Zalo

Có nên dùng thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ thường xuyên?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngày nay, với khối lượng học tập và công việc đồ sộ, con người thường mong có nhiều thời gian hơn để giải quyết được mọi việc. Trong một số trường hợp cần sự tập trung và tỉnh táo, nhiều người hay lựa chọn cà phê, thuốc lá, trà.. Và cũng có không ít người dùng thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ để tăng cường sự tỉnh táo cho bản thân. Vậy có nên dùng thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ thường xuyên không?

1. Thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ là thuốc gì và thành phần của nó?

Cuộc sống ngày nay với vô vàn công việc và những áp lực đè nặng lên con người. Nhiều người mong một ngày nhiều hơn 24 tiếng để có thể giải quyết hết mọi việc. Chính vì vậy, đôi khi họ tìm đến những cà phê, nước tăng lực, trà hay thuốc lá để chống lại cơn buồn ngủ, giúp bản thân tỉnh táo hơn để làm việc hay học tập đạt hiệu quả hơn. Và cũng có không ít người tìm đến thuốc uống chống buồn ngủ hoặc thuốc bổ chống mệt mỏi để tập trung cao độ, chống mệt mỏi và buồn ngủ khi làm việc. Vậy thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ là thuốc gì?

Thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ là một loại thuốc giúp gia tăng sự tỉnh táo và nâng cao sự tập trung trong quá trình học tập và làm việc. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế các cơn buồn ngủ, tăng kích thích và hưng phấn cho hệ thần kinh trung ương làm cho đầu óc của bạn luôn được tỉnh táo. Nó có tác dụng chống buồn ngủ, mệt mỏi trong thời gian dài nên rất phù hợp cho những ai cần phải tập trung cao độ và đòi hỏi sự tỉnh táo để hoàn thành công việc. 

thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ
Thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ là một loại thuốc giúp gia tăng sự tỉnh táo  

Hiện nay có nhiều loại thuốc uống chống buồn ngủ khác nhau và thành phần của nó cũng khác nhau tùy loại thuốc.

1.1. Thuốc uống chống buồn ngủ Antisleep

Đây là thuốc do công ty dược của Việt Nam bào chế và sản xuất. Thành phần bao gồm: Bạch quả, Đinh lăng, Giảo cổ lam, Ngũ gia bì chân chim, dịch chiết Nhân sâm Triều Tiên, vitamin B1, vitamin B6

Công dụng: 

  • Giúp chống buồn ngủ
  • Giảm căng thẳng thần kinh
  • Giúp tăng cường thể lực
  • Nâng cao sự tỉnh táo khi làm việc nhờ gia tăng các hoạt động của các tế bào thần kinh 
  • Giúp gia tăng sự tập trung và tăng cường trí nhớ khi làm việc bằng trí óc.

1.2. Thuốc uống chống buồn ngủ Modafinil

Modafinil là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương và thúc đẩy sự tỉnh táo. Thành phần của nó bao gồm hoạt chất chính là Modafinil cùng các tá dược khác như tinh bột ngô, hoạt mạch, đường sữa, magie silicat, magie stearate…

Công dụng:

  • Tăng cường khả năng tập trung, nhận thức.
  • Giúp người dùng luôn tỉnh táo, tăng tốc độ phản xạ, xử lý qua đó giúp tăng hiệu quả làm việc.
  • Giúp cải thiện trí nhớ, học tập và làm việc dễ dàng hơn.
  • Giúp ổn định cảm xúc.

1.3. Thuốc chống buồn ngủ Windoz

Thuốc chống buồn ngủ Windoz được bào chế dưới dạng viên ngậm, chính vì vậy nên nó khá tiện lợi khi sử dụng. Thành phần chính là caffeine. Mỗi viên Windoz sẽ phát huy tác dụng giữ cho bạn tỉnh táo, đỡ buồn ngủ mệt mỏi trong khoảng 3 giờ. 

Công dụng:

  • Kích thích thần kinh trung ương.
  • Cải thiện tâm trạng, tăng cường sự tập trung
  • Giúp tỉnh táo, chống lại buồn ngủ.

