Zalo

Khuyến cáo và hướng dẫn chăm sóc trẻ em mắc COVID khi dịch đang tăng trở lại

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tình hình dịch COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại khi ghi nhận số ca mắc mới tăng cao nhất trong nửa năm qua với hơn 1500 ca. Đặc biệt, số ca COVID ở trẻ em cũng xuất hiện trở lại ở các cơ sở trường học. Hướng dẫn chăm sóc trẻ em mắc COVID sẽ giúp phụ huynh chủ động hơn trong việc phòng ngừa và phát hiện các biến chứng nguy hiểm của dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ.

1. Trẻ em mắc COVID có biểu hiện như thế nào?

Triệu chứng mắc COVID-19 ở trẻ em thể hiện ở các mức độ khác nhau, tương đối đa dạng, dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý hô hấp khác như viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản. Các triệu chứng có thể gặp phải khi trẻ em mắc COVID gồm có:

  • Sốt;
  • Sổ mũi, ho, hụt hơi;
  • Đau cơ, đau đầu;
  • Đau họng;
  • Trẻ nôn ói, tiêu chảy;
  • Mất khứu giác, vị giác thường khó đánh giá ở trẻ nhưng có thể biểu hiện bằng việc không thích hoặc từ chối thức ăn.

2. Chăm sóc trẻ em mắc COVID cần chuẩn bị những gì?

Những dụng cụ cần chuẩn bị tại nhà khi có trẻ em mắc COVID-19 gồm có:

  • Nhiệt kế và/ hoặc máy đó SpO2;
  • Khẩu trang y tế;
  • Xà phòng, nước rửa tay sát khuẩn;
  • Thùng chứa chất thải lây nhiễm kín và riêng biệt;
  • Phương tiện có thể liên lạc với cơ sở y tế hoặc bác sĩ gần nhất.

Các thuốc không kê đơn có thể chuẩn bị:

  • Thuốc hạ sốt: Chủ yếu là paracetamol dạng gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch hàm lượng phù hợp.
  • Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
  • Thuốc giảm ho từ thảo dược hoặc giảm ho đơn thuần, giảm ho kết hợp kháng histamin.
  • Dung dịch nhỏ mũi: Natri clorua 0,9%.
  • Các thuốc điều trị bệnh nền của trẻ đang sử dụng đủ dùng trong 1-2 tuần.

Không gian cách ly: Cố gắng tạo không gian cách ly riêng, thông thoáng và không sử dụng máy lạnh trung tâm, luôn mở cửa sổ.

Trẻ em mắc COVID cần nhiều lưu ý khi chăm sóc tại nhà

3. Cách theo dõi sức khoẻ của trẻ em bị COVID-19 tại nhà

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi

Cần theo dõi tri giác, khả năng bú/ ăn của trẻ, thân nhiệt ít nhất 2 lần/ ngày và mạch, nhịp thở hay các rối loạn về màu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hoá. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như:

  • Trẻ quấy khóc hoặc li bì, co giật.
  • Trẻ sốt cao do mắc COVID và khó hạt thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt hay chườm, lau người bằng nước ấm trong 48 giờ.
  • Trẻ thở nhanh: Trên 60 lần/ phút (với trẻ 2 tháng tuổi) hoặc trên 50 lần/ phút (với trẻ từ 2 tháng- 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/ phút (với trẻ dưới 5 tuổi).
  • Trẻ khó thở, phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn, SpO2 < 96%.
  • Trẻ tím tái.
  • Biểu hiện mất nước: Mắt trũng, nếp véo da mất chậm, khát nước, thiểu niệu
  • Trẻ không bú, không ăn uống được hoặc nôn tất cả mọi thứ.
  • Trẻ mắc kèm các bệnh khác như sốt xuất huyết và tay chân miệng,…
Theo dõi sức khỏe trẻ em mắc Covid-19 liên tục trong ngày

Đối với trẻ trên 5 tuổi

Cần theo dõi sinh hiệu ít nhất 2 lần/ ngày kèm theo quan sát màu sắc da, niêm mạc, khả năng ăn uống, tình trạng mất khứu giác, thính giác. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như:

  • Thở nhanh: Trên 30 lần/ phút với trẻ từ 5-12 tuổi và trên 20 lần/ phút với trẻ lớn hơn 12 tuổi.
  • Khó thở, co kéo hõm ức, cơ liên sườn.
  • SpO2 < 96%.
  • Cảm giác khó thở, ho không cơn không dứt, đau tức ngực.
  • Không ăn uống được, nôn mọi thứ.
  • Tiêu chảy nặng, có biểu hiện mất nước.
  • Sốt cao không cải thiện sau 48 giờ.

