Zalo

Điều gì xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều chất béo?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ăn nhiều chất béo có tốt không là thắc mắc của một số người muốn giảm cân thông qua sử dụng chất béo. Giảm ăn chất béo có thể giảm cân cũng có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Do vậy cần tìm hiểu tác hại của việc ăn quá nhiều chất béo, đồng thời tìm ra cách sử dụng chất béo hợp lý giúp cải thiện sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

1. Các loại chất béo chính dành cho cơ thể

Cơ thể chúng ta nhận nguồn chất béo từ động vật lẫn thực vật. Tuy nhiên chất béo tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nên được phân chia thành 2 nhóm chính là chất béo bão hòa và chất bẽo không bão hòa.

  • Chất béo bão hòa là một loại chất béo sử dụng ít trong chế độ ăn kiêng. Theo đánh giá từ các nghiên cứu, chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất béo trong cơ thể. Khi nhiệt độ giảm chất béo bão hòa có xu hướng đông đặc lại. Do đó một số thực phẩm chứa chất béo bão hòa cũng mang tính chất này như: bơ, dầu cọ, dầu dừa, pho mai và mỡ động vật.
  • Chất béo không bão hòa là chất béo lành mạnh tồn tại ở dạng đơn hoặc phức tạp. Cơ thể tiếp nhận chất béo không bão hòa sẽ nhận được một số lợi ích như:
    • Kích thích quá trình trao đổi chất và dẫn truyền thần kinh
    • Giảm viêm và sưng đau do viêm gây ra
    • Thúc đẩy trao đổi và nâng cao sự phát triển tế bào
    • Tăng cường sự hấp thụ vitamin A, D, E và K cho cơ thể
    • Tăng cường cholesterol tốt hạn chế sự sản sinh cholesterol xấu
    • Đảm bảo nhu cầu năng lượng giúp no nhanh và giảm thèm ăn
    • Ngăn ngừa kháng insulin
    • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Có hai loại chất béo chính dành cho cơ thể. Vì thế ăn nhiều chất béo có tốt không hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác tuyệt đối. Vì mỗi loại chất béo có chức năng và nhu cầu khác nhau. 

Có hai loại chất béo chính dành cho cơ thể

2. Điều gì xảy ra nếu ăn quá nhiều chất béo?

Tác hại của việc ăn quá nhiều chất béo đến từ các loại chất béo nói chung chứ không chỉ riêng chất béo kém lành mạnh. Tuy nhiên cần làm rõ các ảnh hưởng để người dùng có thể cân nhắc tác hại của việc ăn quá nhiều chất béo giúp phòng tránh những nguy cơ với sức khỏe

2.1 Chất béo bão hòa 

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Chất béo bão hòa có thể cung cấp 9 calo cho mỗi gam sử dụng. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều sẽ khiến cholesterol không tốt liên tục tăng trong cơ thể. Lượng cholesterol xấu là nguyên nhân gây ra bệnh mạch máu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và đột quỵ tăng cao.

  • Tăng cân

Trọng lượng cơ thể có thể tăng do chất béo bão. Ngoài ra chất béo bão hòa tồn tại trong các thực phẩm gây tăng cân thường được ưa thích như: pizza, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, mỡ động vật. Những thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn không đảm bảo nguồn dinh dưỡng khiến cơ thể khó no và cần bổ sung nhiều nên dễ gây dư thừa năng lượng làm tăng trọng lượng cơ thể

  • Tăng mỡ thừa

Tác hại của việc ăn quá nhiều chất béo bão hòa là khiến cơ thể tăng trọng lượng mỡ. Lượng mỡ nạp vào khó chuyển hóa nên sẽ tích tụ và bám lâu trong cơ thể khiến tăng kích thước và có thể gây ra xơ cứng, thậm chí là mỡ nhiễm vào máu và cơ quan nội tạng gây ra bệnh lý nguy hiểm cho hệ miễn dịch.

