Zalo

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm AFP

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ung thư gan là 1 trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu. Tỷ lệ tử vong do ung thư gan có thể kiểm soát thấp hơn nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị sớm. Vì thế, ngày nay nhiều nghiên cứu xét nghiệm tầm soát ung thư gan sớm được ra đời, trong đó có xét nghiệm dựa trên dấu ấn ung thư AFP. Vậy có thể phát hiện ung thư gan qua kết quả xét nghiệm AFP như thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm AFP là gì?

AFP bản chất là 1 loại protein, cụ thể là Alpha-FetoProtein. AFP được sản xuất bởi túi noãn hoàng và gan thai nhi. Do đó, nồng độ AFP trong cơ thể người mẹ khi mang thai hoặc em bé mới sinh có xu hướng tăng cao và nhanh chóng giảm đi sau đó. Ngoài thai kỳ, nồng độ AFP máu sẽ tăng cao 1 cách đáng kể khi gan bị tổn thương hoặc ung thư. Ở người trưởng thành, nồng độ AFP xét nghiệm máu đa phần mức độ thấp ổn định, thường là dưới 10 ng/ml và khi chỉ số xét nghiệm AFP tăng cao sẽ gợi ý các bệnh lý như: Các bệnh về gan (bao gồm xơ gan, viêm gan, ung thư gan), một số bệnh ung thư ở cơ quan khác (như ung thư dạ dày, đại tràng, vú, phổi…) hoặc u tế bào mầm (buồng trứng, tinh hoàn…). Xét nghiệm định lượng AFP trong máu đóng vai trò ý quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý ung thư, các bệnh về gan, một số khối u hoặc đơn giản là đánh giá sức khỏe thai nhi ở bà bầu. Xét nghiệm AFP thực hiện khá đơn giản, bệnh nhân chỉ cần được lấy mẫu máu như các xét nghiệm máu thông thường. Sau đó, mẫu bệnh phẩm được bác sĩ đưa vào máy phân tích nhằm xác định chính xác nồng độ AFP máu. Khi kết quả xét nghiệm AFP bất thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Kết quả xét nghiệm AFP trong máu đóng vai trò ý quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý ung thư
Kết quả xét nghiệm AFP trong máu đóng vai trò ý quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý ung thư

2. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm AFP

Nồng độ AFP trong máu gợi ý nhiều tình trạng sức khỏe và bệnh lý khác nhau, cụ thể như sau:

2.1. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm AFP ở bà bầu

Phụ nữ thực hiện AFP xét nghiệm trong thời gian mang thai kết hợp với các xét nghiệm thường quy khác nhằm mục đích đánh giá sức khỏe thai nhi có gặp bất thường hay không:

  • Kết quả xét nghiệm AFP bình thường: Cho thấy thai nhi khỏe mạnh và phát triển hoàn toàn bình thường;
  • Kết quả xét nghiệm AFP bất thường: Cho thấy thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật nứt cột sống. Ngược lại khi nồng độ AFP máu giảm bất thường gợi ý nguy cơ thai nhi mắc phải hội chứng Down hoặc hội chứng Edwards, thậm chí có trường hợp thai chết lưu làm chỉ số xét nghiệm AFP ở lần đo sau giảm so với các lần đo trước trong thai kỳ.

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm AFP độc lập, nghĩa là không tương xứng với các xét nghiệm khác, sẽ không có ý nghĩa chẩn đoán bởi rất nhiều trường hợp dù AFP bất thường nhưng thai nhi vẫn khỏe mạnh. Giải thích cho điều này có thể do trong thai kỳ, thai nhi sản xuất nhiều AFP hơn nên nồng độ trong máu mẹ cũng cao hơn, đồng thời một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng khiến nồng độ AFP máu biến đổi như sinh đôi trở lên, đái tháo đường, cân nặng thay đổi… Vì vậy, khi kết quả xét nghiệm AFP bất thường thì bà bầu cần làm thêm các cận lâm sàng khác để kiểm tra chính xác hơn, có thể kể đến như:

  • Siêu âm: Cần được thực hiện định kỳ trong suốt thời gian mang thai nhằm kiểm tra xem quá trình phát triển của thai nhi có bình thường không, có đúng với tuổi thai hay không hoặc xác định có bao nhiêu em bé…;
  • Chọc ối: Không được khuyến khích thực hiện thường quy, trừ khi kết quả siêu âm, kết quả xét nghiệm AFP và các xét nghiệm khác nghi ngờ có vấn đề. Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ sử dụng 1 loại kim đặc biệt để luồn vào túi ối. Sau đó lấy một lượng dịch ối để xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng của em bé. Tuy nhiên, do có tính chất xâm lấn nên xét nghiệm này có thể gây ra một số tai biến như rò dịch ối, nhiễm trùng thai…

2.2.Ý nghĩa kết quả xét nghiệm AFP ở người bình thường

Chỉ số xét nghiệm AFP tăng cao bất thường có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan hoặc tế bào gan bị tổn thương do những nguyên nhân khác…;
  • Một số bệnh lý ung thư, trong đó phổ biến nhất là ung thư gan. Ngoài ra AFP còn tăng trong bệnh ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư phổi…;
  • Một số khối u như u tinh hoàn, u phôi bào và u buồng trứng…

