉ số WHtR  0,7 – 0,8: Vòng eo to béo phì có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và đột quỵ, bệnh tim mạch, tăng huyết áp. Điều quan trọng lúc này là phải ngăn chặn các tổn thương tiến triển nặng hơn vì khi đã có triệu chứng rõ rệt tức là bệnh đã biến biến nặng.
Eo to béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều căn bệnh nguy hiểm
Eo to béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều căn bệnh nguy hiểm
  • Béo phì nặng: Chỉ số WHtR > 0,8: Với một vòng eo to béo phì, cơ thể đang tích lũy một lượng mỡ nguy hiểm ở vùng trung tâm. Bạn cần phải lên một kế hoạch giảm cân ngay để giảm thiểu vòng eo nhiều mỡ, tránh những hậu quả nghiêm trọng do béo phì nặng gây ra.

Kích thước vòng eo liên quan trực tiếp đến béo phì và mỡ nội tạng trong cơ thể. Tích lũy mỡ thừa ở khu vực trung tâm là yếu tố nguy cơ của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, giữ cho vòng eo chuẩn nữ giới và nam giới và điều cần thiết để duy trì sức khỏe ổn định. Để có một vòng eo thon gọn, một thân hình cân đối và chỉ số khối BMI chuẩn bạn có thể tham khảo phương pháp giảm cân đa trị liệu, giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào, đồng thời giúp giảm thiểu lượng mỡ thừa, mỡ nội tạng xấu bên trong cơ thể. Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, truyền tiêu hao năng lượng thực hiện truyền tổ hợp vitamin và khoáng chất có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ của cơ thể theo cơ chế tự nhiên mà không gây tích trữ nước nên rất an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng thực hiện. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp cân bằng dinh dưỡng, giúp nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch cho người sử dụng. Cùng với đó, người dùng cũng được thực hiện các buổi massage trị liệu với hệ thống máy siêu âm hiện đại. Chính sóng siêu âm kết hợp với đầu laser tạo những bóng bóng chân không giữ các mô mỡ và làm đứt gãy các kết nối mô cứng của tế bào mỡ lâu năm. Nhờ đó các mô mỡ sẽ bị hóa lỏng thành các acid béo gốc tự do, dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Có thể nói, phương pháp giảm cân đa trị liệu  này tác động từ sâu bên trong và tác động cả về mặt hình thể bên ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các hoạt chất và quy trình ăn uống  hợp lý. Chính vì thế, khi lựa chọn phương pháp giảm cân này không chỉ giúp bạn giảm thiểu được lượng mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da giúp bạn có một vòng eo thon gọn, đáng mơ ước.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc Xem thêm bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc
xem thêm
Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Các cách đốt mỡ nội tạng hiệu quả nhất

Các cách đốt mỡ nội tạng hiệu quả nhất

Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng do đâu?

Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng do đâu?

Lượng mỡ trong cơ thể bao nhiêu là tốt?

Lượng mỡ trong cơ thể bao nhiêu là tốt?

Các cơ chế hình thành mỡ nội tạng trong cơ thể người

Các cơ chế hình thành mỡ nội tạng trong cơ thể người

237

Bài viết hữu ích?