Béo phì là 1 tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Béo phì và thừa cân liên quan đến sự tích tụ mỡ thừa và bất thường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng hoặc lớn hơn 25 kg/m2 thì được coi là thừa cân, ngược lại nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng hoặc lớn hơn 30 kg/m2 thì được coi là béo phì. Béo phì gây ra nhiều vấn đề như các vấn đề về xã hội, tâm lý, nhân khẩu học và sức khỏe. Nó có liên quan đến việc gia tăng các rủi ro về sức khỏe như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, viêm xương khớp và có liên quan đến các khối u ác tính khác nhau, đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung, vú và ruột kết. Vậy tại sao lại có hiện tượng béo phì khó thụ thai hay béo phì gây vô sinh? Điều này khiến các chị em thắc mắc rằng phụ nữ béo phì có mang thai được không? Thực tế thì béo phì cũng đóng vai trò quan trọng trong các rối loạn sinh sản, đặc biệt là ở phụ nữ. Nó có liên quan đến hiện tượng không phóng noãn, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, khó khăn trong hỗ trợ sinh sản, sảy thai và kết quả thai kỳ bất lợi. Một số ảnh hưởng của tình trạng béo phì lên chức năng sinh sản gồm:
Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, rối loạn kinh nguyệt phổ biến hơn gấp 4 lần ở phụ nữ béo phì. Cơ chế của rối loạn kinh nguyệt trong bệnh béo phì vẫn chưa rõ ràng. Kháng insulin và tăng androgen máu tăng đáng kể ở phụ nữ béo phì. Tăng androgen máu do tăng insulin máu dẫn đến quá trình chết theo chương trình của tế bào hạt và điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, hậu quả là gây ra các rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Khó mang thai vì béo phì có thể bắt nguồn từ hiện tượng không phóng noãn, hay không rụng trứng, nó xảy ra do những yếu tố sau:
Những thay đổi này có thể giải thích cho chức năng rụng trứng bị suy giảm và do đó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, cơ chế làm thế nào chứng tăng androgen máu và/hoặc tăng insulin máu gây ra tình trạng không phóng noãn vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Adipokine bao gồm leptin, adiponectin, resistin, visfatin, omentin và ghrelin… là những chất có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh một số quá trình sinh lý như sinh sản, đáp ứng miễn dịch và chuyển hóa glucose và lipid. Người ta đã xác định rõ rằng sự dư thừa mô mỡ ở những bệnh nhân béo phì có thể làm rối loạn nồng độ các chất Adipokine này. Sự ảnh hưởng của rối loạn Adipokine lên chức năng sinh sản được thể hiện như sau:
Cơ chế của các adipokine khác đối với chức năng sinh sản như resistin và ghrelin vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, hầu như tất cả các adipokine dường như đều có ảnh hưởng đến sinh sản bằng cách gây ra tình trạng kháng insulin.
Mối liên quan giữa béo phì và sẩy thai đã được báo cáo trong một số nghiên cứu, cả trong dân số nói chung cũng như ở phụ nữ trải qua các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nói riêng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sự gia tăng tỷ lệ sảy thai tự nhiên luôn đi kèm với chỉ số BMI tăng ở những bệnh nhân béo phì. Cụ thể, nguy cơ sảy thai được phát hiện là khoảng 38,1% ở phụ nữ béo phì, trong khi tỷ lệ này là 13,3% ở những bệnh nhân có chỉ số BMI bình thường.
Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra việc khó mang thai vì béo phì là do sảy thai, nhưng không có sự đồng thuận về cơ chế gây ra điều này ở phụ nữ béo phì. Có thể béo phì ảnh hưởng đến phôi thai hoặc nội mạc tử cung hoặc cả 2. Một trong những cơ chế được đề xuất là tổn thương nội mạc tử cung do béo phì gây ra ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của thai. Đồng thời, những rối loạn về nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang, tình trạng kháng Insulin xảy ra ở những bệnh nhân béo phì cũng gián tiếp gây ra tình trạng sảy thai.
