Zalo

Các tác dụng của Vitamin B1

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
B1 là 1 trong các loại vitamin nhóm B với vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Một số trường hợp thiếu hụt vitamin B1 đã gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, khi đó họ cần phải bổ sung vitamin B1. Vậy việc uống vitamin B1 có tác dụng gì?

1. Các tác dụng của vitamin B1

Vitamin B1 hay Thiamine là 1 trong 8 loại vitamin nhóm B. Tương tự các vitamin nhóm B khác, vitamin B1 có khả năng hỗ trợ cơ thể chuyển hóa thức ăn (carbohydrate) thành nhiên liệu (glucose) mà cơ thể sử dụng để tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động. Ngoài ra, công dụng của vitamin B1 còn bao gồm hỗ trợ chuyển hóa chất béo (lipid) và chất đạm (protein), kèm theo đó nó còn rất cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh cho gan, da, tóc và đôi mắt. Một tác dụng của vitamin B1 không thể không nhắc đến là khả năng hỗ trợ hoạt động bình thường của hệ thần kinh, do đó nó là chất cần thiết để não bộ hoạt động tốt nhất.

Tất cả các vitamin nhóm B đều có tính chất tan trong nước, đồng nghĩa cơ thể không thể dự trữ vitamin B1. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy "chống căng thẳng" là một công dụng của vitamin B1 thông qua cơ chế tăng cường miễn dịch và cải thiện khả năng chống lại các tình trạng căng thẳng xảy ra trong cơ thể. Sở dĩ nó được đặt tên là B1 là vì được phát hiện đầu tiên trong số các loại vitamin nhóm B.

Thiamin hay vitamin B1 được tìm thấy ở cả thực vật lẫn động vật, và có vai trò quan trọng trong một số phản ứng trao đổi chất. Cơ thể con người cần vitamin B1 để hình thành adenosine triphosphate (ATP), hợp chất mà tất cả tế bào đều sử dụng để làm năng lượng.

Các loại thực phẩm đều chứa một lượng nhỏ vitamin B1

Hầu hết các loại thực phẩm đều chứa một lượng nhỏ vitamin B1, đặc biệt các loại sau đây có hàm lượng cao hơn đáng kể:

  • Thịt heo (lợn);
  • Thịt bò;
  • Thịt gia cầm;
  • Nội tạng.

Một số nguồn cung vitamin B1 khác trong chế độ ăn uống có thể bao gồm:

  • Các loại ngũ cốc và gạo nguyên hạt;
  • Cây họ đậu;
  • Mầm lúa mì;
  • Cám;
  • Quả hạch;
  • Mật mía đen.

Bên cạnh việc bổ sung qua chế độ ăn, vitamin B1 còn được tìm thấy trong các sản phẩm vitamin tổng hợp (bao gồm dạng viên nhai và dạng dung dịch uống cho trẻ em), sản phẩm phức hợp vitamin B hoặc các sản phẩm chỉ chứa B1 riêng lẻ. Sản phẩm bổ sung vitamin B1 được bào chế ở nhiều dạng khác nhau, như viên nén, dạng gel mềm và viên ngậm. Trong những trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng, vitamin B1 có thể được bổ sung dưới dạng tiêm tĩnh mạch.

Tương tự tất cả các loại thuốc và chế phẩm bổ sung khác, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định bổ sung vitamin B1, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. 

Nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của vitamin B1 như sau:

  • Trẻ sơ sinh đến dưới 6 tháng tuổi: 0.2mg;
  • 7 tháng đến 1 tuổi: 0.3mg;
  • 1 đến 3 tuổi: 0.5mg;
  • 4 đến 8 tuổi: 0.6mg;
  • 9 đến 13 tuổi: 0.9mg;
  • Nam giới 14 đến 18 tuổi: 1.2mg;
  • Nữ giới 14 đến 18 tuổi: 1mg;
  • Đàn ông từ 19 tuổi trở lên: 1.2mg;
  • Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên: 1.1mg;
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú: 1.4mg.
Suy giảm nồng độ vitamin B1 có liên quan đến bệnh trầm cảm

2. Thiếu hụt vitamin B1 gây bệnh gì?

Bác sĩ cho biết nguy cơ thiếu hụt vitamin B1 là rất thấp, trong đó những người nghiện rượu, mắc bệnh Crohn, chán ăn và đang chạy thận sẽ có nguy cơ thiếu hụt cao hơn. Các triệu chứng thiếu hụt vitamin B1 bao gồm:

Những người bị thiếu hụt vitamin B1 đa phần gặp khó khăn trong việc tiêu hóa carbohydrate, đưa đến tình trạng tích tụ acid pyruvic trong máu và gây ra các biểu hiện như mất tỉnh táo, khó thở và tổn thương tim. Bệnh lý này được gọi là bệnh Beriberi, một bệnh lý phổ biến khi thiếu hụt B1.

2.1. Beriberi

Tác dụng của vitamin B1 trong chuyển hóa của cơ thể là rất quan trọng, trong đó bao gồm cả việc hỗ trợ điều trị bệnh Beriberi do nguyên nhân thiếu hụt thông qua chế độ ăn uống. Các triệu chứng của bệnh Beriberi bao gồm:

  • Sưng phù, ngứa ran hoặc cảm giác nóng rát ở tay và chân;
  • Tri giác lú lẫn;
  • Khó thở vì do tràn dịch phổi;
  • Chuyển động mắt không kiểm soát được (hay còn gọi là chứng giật nhãn cầu).

Người dân sinh sống ở các nước phát triển thường không có nguy cơ mắc bệnh Beriberi vì các loại thực phẩm quen thuộc như ngũ cốc và bánh mì đều đã được bổ sung vitamin B1.

