Zalo

Hướng dẫn cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý thường gặp và đang ngày càng trẻ hoá trên thế giới. Bệnh tiến triển âm thầm, khó nhận biết, về lâu dài nếu không điều trị có thể xuất hiện các biến chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí đến tính mạng người bệnh.

1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng các mạch máu (tĩnh mạch) bị giãn tạo nên hình ảnh các đường màu xanh hoặc tím đậm nổi gồ lên bền mặt da do tình trạng ứ đọng máu ở tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch có thể hình thành ở mọi nơi trên cơ thể nhưng thường xuất hiện ở chân, biểu hiện bơi các triệu chứng như:

  • Cảm giác đau tức hoặc trở nên nặng nề ở chân;
  • Chuột rút, đau nhói, sưng ở chân;
  • Đau nhiều hơn sau khi đứng trong thời gian dài hoặc ngồi lâu;
  • Ngứa, rát xung quanh các mạch máu giãn;
  • Thay đổi màu sắc xung quanh các mạch máu.

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch đa dạng và có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những nguyên nhân chính là yếu tố gen, khi có tiền sử gia đình về vấn đề này. Sự đột biến trong cấu trúc hoặc chức năng của van tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Sự gia tăng áp lực tĩnh mạch do thói quen ngồi lâu, đứng lâu hoặc tăng cường áp lực bụng cũng có thể góp phần. 

Bên cạnh đó, thai kỳ, tăng cân đột ngột, và tuổi tác cũng là các yếu tố tăng nguy cơ. Để giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, việc duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch là quan trọng.

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch đa dạng và có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch đa dạng và có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau

2. Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch thường chỉ gây ra mất thẩm mĩ và khó chịu, chúng thường không gây ra những mối nguy hiểm đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:

  • Chân phù to, đau buốt và có thể xuất hiện chuột rút gây khó chịu cho người bệnh.
  • Các vết loét gây đau đớn, xuất hiện quanh các mạch máu bị giãn đặc biệt là gần mắt cá chân.
  • Hình thành các cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch) trong các mạch máu bị giãn, các cục máu đông này có thể di chuyển gây thuyên tắc các mạch máu khác gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Chảy máu do các mạch máu dưới da bị vỡ, thường chỉ gây chảy máu nhẹ nhưng vẫn cần được chăm sóc y tế.
Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân
Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân

3. Hướng dẫn cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân

Đề phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả, bạn nên:

Luyện tập thể dục đều đặn:

  • Tập thể dục thường xuyên có thể mang đến nhiều lợi ích như tăng cường lưu lượng máu, giảm viêm, duy trì cân nặng hợp lý.
  • Tuy nhiên, một số môn thể thao cường độ cao có thể làm trầm trọng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch nên bạn có thể chọn các môn thể thao có cường độ thấp hơn như: Đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, thể dục nhịp điệu và pilates,…

Quản lí cân nặng: 

  • Khi thừa cân hoặc béo phì sẽ tạo thêm áp lực lên các mạch máu, điều này làm chúng giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Giảm cân giúp giảm bớt áp lực và hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn.

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu: 

  • Đứng hoặc ngồi quá lâu khiến máu khó di chuyển dưới áp lực của trọng lực, điều này khiến máu ứ đọng lại ở các mạch máu dưới chân. Việc di chuyển xung quanh sẽ làm giảm tích tụ áp lực và tăng tuần hoàn.

Tránh mặc quần áo bó sát hoặc đi giày cao gót:

  • Mang giày cao gót trong thời gian dài có thể cản trở lưu thông máu.
  • Quần áo bó sát làm cản trở máu từ chân về lại tim và tăng sự tích tụ máu vào các mạch máu yếu hơn.

Chế độ ăn hạn chế muối: 

  • Chế độ ăn nhiều muối có thể khiến tăng huyết áp và ứ đọng nước làm tăng thêm áp lực cho các tĩnh mạch.

Tránh hút thuốc: 

  • Nicotine có thể khiến mạch máu co lại làm giảm sự lưu thông máu và thuốc lá cũng có thể làm suy yếu thành mạch.

Nâng cao chân của bạn trên tim:

  • Thức hiện nhiều lần trong ngày hỗ trợ quá trình máu di chuyển về tim và tránh sự ứ đọng máu ở chân.

Hiện nay, phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân đòi hỏi một quy trình kết hợp giữa thay đổi lối sống và việc sử dụng các phương pháp y tế. Thay đổi lối sống bao gồm việc tăng cường hoạt động vận động, giảm thời gian ngồi hoặc đứng lâu, và duy trì trọng lượng cơ thể ổn định.

Việc sử dụng giảm áp lực, như quần chống suy giãn tĩnh mạch, có thể giúp cải thiện sự thoải mái và giảm triệu chứng. Thuốc chống đông và thuốc nâng cao sức mạnh của tĩnh mạch có thể được kê đơn để kiểm soát tình trạng. Nếu trường hợp nghiêm trọng, các phương pháp can thiệp hơn như phẫu thuật hoặc liệu pháp laser có thể được xem xét.

Quan trọng nhất, việc tư vấn và theo dõi của bác sĩ là yếu tố quyết định để đảm bảo kế hoạch điều trị phù hợp và hiệu quả cho mỗi trường hợp cụ thể.

Nguồn tham khảo:

  • Are Varicose vein dangerous and what to watch out for. healthline
  • Running with Varicose vein: Does it help or hurt. healthline
  • Understanding Varicose vein: The Basic. WebMD
  • Varicose vein- Symtoms and causes. Mayo Clinic
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

Cách kích thích tóc mọc nhiều cho người bị hói, rụng tóc

Cách kích thích tóc mọc nhiều cho người bị hói, rụng tóc

Sau khi cấy tế bào gốc bao lâu thì tóc mọc lại?

Sau khi cấy tế bào gốc bao lâu thì tóc mọc lại?

11

Bài viết hữu ích?