Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa thời gian ngủ và béo phì ở trẻ em. Bằng chứng cho thấy ngủ quá ít ở trẻ em kết hợp với nhiều yếu tố khác như xem tivi nhiều, không hoạt động thể chất,... cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.
Ví dụ, một nghiên cứu của Anh theo dõi hơn 8000 trẻ em khi mới sinh ra đã phát hiện những trẻ ngủ ít hơn 10 tiếng rưỡi mỗi đêm khi lên 3 tuổi có nguy cơ béo phì cao hơn 45% khi lên 7 tuổi so với những đứa trẻ ngủ đủ giấc là hơn 12 giờ một đêm. Ngoài ra, bệnh trầm cảm của người mẹ khi mang thai hoặc việc cho trẻ sơ sinh xem điện thoại, TV khi ăn cũng đều liên quan đến thời gian ngủ ngắn hơn.
Thói quen ngủ khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng lâu dài đến cân nặng, thậm chí cả khi trưởng thành. Lưu ý, đây đều là những nghiên cứu quan sát - mặc dù chúng gợi ý mối liên hệ giữa giấc ngủ và cân nặng nhưng chúng không thể chứng minh một cách thuyết phục rằng ngủ đủ giấc sẽ làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ.
Hầu hết các nghiên cứu đo lường thói quen ngủ của người lớn tại một thời điểm đã tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian ngủ ngắn và béo phì. Vậy ngủ ít có béo không? Theo nghiên cứu cho thấy, những người phụ nữ ngủ bảy tiếng một đêm với những phụ nữ ngủ từ năm tiếng trở xuống có nguy cơ béo phì cao hơn 15% trong suốt quá trình nghiên cứu. Có thể thấy mối quan hệ giữa làm việc ca đêm - một lịch trình không thường xuyên kết hợp công việc ban ngày và buổi tối với một vài ca đêm có thể làm rối loạn nhịp tim sinh học và làm suy giảm giấc ngủ - đồng thời có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì.
Ngoài ra, ngủ quá nhiều cũng có nguy cơ đến béo phì. Những người ngủ nhiều hơn mức khuyến cáo có liên quan đến nguy cơ béo phì dẫn đến thói quen ngủ lâu hơn - chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi tắc nghẽn, trầm cảm hoặc ung thư,.....
Có một số tình trạng thiếu ngủ mãn tính có thể dẫn đến tăng cân bằng cách tăng lượng thức ăn mà mọi người ăn hoặc giảm năng lượng mà họ đốt cháy. Nguyên nhân thiếu ngủ gây béo phì bao gồm:
Ngoài ra, thiếu ngủ hay giấc ngủ kém có thể làm giảm tiêu hao năng lượng bằng cách:
Tóm lại, có nhiều nguy cơ và yếu tố làm cho mất ngủ gây béo phì ở trẻ sơ sinh cũng như người trưởng thành. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ béo phì, chúng ta cần thay đổi một lối sống lành mạnh như đặt giờ đi ngủ cố định, hạn chế caffeine vào cuối ngày, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng điện thoại, xem TV. Thói quen ngủ tốt còn có những lợi ích khác như tăng cường sự tỉnh táo , cải thiện tâm trạng và nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung. Đây là lý do để xếp một giấc ngủ ngon, đủ giấc để ngăn ngừa bệnh béo phì.
Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
14
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
14
Bài viết hữu ích?