2.2. Hội chứng Wernicke-Korsakoff

Hội chứng Wernicke-Korsakoff là một tình trạng rối loạn chức năng não do thiếu hụt vitamin B1. Wernicke-Korsakoff thực chất bao gồm hai chứng rối loạn. Trong đó bệnh Wernicke liên quan đến tình trạng tổn thương dây thần kinh ở cả hệ thần kinh trung ương lẫn ngoại biên, và nguyên nhân thường liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng do nghiện rượu. Trong khi đó, hội chứng Korsakoff được đặc trưng bởi các vấn đề về trí nhớ và tổn thương thần kinh. Bổ sung vitamin B1 liều cao có thể cải thiện khả năng phối hợp cơ bắp và chống nhầm lẫn, nhưng rất khó cải thiện được tình trạng mất trí nhớ.

2.3. Đục thủy tinh thể

Các bằng chứng sơ bộ cho thấy vitamin B1, cùng với các chất dinh dưỡng khác, có thể hỗ trợ giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể. Những người được bổ sung nhiều protein và vitamin A, B1, B2 và B3 (hoặc niacin) thông qua chế độ ăn uống sẽ ít có khả năng mắc bệnh đục thủy tinh thể hơn. Bổ sung đủ vitamin C, E và vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1, B2, B9 (acid folic) và B12, có thể hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi bị đục thủy tinh thể.

2.4. Alzheimer

Thiếu hụt vitamin B1 có thể gây ra chứng mất trí nhớ trong hội chứng Wernicke-Korsakoff. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng vitamin B1 có thể giúp ích trong điều trị bệnh Alzheimer. Bổ sung vitamin B1 đường uống đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện chức năng nhận thức ở người mắc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, sự hấp thu vitamin B1 thường kém đi rất nhiều ở người cao tuổi, do đó sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định xem vitamin B1 có phải là một phương pháp điều trị bệnh Alzheimer hay không.

2.5. Suy tim

Vitamin B1 có liên quan đến suy tim vì bệnh nhân suy tim thường dùng thuốc lợi tiểu để loại bỏ dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. Thuốc lợi tiểu có thể khiến cơ thể đào thải quá nhiều vitamin B1. Ở bệnh nhân suy tim, một số nghiên cứu nhỏ cho thấy việc bổ sung vitamin B1 có thể hữu ích và việc uống vitamin tổng hợp mỗi ngày là đã đủ cung cấp nhu cầu vitamin B1.

2.6. Trầm cảm

Suy giảm nồng độ vitamin B1 có liên quan đến bệnh trầm cảm. Trong một nghiên cứu về người lớn tuổi ở Trung Quốc, nồng độ vitamin B1 thấp có liên quan đến nguy cơ trầm cảm cao hơn.

3. Một số lưu ý khi bổ sung vitamin B1

Do vẫn có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ và tương tác thuốc, bệnh nhân chỉ nên dùng các sản phẩm bổ sung vitamin B1 dưới sự giám sát của bác sĩ. Thiamine (hay vitamin B1) nhìn chung là an toàn, chỉ khi dùng liều rất cao mới có nguy cơ gây khó chịu cho dạ dày.

Việc sử dụng bất kỳ loại vitamin nhóm B nào trong thời gian dài có thể dẫn đến mất cân bằng các vitamin nhóm B khác. Do đó bệnh nhân thường được khuyến cáo bổ sung vitamin thông qua các chế phẩm B-complex, trong đó đã bao gồm vitamin B1.

Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau đây, bệnh nhân không nên sử dụng vitamin B1 mà cần trao đổi trước với bác sĩ:

  • Digoxin: Các nghiên cứu cho thấy Digoxin, một thuốc dùng trong điều trị bệnh tim, có thể làm giảm khả năng hấp thụ và sử dụng vitamin B1 của tế bào cơ tim. Điều này đặc biệt đúng khi kết hợp Digoxin với lợi tiểu Furosemide (Lasix, thuốc lợi tiểu quai);
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu, đặc biệt là Furosemide (Lasix), thuộc nhóm gọi là lợi tiểu quai có tác dụng ức chế nồng độ vitamin B1 trong cơ thể. Một số thuốc lợi tiểu khác vẫn sẽ có tác dụng tương tự. Nếu dùng thuốc lợi tiểu, bệnh nhân hãy trao đổi với bác sĩ để xác định xem có cần bổ sung vitamin B1 hay không;
  • Phenytoin (Dilantin): Bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng một số bệnh nhân dùng Phenytoin sẽ có nồng độ vitamin B1 trong máu thấp hơn, qua đó góp phần gây ra tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, tác dụng này sẽ không đúng với tất cả những người dùng Phenytoin. Nếu đang dùng phenytoin, bạn hãy tham khảo ý kiến xem có cần bổ sung thiamine hay không.

Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn biết được tác dụng của vitamin B1 và sử dụng hiệu quả. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Ngừng uống vitamin B1 có tăng cân không? Vì sao?

Ngừng uống vitamin B1 có tăng cân không? Vì sao?

Bổ sung vitamin B có giúp giảm cân không? Vì sao?

Bổ sung vitamin B có giúp giảm cân không? Vì sao?

Cách nào tăng cơ cho người ăn chay trường?

Cách nào tăng cơ cho người ăn chay trường?

Các hậu quả của gan nhiễm mỡ thể hiện như thế nào?

Các hậu quả của gan nhiễm mỡ thể hiện như thế nào?

Bị đau dạ dày có uống được vitamin 3B không?

Bị đau dạ dày có uống được vitamin 3B không?

34

Bài viết hữu ích?