Zalo

Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đường ăn, hay sucrose là chất làm ngọt dành cho người ăn kiêng có nguồn gốc từ nhiều nguồn thực vật khác nhau, bao gồm mía và củ cải đường. Các nhà dinh dưỡng phân loại sucrose như một loại đường đơn giản, bởi vì cơ thể bạn dễ dàng và nhanh chóng tiêu hóa và đồng hóa nó. Phân tử sucrose là 1 disaccarit bao gồm 2 monosacarit đơn giản là glucose và fructose. Glucose là dạng nhiên liệu chính được các tế bào của bạn sử dụng để tạo ra năng lượng. Vậy đường cung cấp năng lượng cho cơ thể như thế nào?

1. Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể như thế nào?

1.1. Tiêu hoá

Trước khi cơ thể bạn có thể chuyển hoá đường thành năng lượng, điều đầu tiên bạn phải hấp thụ vào tiêu hoá nó. Khi bạn tiêu thụ sucrose (loại đường hầu như phổ biến trong chế độ ăn uống của người Mỹ) nó sẽ nhanh chóng phân tách thành hai thành phần monosaccarit nhờ một loại enzyme gọi là sucrase. Máu của bạn sẽ dễ dàng hấp thụ cả glucose và fructose qua niêm mạc ruột của bạn. Khi đó, máu chuyển nó tới gan của bạn, nơi đường fructose chuyển thành glucose. Vì vậy, sucrose là một nguồn glucose phong phú mà tất cả các tế bào của bạn có thể sử dụng để tạo năng lượng và cũng là chất cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

Sucrose là chất cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể
Sucrose là chất cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể

1.2. Hô hấp tế bào

Gan giúp điều chỉnh lượng glucose trong máu và cung cấp liên tục để đáp ứng nhu cầu năng lượng của bạn. Khi các tế bào cần năng lượng, chúng sẽ hấp thụ glucose từ máu và phá vỡ nó thành hai phân tử pyruvate, sau đó chuyển vào ty thể nơi pyruvate chuyển đổi thành acetyl- CoA. Trong ty thể, acetyl - CoA thực hiện quá trình xử lý thông qua hai con đường trao đổi chất - chu trình axit xitric và chuỗi vận chuyển điện tử. Điều này mang lại adenosine triphosphate, hoặc ATP, nguồn năng lượng cho tất cả các quá trình trao đổi chất

1.3. Kho lưu trữ

Nếu lượng đường tiêu thụ vượt quá nhu cầu năng lượng trong cơ thể, glucose sẽ chuyển thành glycogen và được dự trữ trong gan và cơ bắp của bạn. Khi các cơ quan này đạt đến khả năng lưu trữ glycogen, lượng glucose dư thừa trước tiên sẽ chuyển thành axit béo và sau đó thành chất béo trung bình, chất này sẽ được lưu trữ trong mô mỡ. Khi glucose từ chế độ ăn uống không đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào như trong lúc nhịn ăn hoặc tập thể dục, cơ thể có thể nhanh chóng phân hủy thành axit béo, sau đó thành acetyl - CoA, chất này sẽ xâm nhập vào ty thể để ‘‘đốt cháy’’.

Nếu lượng đường tiêu thụ vượt quá nhu cầu năng lượng trong cơ thể, glucose sẽ chuyển thành glycogen
Nếu lượng đường tiêu thụ vượt quá nhu cầu năng lượng trong cơ thể, glucose sẽ chuyển thành glycogen

2. Cách sử dụng đường hợp lý

Hiện nay tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng ngày càng gia tăng như đái tháo đường, tăng huyết áp,… Vì thế, người tiêu dùng cần cân nhắc lựa chọn những thực phẩm ăn uống hàng ngày tốt cho sức khỏe. Ta có thể tính toán và quy ước như sau:

  • 1 bát cơm có thể chứa khoảng 45-50 gam đường và cung cấp 180-200 calo.
  • 1 thìa cà phê đường cát sẽ chứa khoảng 4g đường.
  • 1 thìa canh đường cát chứa khoảng 6 - 14g đường.
  • Các loại nước ngọt như nước trái cây đóng hộp, trà chanh, nước ngọt có ga đều chứa 10 - 14g đường/ 100g sản phẩm. Bên cạnh đó, nước tăng lực chứa nhiều lượng đường hơn như 19g/100g sản phẩm. Kết luận, chỉ một lon nước ngọt 330ml sẽ chứa khoảng 34g đường, như vậy bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đường quá cao so với mức cho phép. 

Ngoài ra, các loại sữa có đường sẽ chứa khoảng từ 6-10g đường/100g sản phẩm (vị chocolate có chứa lượng đường cao nhất). Lượng đường có trong sữa chua sẽ khoảng 10g/100g sản phẩm. Mặc dù sữa là loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng nhưng nếu dùng thường xuyên, cơ thể bạn sẽ tiêu thụ một lượng đường khá cao. Chính vì thế, khi lựa chọn sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng nên tập thói quen đọc bao bì và nhãn hiệu. Các bậc phụ huynh cũng nên tập cho con mình có thói quen và chế độ ăn uống hàng ngày cần bớt ngọt và ít mặn để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Đối với một số người ăn kiêng để giảm cân thì hãy cố gắng duy trì lượng đường tối thiểu nạp cho cơ thể hoạt động. Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa chính hoặc không ăn uống đầy đủ, ăn những đồ không có tí chất bột đường nào thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt đường. Còn nếu ăn đầy đủ các loại thực phẩm có chứa bột đường, chất đạm, rau và trái cây thì không cần ăn bánh kẹo hay nước ngọt...). Nếu ăn nhiều cơm, nước ngọt, bánh kẹo, trái cây ngọt,... thì lượng đường nạp vào cơ thể sẽ bị dư thừa. Đối với những người rối loạn chuyển hóa đường hầu như không xuất hiện biểu hiện lâm sàng nên rất khó để phát hiện. Để phát hiện được thì cần xét nghiệm đường huyết hoặc thực hiện các nghiệm pháp dung nạp đường. Vì thế, việc khám sức khỏe định kỳ hay xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết là rất quan trọng, nhằm phát hiện sớm bệnh đái tháo đường. Rất nhiều người yêu thích những đồ ăn ngọt mặc dù có chứa nhiều đường nhưng mọi người cũng nên ăn vừa phải, để lượng đường cung cấp năng lượng cho cơ thể vừa đủ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Thích ứng khả năng trao đổi chất: Cách phòng thủ giảm cân của cơ thể

Thích ứng khả năng trao đổi chất: Cách phòng thủ giảm cân của cơ thể

Tại sao có những tạng người khó giảm cân, có người lại dễ?

Tại sao có những tạng người khó giảm cân, có người lại dễ?

16

Bài viết hữu ích?