2.2 Chất béo không bão hòa

Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất béo không bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe sau:

  • Tăng huyết áp và tăng cholesterol trong máu
  • Cơ thể thường xuyên gặp tình trạng không đủ no sau các bữa ăn
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
  • Gây ra biến chứng do chất béo dư thừa như tiểu đường hoặc bệnh tim mạch

Dù là chất béo lành mạnh hay chất béo không lạnh mạnh thì giảm ăn chất béo đều có thể ngăn ngừa nguy cơ béo phì. Tuy nhiên ngoài tránh tác hại của việc ăn quá nhiều chất béo bản thân mỗi người cần xác định lượng chất béo và nhu cầu dinh dưỡng cơ thể để bổ sung và nạp năng lượng hiệu quả hơn.

Ăn quá nhiều chất béo gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe

3. Lượng chất béo phù hợp cơ thể nên sử dụng

Chế độ ăn giàu chất béo thường cung cấp tối đa 60% năng lượng đến từ chất béo. Tuy nhiên cơ thể thông thường chỉ cần sử dụng khoảng 35% để đảm bảo mức tiêu thụ và tránh tích tụ mỡ thừa. Do vậy nên dựa theo nhu cầu năng lượng cơ thể tiêu thụ tính toán lượng chất béo rồi quy đổi sang mỗi thực phẩm để có sự tính toán chính xác.

Nếu chế độ ăn là 2000 calo thì 35% sẽ tương ứng với 700 calo. Sau đó 1 g chất béo ứng với 9 calo tức là khẩu phần ăn sẽ cần nạp khoảng 78 gam chất béo. Với lượng chất béo này có thể dựa theo bảng thông tin dinh dưỡng của thực phẩm để tính toán trọng lượng thực phẩm sử dụng phù hợp.

Một số thực phẩm được ghi rõ mỗi loại chất béo có thể tính chi tiết hơn. Lượng chất béo bão hòa cơ thể cần mỗi ngày chiến 10% còn lại là dành cho chất béo không bão hòa. Từ đó sẽ có thể giảm ăn chất béo phù hợp mà không gây mất cân bằng chuyển hóa cho cơ thể.

Ngoài ra nên lưu ý cách chế biến thực phẩm, do chất béo có thể tăng lên sau khi thực phẩm được chế biến. Cần lưu ý một số thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh có thể sử dụng để bổ sung chất béo như:

  • Bơ: sử dụng trong salad, pixa, súp hoặc phết lên đồ ăn để tăng hương vị
  • Hạt chia: dùng kèm với các món nướng hoặc uống cùng sữa hay nước trái cây
  • Cá béo: cá béo có chứa chất béo trong phần thịt nạc nên sử dụng cùng rau xanh để kết hợp bổ sung chất xơ
  • Hạt dinh dưỡng
  • Dầu từ hạt dinh dưỡng
  • Bơ đậu phộng

Với các món xào hay chiên rán nên ưu tiên chọn chất béo không bão hòa để tránh cơ thể hấp thụ nhiều chất béo bão hòa. Ngoài ra nên hạn chế làm chất béo ngấm nhiều vào thực phẩm để kiểm soát lượng chất béo trong thực phẩm chính xác hơn.

Ăn nhiều chất béo có tốt không còn tùy vào từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên dư thừa chất béo chắc chắn gây ra biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Do vậy khi cơ thể có xu hướng dư thừa chất béo hay mỡ thừa nên giảm ăn chất béo và tăng cường bổ sung chất xơ để thúc đẩy chất béo trong cơ thể chuyển hóa, tránh tăng cân béo phì sớm. Ngoài ra nên chú ý cân đối lượng chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa nạp mỗi ngày để tránh mất cân bằng dinh dưỡng làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo thành năng lượng của cơ thể.

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn thì để quá trình giảm cân được hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chất béo tốt và chế độ ăn uống lành mạnh

Chất béo tốt và chế độ ăn uống lành mạnh

Trong dầu oliu bao nhiêu calo? Ăn dầu oliu có béo không?

Trong dầu oliu bao nhiêu calo? Ăn dầu oliu có béo không?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Dầu dừa có chứa chất béo bão hòa không? Muốn giảm béo có nên ăn dầu dừa không?

Dầu dừa có chứa chất béo bão hòa không? Muốn giảm béo có nên ăn dầu dừa không?

Bị tăng cân và rụng tóc nhiều: Làm sao để giảm?

Bị tăng cân và rụng tóc nhiều: Làm sao để giảm?

44

Bài viết hữu ích?