4. Hướng dẫn chăm sóc trẻ em mắc COVID-19

Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách

  • Liều sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ em là 10-15 mg/ kg/ lần lặp lại cách tối thiểu 4-6 giờ.
  • Tổng liều không vượt quá 60 mg/ kg/ ngày.

Bù dịch tránh mất nước và mất cân bằng điện giải (do sốt cao, tiêu chảy)

  • Trẻ em mắc COVID-19 được khuyến khích uống nhiều nước, có thể là nước trái cây hoặc oresol (pha và dùng đúng liều hướng dẫn) hay thậm chí là nước lọc.
  •  Không sử dụng các loại nước ngọt để dỗ trẻ vì có thể gây mất nước thêm.
  • Cho trẻ uống nước thường xuyên, không cần đợi đến khi khát mới uống nước.

Dùng thuốc cải thiện triệu chứng đúng cách

  • Thuốc giảm ho thảo dược, giảm ho đơn thuần hoặc giảm ho kết hợp kháng histamin có thể được sử dụng nhưng cần lưu ý chỉ định và chống chỉ định, thận trọng khi sử dụng thuốc.
  • Rửa mũi, nhỏ mũi thường xuyên bằng dung dịch Natri clorua 0,9% nếu trẻ ngạt mũi, sổ mũi nhiều.
  • Có thể sử dụng thêm các chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotics) hoặc men tiêu hoá khi trẻ bị tiêu chảy.

Một số lưu ý quan trọng khác

  • Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ, ăn uống đầy đủ 4 nhóm thức ăn chính kèm theo tăng cường trái cây tươi và rau xanh.
  • Duy trì thuốc điều trị thường xuyên các bệnh lý nền khác của trẻ.
  • Không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh hoặc kháng viêm khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không xông đối với trẻ em.

5. Cách phòng ngừa COVID-19 ở trẻ em và lây nhiễm ở người chăm sóc

Để phòng ngừa trẻ em mắc COVID cần chú ý:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc hoặc có triệu chứng chung của đường hô hấp.
  • Sử dụng khẩu trang liên tục cho trẻ khi tới nơi công cộng hoặc nơi đông người.
  • Cho trẻ tăng cường vận động ở môi trường thoáng khí, có thể ở ngoài trời nhưng ít người qua lại.
  • Tạo môi trường thông khí tốt tại nhà.
  • Đảm bảo vệ sinh cho trẻ, hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi cầm nắm, tiếp xúc với vật lạ.
  • Tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo trẻ uống đủ nước.
  • Tiêm phòng vaccine COVID-19 cho trẻ. 

Khi trẻ đã có dấu hiệu mắc COVID-19 người chăm sóc, ở cùng nhà cũng cần thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm như sau:

  • Hạn chế tối đa cho trẻ ra khỏi phòng cách ly, không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly trẻ và người chăm sóc phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với người khác trong nhà.
  • Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người mắc COVID-19.
  • Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế để đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa,…) tại khu vực này.
  • Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các dụng cụ và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa hàng ngày và khi dây bẩn.
  • Phân loại, thu gom rác thải lây nhiễm đúng quy định. 

Thống kê từ thực tế cho thấy, người già, trẻ em và người có sức đề kháng yếu hoặc hệ miễn dịch suy giảm sẽ dễ bị virus SARS-CoV-2 tấn công. Ngược lại, người có đề kháng tốt sẽ ít có nguy cơ lây bệnh, thời gian phục hồi khi mắc bệnh cũng nhanh hơn. Do đó, tăng cường sức đề kháng cho toàn gia đình là việc làm rất quan trọng trong thời điểm dịch bệnh bùng phát phức tạp như hiện nay. 

Để tăng cường sức đề kháng thì các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Đồng thời, có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Phương pháp này có sự kết hợp của chất lỏng IV, vitamin và chất chống oxy hóa, giúp làm sạch cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch từ cấp độ tế bào. Nhờ đó phòng chống Covid-19 hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
COVID tăng trở lại: Có cần chủ động tiêm lại vắc xin covid không?

COVID tăng trở lại: Có cần chủ động tiêm lại vắc xin covid không?

Có nên bổ sung kẽm tăng sức đề kháng hay không?

Có nên bổ sung kẽm tăng sức đề kháng hay không?

Tương lai của đại dịch COVID-19 sẽ thế nào?

Tương lai của đại dịch COVID-19 sẽ thế nào?

Các biến thể COVID-19 mới có gì đặc biệt?

Các biến thể COVID-19 mới có gì đặc biệt?

4 loại vitamin tăng cường miễn dịch của bạn

4 loại vitamin tăng cường miễn dịch của bạn

16

Bài viết hữu ích?