1.4. Thuốc uống chống buồn ngủ Ostrovit Caffeine

Thuốc Ostrovit Caffeine được bào chế ở dạng viên, thành phần của nó là caffein. Caffein kích thích thần kinh trung ương, tăng co bóp của tim, tăng tốc độ trao đổi chất, giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sự tập trung. Đồng thời, giúp cơ thể giảm mệt mỏi và kéo dài thời gian tập trung tốt hơn.

Công dụng:

  • Đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.
  • Kích thích, bổ sung năng lượng.
  • Giảm sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần 
  • Giúp giảm mỡ thừa trên cơ thể.

2. Có nên dùng thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ thường xuyên để tỉnh táo, đỡ mệt hay không?

Thuốc không phải là thức ăn. Vậy nên bất cứ loại thuốc nào cũng có mặt lợi và mặt hại, cũng có tác dụng chính và một số tác dụng phụ không mong muốn. Hãy sử dụng thuốc chống buồn ngủ theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc thì sẽ có hiệu quả như mong muốn và hạn chế xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.

Mỗi loại thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ đều có thành phần và cơ chế tác dụng khác nhau. Tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê thuốc với liều lượng và thời gian dùng thích hợp. Bạn không được tự ý mua thuốc uống chống mệt mỏi hoặc thuốc bổ chống mệt mỏi bán tràn lan trên mạng. 

thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ
Mỗi loại thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ đều có thành phần và cơ chế tác dụng khác nhau 

Các loại thuốc chống chống mệt mỏi buồn ngủ chỉ nên được khuyến khích sử dụng khi và chỉ khi người bệnh thực sự cần thiết và chỉ dùng ở liều lượng vừa đủ. Nếu bạn dùng quá liều thuốc chống buồn ngủ và lạm dụng nó trong một thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng lờn thuốc. Việc lạm dụng thuốc chống buồn ngủ thường xuyên sẽ khiến não bộ bị ép buộc hoạt động liên tục. Đồng thời, sẽ khiến não bộ mất đi sự hưng phấn tự nhiên hoặc lệ thuộc nhiều vào thuốc.

Không những vậy, khi ngưng sử dụng thuốc này, cơ thể sẽ phải trải qua một số vấn đề về sức khỏe và tinh thần như: buồn chán, uể oải, mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, sức khỏe giảm sút.

Vậy nên, không được lạm dụng và không dùng thuốc chống mệt mỏi buồn ngủ thường xuyên để giúp bản thân tỉnh táo.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc uống chống buồn ngủ

  • Các loại thuốc chống chống buồn ngủ, thuốc bổ chống mệt mỏi chỉ nên được khuyến khích sử dụng khi bạn thực sự cần thiết và chỉ dùng ở liều lượng vừa đủ.
  • Khi uống thuốc, phải tuân thủ theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ 
  • Cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ hiện tại, cũng như các loại thuốc đang dùng để tránh tình trạng tương tác thuốc.
  • Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bạn nên mua thuốc tại những địa chỉ uy tín. Kiểm tra tên thuốc, hạn sử dụng và dấu hiệu hư hỏng của thuốc trước khi sử dụng.
  • Trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, đang cho con bú tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc này. Nếu cần thiết thì phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa;
  • Trong trường hợp cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi dùng thuốc, người bệnh nên tạm dừng việc sử dụng thuốc và đi khám ngay.

Hiện nay, với khối lượng và áp lực công việc hằng ngày, nhiều người đã tìm đến thuốc uống chống buồn ngủ để giúp cơ thể chống mệt mỏi và buồn ngủ, nâng cao sự tập trung và tỉnh táo trong làm việc. Các loại thuốc này chỉ được khuyến khích sử dụng khi cần thiết và phải tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ khi sử dụng. Bạn có thể kết hợp thêm các phương pháp không dùng thuốc như trà, cà phê, nước tăng lực để tăng cường sự tỉnh táo. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Hiện nay, liệu pháp tái tạo năng lượng được nhiều người tin tưởng, giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, dễ gặp ở nhóm doanh nhân

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, dễ gặp ở nhóm doanh nhân

Cảnh giác suy nhược cơ thể bị chóng mặt, nhức mỏi, đau dạ dày

Cảnh giác suy nhược cơ thể bị chóng mặt, nhức mỏi, đau dạ dày

Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước?

Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước?

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

34

Bài viết hữu ích?