Zalo

Các hậu quả của gan nhiễm mỡ thể hiện như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý khá phổ biến ở tuổi trung niên, chủ yếu do thói quen ăn uống không lành mạnh. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan và là tiền đề để phát triển nên nhiều bệnh lý mãn tính nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ phân tích cụ thể hơn về những hậu quả của gan nhiễm mỡ và cách phòng tránh căn bệnh này.

1. Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? 

Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng mỡ tích tụ dư thừa trong tế bào gan. Bình thường, lượng mỡ này chiếm tỷ lệ từ 2 - 4% trọng lượng gan. Tuy nhiên, ở người bệnh gan nhiễm mỡ, lượng chất béo trong gan tối thiểu 5 - 10%. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan, nguy cơ dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư gan nếu không được chữa trị kịp thời. 

Tại Việt Nam, ước tính có đến 60% người trung niên (40 - 60 tuổi) mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Tùy thuộc vào lượng mỡ chứa trong tế bào gan, bệnh được chia thành 3 mức độ: 

  • Gan nhiễm mỡ độ 1: Lượng mỡ chiếm từ 5 - 10% trọng lượng gan. 
  • Gan nhiễm mỡ độ 2: Tỷ lệ mỡ trong gan lên đến 10 - 25% trọng lượng gan. Mỡ xuất hiện trong các bộ phận khác nhau của gan như mô gan, bờ tĩnh mạch gan, cơ hoành,...
  • Gan nhiễm mỡ độ 3: Lượng mỡ trong gan chiếm trên 30% trọng lượng. Ở giai đoạn này, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Gan bị tổn thương nghiêm trọng, nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng như xơ gan, ung thư gan,...
gan nhiễm mỡ gây mệt mỏi
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ trong tế bào gan

2. Hậu quả của gan nhiễm mỡ 

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý diễn biến khá thầm lặng. Hầu như người bệnh không gặp bất kỳ triệu chứng nào, ngay cả khi bệnh đang bước vào giai đoạn tiến triển. Tuy nhiên, do lượng mỡ trong gan tích tụ nhiều, kích thước gan có thể tăng lên, khiến người bệnh có cảm giác đau và khó chịu ở vùng mạn sườn bên phải (nằm giữa ngực và hông). Một số triệu chứng khác người bệnh có thể gặp khi mắc gan nhiễm mỡ: 

  • Gan nhiễm mỡ gây mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do
  • Ăn không ngon do quá trình chuyển hóa thức ăn bị gián đoạn 
  • Chức năng gan suy giảm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa bilirubin. Nồng độ bilirubin tăng cao trong máu gây vàng da. 
  • Ở giai đoạn nặng, người bệnh gan nhiễm mỡ có thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn nội tiết tố như teo tinh hoàn, rối loạn cương dương, yếu sinh lý, kinh nguyệt không đều,...
  • Tình trạng ngứa ngáy xảy ra do tế bào gan tích tụ quá nhiều muối mật. Lượng mỡ nhiều khiến gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm dẫn đến khả năng đào thải muối mật cũng bị giảm theo. 

Gan nhiễm mỡ gây hậu quả nặng nề cho chức năng gan và hoạt động của nhiều cơ quan khác nếu không được điều trị kịp thời. Ở giai đoạn nặng, gan nhiễm mỡ dẫn đến các tổn thương như: 

  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Xảy ra khi các sẹo ở tế bào gan chèn ép tĩnh mạch cửa. Huyết áp cao tại tĩnh mạch cửa hạn chế sự lưu thông máu, khiến máu chuyển hướng sang các tĩnh mạch lân cận. Điều này làm cho các tĩnh mạch trở nên to và mỏng hơn, gây nguy cơ rò rỉ, vỡ mạch hay xuất huyết trong lòng tĩnh mạch, đe dọa tính mạng của người bệnh. Một số biến chứng khác có thể kể đến như lách to, gan nhiễm mỡ gây khó thở (hội chứng gan phổi), suy thận,...
  • Ung thư gan: Gan nhiễm mỡ là bệnh lý gan mãn tính gây viêm và tổn thương tế bào gan. Về lâu dài, gan mất dần khả năng tái tạo và sửa chữa dẫn đến ung thư gan nguyên phát. 
  • Ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan khác: Gan nhiễm mỡ gây suy giảm hàm lượng lipoprotein và phospholipid trong huyết tương. Tình trạng này kéo dài có thể gây đến huyết động, xơ vữa động mạch, suy giảm trí nhớ, đau đầu, mất ngủ,...
gan nhiễm mỡ gây mệt mỏi
Gan nhiễm mỡ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan

