Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc ung thư gan cao và không ngừng gia tăng. Đây là căn bệnh tiến triển thầm lặng, đa phần bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, các tế bào gan đã bị hủy hoại nghiêm trọng khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên theo thống kê, xét nghiệm ung thư gan để tầm soát phát hiện bệnh sớm mang lại nhiều thuận lợi cho việc điều trị, giảm chi phí điều trị và tăng khả năng sống sót cho người bệnh. Vậy những đối tượng nào nên tầm soát bằng các xét nghiệm ung thư gan? Theo khuyến cáo, những đối tượng có nguy cơ cao nên thực hiện tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm, bao gồm:
Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư gan không là thắc mắc của nhiều người. Siêu âm là phương pháp thăm dò hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư gan, cho phép phát hiện khối u trên 1cm. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác giúp phát hiện ung thư gan là chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, … Tuy nhiên, những phương pháp này cho phép phát hiện ung thư khi đã xuất hiện khối u. Để tầm soát sớm bệnh, cần dựa vào các chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư gan, bao gồm:
AFP là xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Ngoài ra, xét nghiệm này còn mang ý nghĩa quan trọng trong theo dõi tiến triển của ung thư. AFP là chất chỉ điểm của tế bào gây ung thư gan có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Chỉ số xét nghiệm ung thư gan AFP ở người trưởng thành khỏe mạnh là dưới 25UI/ml, chỉ số này tăng cao hơn gợi ý nguy cơ mắc ung thư gan. Theo số liệu thống kê, có trên 50% trường hợp ung thư gan có chỉ số AFP lên đến 300UI/ml.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp có chỉ số AFP tăng cao hơn bình thường nhưng không do ung thư mà do các bệnh về gan khác như viêm gan, xơ gan, phụ nữ có thai, u quái tinh hoàn,… Ngược lại, cũng có trường hợp bệnh nhân có ung thư gan nhưng chỉ số AFP lại ở mức bình thường.
Vì vậy, với những trường hợp nguy cơ cao của ung thư gan nên được thực hiện xét nghiệm AFP và siêu âm mỗi 6 tháng để tầm soát sớm và có biện pháp dự phòng kịp thời.
AFP-L3 là đồng đẳng của AFP, có 3 dạng là AFP-L1, AFP-L2 và AFP-L3. Trong đó, AFP-L3 được tìm thấy từ tế bào gan ác tính, là dạng chủ yếu được tìm thấy ở những bệnh nhân ung thư gan nguyên phát. AFP-L3 là chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư gan có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể phát hiện được tế bào ung thư lên đến 90%. Tỉ lệ AFP-L3 chiếm 10% tổng số AFP, nếu tỉ lệ này trên 10% thì có nguy cơ mắc ung thư gan nguyên phát trong vòng 21 tháng.
DCP hay PIVKA II là một dạng bất thường được tìm thấy khi có sự thiếu hụt vitamin K của prothrombin. DCP cũng có thể được sản xuất bởi khối u gan và thường tăng lên khi có ung thư gan nguyên phát. Do đó, phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan DCP giúp phát hiện sớm bệnh với độ đặc hiệu lên đến 85%.
Nồng độ DCP ở người bình thường khỏe mạnh là 0-7,5 ng/ml. Chỉ số xét nghiệm ung thư gan này tăng cao là dấu hiệu gợi ý bệnh. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mức DCP tăng cao phản ánh tình trạng bệnh, kích thước khối u và sự xâm lấn xung quanh. Sau khi điều trị và cắt bỏ khối u, chỉ số DCP sẽ giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật thất bại hoặc ung thư tái phát thì DCP sẽ tăng lên bất thường.
Không phải tất cả các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan đều hữu ích và hầu hết đều có tác dụng không mong muốn, bao gồm:
Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm và ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn khi mà khối u đã lan rộng. Do đó, xét nghiệm ung thư gan để phát hiện sớm bệnh mang ý nghĩa quan trọng trong điều trị và tăng tỉ lệ sống sót cho người bệnh. Những người có yếu tố nguy cơ cao của ung thư gan hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguồn: https://www.cancer.org/
737
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
737
Bài viết hữu ích?