Zalo

Cholesterol bao nhiêu là cao?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cholesterol cao có thể gây hại cho sức khỏe, điều quan trọng là phải theo dõi mức cholesterol thường xuyên để tránh trường hợp gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: đau tim, đột quỵ. Vậy chỉ số cholesterol cao là bao nhiêu ?

1. Cholesterol là gì ?

Cholesterol là một loại chất béo có ở tất cả các tế bào động vật. Nó cần thiết cho nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể.

Cholesterol có vai trò trong việc xây dựng cấu trúc của màng tế bào, tạo ra các hormone như estrogen, testosterone và hormone tuyến thượng thận, giúp quá trình trao đổi chất hoạt động hiệu quả. Ngoài ra còn tham gia vào quá trình sản xuất vitamin D, sản xuất axit mật, giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Cholesterol được tạo ra bởi gan là chủ yếu và một phần từ các thực phẩm chúng ta ăn vào hàng ngày. Nó được vận chuyển trong máu bởi các 'chất vận chuyển' nhỏ được gọi là lipoprotein.

Có hai loại cholesterol tương ứng với 2 loại lipoprotein vận chuyển là:

  • Cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – mang phần lớn cholesterol được chuyển đến các tế bào. Nó được gọi là cholesterol 'xấu' vì khi nồng độ trong máu cao, có thể dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn mạch máu lưu, ngăn cản máu lưu thông đến tim.
  • Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) – được gọi là cholesterol “tốt”, giúp loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi tế bào, bao gồm cả các tế bào trong động mạch.
cholesterol bao nhiêu là cao
Nhiều người thắc mắc chỉ số cholesterol cao là bao nhiêu ?

2. Bảng xét nghiệm lipid là gì ?

Xét nghiệm máu được sử dụng để kiểm tra mức cholesterol của bạn được gọi là bảng lipid. Bảng lipid sẽ đo HDL, LDL và cholesterol toàn phần. Cholesterol toàn phần là tổng số tất cả các loại cholesterol, gồm HDL và LDL có trong máu.

Kết quả xét nghiệm cũng có thể bao gồm phép đo non-HDL, là cả LDL và nhiều loại lipid khác có thể góp phần hình thành mảng bám trong động mạch của bạn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Một thành phần khác của bảng lipid là chất béo trung tính hay triglyceride. Cơ thể bạn sử dụng chất béo trung tính để tạo năng lượng, nhưng ở mức cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Bảng xét nghiệm lipid sẽ cho bạn biết cholesterol bao nhiêu là cao và mức cholesterol hiện tại của bạn là bao nhiêu? Để giữ cho trái tim và phần còn lại của cơ thể khỏe mạnh, điều quan trọng là phải giữ mức cholesterol và chất béo trung tính trong phạm vi nhất định.

3. Cholesterol bao nhiêu là cao ?

Xét nghiệm bảng lipid đo một số loại cholesterol. Đơn giản nhất là cholesterol toàn phần, bao gồm các mức kết hợp của LDL, HDL và các loại khác như triglyceride, lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL).

Theo các hướng dẫn hiện hành, các mức mục tiêu là:

  • LDL: Mức dưới 100 mg/dL đối với hầu hết người lớn. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tiền sử bệnh tim hoặc nguy cơ mắc bệnh tim cao thì mức trên 70 mg/dL có thể đã là quá cao. 
  • HDL: Mức trên 40 mg/dL đối với nam, mức trên 50 mg/dL đối với nữ
  • Triglyceride: Mức dưới 150 mg/dL

Như vậy, để trả lời câu hỏi cholesterol cao là bao nhiêu, bạn có thể dựa vào kết quả xét nghiệm bảng lipid của mình. Nếu không có bệnh lý gì thì mức cholesterol trên 100 mg/dL được xem là cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đau tim và đột quỵ. Con số này sẽ là 70 mg/dL nếu bạn có các yếu tố khác như bệnh tiểu đường, tiền sử bệnh tim.

4. Điều gì ảnh hưởng đến mức cholesterol?

Bên cạnh việc quan tâm cholesterol bao nhiêu là cao, bạn cũng cần biết các yếu tố có thể làm mình tăng chỉ số này, trong đó bao gồm các yếu tố không thể thay đổi được và các yếu tố có thể thay đổi được. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cholesterol mà bạn không thể thay đổi được:

  • Tuổi tác và giới tính: Mức cholesterol của nhiều người tăng lên khi họ già đi. Trong khi đó, sau độ tuổi mãn kinh, mức LDL của phụ nữ sẽ tăng lên và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Di truyền học: Những người có tiền sử gia đình bị cholesterol cao có nhiều khả năng có mức cholesterol cao. Cứ 250 người thì có một người mắc chứng tăng cholesterol máu gia đình, một tình trạng di truyền gây ra mức cholesterol LDL cao.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cholesterol mà bạn có thể thay đổi được:

  • Chế độ ăn kiêng: Thường xuyên ăn chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và nhiều chất béo trong khi ít thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu chất xơ có thể làm tăng mức cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL.
  • Mức chất béo trong cơ thể: Có mức chất béo trong cơ thể cao làm tăng nguy cơ phát triển cholesterol LDL cao và cholesterol HDL thấp.
  • Mức độ hoạt động: Một lối sống ít hoạt động có liên quan đến mức HDL thấp hơn và cholesterol LDL cao hơn. Vì thế, hãy trở nên tích cực hơn để có thể cải thiện mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Hút thuốc và uống rượu quá mức: Hút thuốc có liên quan đáng kể với cholesterol LDL cao và cholesterol HDL thấp. Sử dụng nhiều rượu cũng có thể tác động tiêu cực đến mức cholesterol và sức khỏe tim mạch của bạn.
cholesterol bao nhiêu là cao
Các món ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ làm tăng cholesterol trong máu của bạn.