3. Đối tượng dễ bị gan nhiễm mỡ 

Bất kỳ ai cũng có thể bị gan nhiễm mỡ, phổ biến nhất ở độ tuổi trung niên (40 - 60 tuổi) có chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia. Một số đối tượng khác dễ bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ như: 

  • Đang dùng thuốc tiêm tĩnh mạch
  • Sử dụng thuốc giảm đau như aspirin hoặc paracetamol thường xuyên
  • Đang mắc các hội chứng chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn lipid máu)
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại
  • Thường xuyên tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người khác. 

4. Phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ 

Hiện tại, vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, người bệnh có thể thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc để duy trì, đẩy lùi và ngăn cho bệnh tiến triển sang giai đoạn tiếp sau. 

Một số biện pháp thay đổi lối sống mà người bệnh gan nhiễm mỡ có thể áp dụng bao gồm:

  • Giảm cân (nếu BMI > 24): Nên giảm ít nhất 7 - 10% trọng lượng cơ thể. Quá trình giảm cân nên thực hiện một cách từ từ, lành mạnh, không giảm cân quá nhanh, vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. 
  • Kiêng rượu bia: Người mắc gan nhiễm mỡ do rượu cần kiêng rượu tuyệt đối để giảm viêm và tổn thương gan. Tuy nhiên, kiêng rượu không thể ngăn tình trạng xơ gan tiến triển. 
  • Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng: Giảm kích thước khẩu phần ăn và tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế hoặc thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường ngọt. Tỏi tây, măng tây, cà phê, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ quả hoặc sữa chua có thể giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ tiến triển. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Nên tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần. Người bệnh cần chọn các bài tập làm tăng nhịp tim như đạp xe, cardio,...
gan nhiễm mỡ gây mệt mỏi
Tập thể dục thường xuyên và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa gan nhiễm mỡ hiệu quả

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về hậu quả của gan nhiễm mỡ cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này.

Hiện nay do bối cảnh thường xuyên phải giao lưu, tham gia tiệc, tiếp đãi các đối tác nên các doanh nhân dễ có nguy cơ mắc phải tình trạng bệnh này. khá cao Để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn, bạn có thể tham khảo các gói truyền tái tạo năng lượng được nhiều người nổi tiếng tin dùng. 

Đây là phương pháp giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, giúp chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa vùng não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Việc truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, vitamin, chất điện giải, chất chống oxy hóa và axit amin…) sẽ giúp bổ sung cho cơ thể các loại vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione tạo nền tảng cho một sức khỏe bền vững. 

Nguồn: medicalnewstoday.com - my.clevelandclinic.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 cho người trung niên

Cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 cho người trung niên

Truyền năng lượng nad+ và NAD với liệu trình như thế nào sẽ tối ưu?

Truyền năng lượng nad+ và NAD với liệu trình như thế nào sẽ tối ưu?

Cách nào tăng cơ cho người ăn chay trường?

Cách nào tăng cơ cho người ăn chay trường?

Cách điều trị gan nhiễm mỡ cho người hay phải tiếp khách

Cách điều trị gan nhiễm mỡ cho người hay phải tiếp khách

Bị gan nhiễm mỡ độ 2 có chữa khỏi được không?

Bị gan nhiễm mỡ độ 2 có chữa khỏi được không?

21

Bài viết hữu ích?