Theo bác sĩ, nồng độ AFP máu từ 500-1.000 ng/ml trở lên gợi ý nhiều đến khả năng ung thư. Với bệnh nhân đã mắc bệnh gan và kết quả xét nghiệm AFP cao hơn 200 ng/ml gợi ý bệnh đã tiến triển đến ung thư. Với những bệnh nhân có chỉ số xét nghiệm AFP tăng nhưng dưới 200 ng/ml, khả năng cao họ đang gặp một số vấn đề về gan. Khi đó, xét nghiệm AFP-L3 sẽ được sử dụng nhằm đánh giá chính xác hơn về khả năng mắc một số bệnh lý gan như xơ gan, bệnh gan mạn tính hay ung thư gan. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm AFP bình thường vẫn không giúp loại trừ hoàn toàn khả năng ung thư gan hoặc các bệnh gan khác. Thống kê cho thấy có đến 20-30% bệnh nhân ung thư gan nguyên phát không tăng nồng độ AFP máu, trong khi các trường hợp ung thư gan thứ phát thì chưa được thống kê. Ngoài ra, xét nghiệm AFP còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình theo dõi điều trị nhằm điều chỉnh để đạt hiệu quả cao nhất.

Kết quả xét nghiệm AFP máu từ 500-1.000 ng/ml trở lên gợi ý nhiều đến khả năng ung thư
Kết quả xét nghiệm AFP máu từ 500-1.000 ng/ml trở lên gợi ý nhiều đến khả năng ung thư

3. Cách đọc kết quả xét nghiệm AFP

Để xác định chính xác vấn đề đang gặp phải, bệnh nhân có thể tham khảo các chỉ số xét nghiệm AFP máu như sau:

  • Nồng độ AFP bình thường ở nam giới trưởng thành và phụ nữ không mang thai sẽ khác nhau tùy theo tuổi và chủng tộc, đa phần trong khoảng từ 0-40 ng/ml.
  • Nồng độ AFP máu ở bà bầu bắt đầu tăng từ khoảng tuần thứ 14 cho đến tuần thứ 32 của thai kỳ. Trong giai đoạn từ tuần 15 đến tuần 20, chỉ số xét nghiệm AFP thường dao động trong khoảng 10-150 ng/ml.
  • Kết quả xét nghiệm AFP máu hơn 200 ng/ml ở bệnh nhân xơ gan cho thấy nguy cơ rất cao diễn tiến đến ung thư biểu mô tế bào gan.

Nồng độ AFP máu thay đổi gợi ý một số vấn đề hoặc bệnh lý như bảng sau:

Chỉ số xét nghiệm AFP huyết thanh của phụ nữ mang thai tăng caoDị tật ống thần kinh (ví dụ: nứt đốt sống, thiếu não).
Omphalocele.
Chứng đau dạ dày.
Chỉ số xét nghiệm AFP huyết thanh của phụ nữ mang thai thấpHội chứng Down hoặc Edward
Chỉ số xét nghiệm AFP ở nam giới và phụ nữ không mang thai tăng caoUng thư tế bào gan.
Di căn ung thư gan.
Xơ gan.
Viêm gan.
U tế bào mầm.
Khối u túi noãn hoàng.
Ataxia telangiectasia.

4. Đối tượng cần xét nghiệm AFP?

Sau khi biết được cách đọc kết quả xét nghiệm AFP, vấn đề tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu là những đối tượng nên thực hiện xét nghiệm này. Theo các bác sĩ, những trường hợp sau nên xét nghiệm AFP:

  • Có biểu hiện nghi ngờ ung thư gan hoặc ung thư tinh hoàn, buồng trứng như sờ thấy khối u ở vùng bụng dưới hoặc kết quả chẩn đoán hình ảnh có hình ảnh khối u;
  • Đã được chẩn đoán và đang trong thời gian điều trị ung thư gan, tinh hoàn, buồng trứng: Theo dõi hiệu quả điều trị;
  • Cần được theo dõi về nguy cơ tái phát ung thư;
  • Bệnh nhân viêm gan mãn tính hoặc xơ gan và cần được theo dõi diễn tiến bệnh thường xuyên;
  • Phụ nữ mang thai với các điều kiện như tuổi mẹ cao, những lần sinh trước em bé bị dị tật nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh (như dị tật ống thần kinh) hoặc tiền sử gia đình có các dị tật bẩm sinh hoặc sai lệch nhiễm sắc thể (như hội chứng Down, nứt đốt sống).

Tóm lại, chỉ số xét nghiệm AFP là 1 trong những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu tổng quát, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn, các nguy cơ có thể gặp phải như mỡ máu, tiểu đường, thừa cân béo phì hoặc ung thư…Từ đó có những tư vấn cụ thể về cách chăm sóc và hướng điều trị.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số CA 72-4 trong xét nghiệm máu thế nào là an toàn?

Chỉ số CA 72-4 trong xét nghiệm máu thế nào là an toàn?

Xét nghiệm máu CA 125 là gì?

Xét nghiệm máu CA 125 là gì?

Xét nghiệm máu CA 72-4 là gì?

Xét nghiệm máu CA 72-4 là gì?

Xét nghiệm CA 72-4 là gì?

Xét nghiệm CA 72-4 là gì?

Xét nghiệm CA 125 là xét nghiệm gì?

Xét nghiệm CA 125 là xét nghiệm gì?

3325

Bài viết hữu ích?