5. Làm sao duy trì mức cholesterol bình thường ?

Giờ bạn đã biết chỉ số cholesterol cao là bao nhiêu và những yếu tố dẫn đến tình trạng này. Vậy bạn có thể làm gì để đạt được và duy trì một mức cholesterol lành mạnh. Nếu bạn có mức cholesterol cao, có một số cách để cải thiện mức độ và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

5.1 Thực hiện theo một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng

Vì cholesterol có thể đến từ việc tiêu thụ thực phẩm nên chế độ ăn uống đóng một vai trò lớn trong việc quản lý cholesterol. Nếu LDL hoặc cholesterol toàn phần của bạn cao hoặc HDL thấp, thì việc thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện mức độ.

Từ bỏ thói quen ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đường bổ sung và chất béo bão hòa. Tất cả những thứ này đều có thể làm tăng mức cholesterol LDL và chất béo trung tính, đồng thời làm giảm cholesterol HDL của bạn.

Chuyển sang chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau, đậu, trái cây, quả hạch, cá và hạt có thể giúp giảm cholesterol LDL và tăng mức cholesterol HDL. Ví dụ, chế độ ăn Địa Trung Hải cũng đã được chứng minh là có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch.

5.2 Duy trì mức mỡ cơ thể tối ưu

Mức chất béo trong cơ thể cao hơn có liên quan đáng kể với việc tăng cholesterol LDL. Đối với những người có lượng mỡ trong cơ thể cao, nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm 5-10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm đáng kể cholesterol toàn phần và cholesterol LDL cũng như chất béo trung tính.

5.3 Từ bỏ hút thuốc

Hút thuốc lá có thể làm giảm mức cholesterol HDL và khiến bạn có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh tim và ung thư.

5.4 Tăng hoạt động thể chất

Có lối sống ít vận động, nghĩa là bạn dành phần lớn thời gian để ngồi hoặc nằm và ít hoặc không tập thể dục, điều này có liên quan đến mức cholesterol toàn phần và LDL cao hơn.

Thêm nhiều hoạt động thể chất vào cuộc sống hàng ngày có thể giúp cải thiện mức cholesterol và giúp bạn tránh xa những lo lắng về việc cholesterol bao nhiêu là cao? Tập thể dục đã được chứng minh là làm giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên có ít nhất 150 phút hoạt động cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động cường độ cao hoặc kết hợp cả hai mỗi tuần để có được chỉ số cholesterol lành mạnh cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể.

Hoạt động cường độ vừa phải có thể bao gồm đi bộ nhanh hoặc làm vườn trong khi hoạt động mạnh mẽ có thể bao gồm chạy bộ hoặc bơi lội.

5.5 Uống thuốc theo toa

Ngay cả khi tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, một số người vẫn có thể cần dùng thuốc để duy trì mức cholesterol bình thường.

Ví dụ, những người có tiền sử gia đình có cholesterol cao, có thể không kiểm soát được lượng cholesterol của họ và không thể giúp bảo vệ họ chống lại bệnh tim nếu chỉ thay đổi lối sống.

Nếu bạn không thể duy trì mức cholesterol bình thường chỉ bằng cách thay đổi lối sống, hãy tìm đến bác sĩ để có thể nhận được lời khuyên và chỉ định dùng thuốc giảm cholesterol, như statin, để cải thiện mức cholesterol 

Như vậy, cơ thể bạn cần cholesterol để thực hiện các chức năng quan trọng. Nhưng nếu mức cholesterol toàn phần hoặc LDL quá cao, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác. Bạn cần biết chỉ số cholesterol cao là bao nhiêu và những cách để có thể duy trì chỉ số cholesterol bình thường, điều sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ gặp các biến chứng tim mạch và đột quỵ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
2 chỉ số Triglyceride và Cholesterol cao có sao không?

2 chỉ số Triglyceride và Cholesterol cao có sao không?

Mọi điều bạn cần biết về mỡ máu cao

Mọi điều bạn cần biết về mỡ máu cao

Cholesterol và cân nặng của bạn

Cholesterol và cân nặng của bạn

Người bị mỡ máu cao có ăn được thịt bò không?

Người bị mỡ máu cao có ăn được thịt bò không?

Cholesterol được sản xuất thế nào trong cơ thể bạn?

Cholesterol được sản xuất thế nào trong cơ thể bạn?

16

Bài viết hữu ích?