Vô sinh là tình trạng không có thai mặc dù có quan hệ tình dục thường xuyên (không sử dụng biện pháp tránh thai) sau 1 năm hoặc không có thai sau thụ tinh nhân tạo 1 năm ở phụ nữ dưới 35 tuổi và sau 6 tháng ở phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. Mặc dù nhiều phụ nữ béo phì vẫn có thể mang thai và sinh nhiều con, tuy nhiên các nhà khoa học đã cho thấy rằng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ béo phì cao gấp 3 lần so với phụ nữ không béo phì. Đồng thời, khả năng sinh sản của phụ nữ béo phì dường như bị suy giảm trong cả chu kỳ thụ thai tự nhiên hay hỗ trợ. Hiện tượng béo phì gây vô sinh, đặc biệt là khi không có rụng trứng, đã được thể hiện rõ ràng trong một số nghiên cứu. Các nhà khoa học đã tiết lộ rằng vô sinh không rụng trứng cao hơn ở những bệnh nhân thừa cân và béo phì có chỉ số BMI lớn hơn 26,9 kg/m2. Người ta đã chứng minh rằng xác suất mang thai giảm 5% trên mỗi đơn vị BMI vượt quá 29 kg/m2. Béo phì gây vô sinh thông qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm suy giảm sự phát triển của nang noãn, sự phát triển về số lượng và chất lượng của tế bào trứng, ảnh hưởng đến sự thụ tinh, phát triển phôi và làm tổ của thai. Như đã giải thích ở trên, béo phì ảnh hưởng đến trục HPG do tăng nồng độ estrogen tự do, nguyên nhân đến từ việc tăng chuyển đổi androgen thành estrogen trong mô mỡ. Tăng estrogen làm giảm GnRH bằng feedback âm. Do đó, trục HPG bị ảnh hưởng gây ra các chu kỳ không đều hoặc không phóng noãn, hậu quả là phụ nữ thừa cân và béo phì có tỷ lệ rối loạn kinh nguyệt và không phóng noãn cao hơn. Ngoài ra, quá trình không rụng trứng cũng là kết quả của tác động của tăng insulin máu, kháng insulin và cường nội tiết tố nam đối với quá trình tạo steroid và buồng trứng (xảy ra nhiều ở bệnh nhân béo phì). Vô sinh ở những bệnh nhân đồng mắc béo phì và hội chứng buồng trứng đa nang thường phổ biến hơn so với bệnh nhân chỉ mắc đơn độc hội chứng buồng trứng đa nang.
Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Gần đây nhất, các nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ đã xác nhận rằng những người đàn ông có chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng cao (thừa cân, béo phì) có nhiều khả năng bị vô sinh hơn những người đàn ông có cân nặng bình thường. Dữ liệu của này cũng cho thấy rằng trọng lượng của một người đàn ông tăng 20 pound có thể làm tăng khả năng vô sinh lên khoảng 10%.
Sự bất thường về nội tiết tố ở nam giới thường gặp ở những người đàn ông béo phì, ảnh hưởng đến việc kích thích tinh hoàn gây ức chế quá trình sản xuất tinh trùng. Một bài báo vào năm 2012 đã chỉ ra rằng những người đàn ông béo phì có nhiều khả năng có số lượng tinh trùng thấp hoặc không có. Ngoài ra, béo phì có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là xung quanh bìu. Điều này có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng, nồng độ tinh trùng và khả năng bơi của tinh trùng. Chất béo dư thừa có thể làm nội tiết tố nam, testosterone, được chuyển đổi thành estrogen và những estrogen này làm giảm kích thích tinh hoàn. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng chỉ số BMI cao ở nam giới tương quan với việc giảm mức testosterone. Họ đưa ra những khẳng định cho thấy nam giới thừa cân có mức testosterone thấp hơn 24% so với nam giới có cân nặng bình thường và nam giới béo phì có mức testosterone thấp hơn 26%. Những nội dung ở trên đã giải thích về mối liên quan giữa béo phì và khả năng sinh sản. Ngoài ra, có thể thấy khó mang thai vì béo phì không chỉ xuất phát từ người phụ nữ mà còn có cả đàn ông. Nếu bạn đang cảm thấy việc thụ thai gặp nhiều trở ngại, hãy đi khám và nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, để được hướng dẫn điều trị phù hợp. Đồng thời, hãy áp dụng các phương pháp giảm cân để kiểm soát cân nặng tốt nhất. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng từ Hoa Kỳ. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
37
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
37
Bài viết hữu ích?