Zalo

Cholesterol và cân nặng của bạn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cholesterol và cân nặng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của mỗi người. Hiểu rõ về mối quan hệ giữa hai yếu tố này và biết cách quản lý chúng là rất quan trọng để duy trì một cuộc sống lành mạnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mối liên quan giữa cholesterol và cân nặng, cũng như ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

1. Mối liên quan giữa cholesterol và cân nặng

Nhiều người vẫn hay thắc mắc liệu rằng cholesterol liên quan đến cân nặng không. Câu trả lời là có. Mỗi 10 pound (khoảng 4.5kg) cân nặng thừa khiến cơ thể bạn sản xuất thêm khoảng 10 milligram cholesterol mỗi ngày. Thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ tăng mức cholesterol LDL (xấu) và giảm mức cholesterol HDL (tốt). Điều này có thể tạo ra cặn bã mỡ tích tụ (xơ vữa động mạch), làm tắc nghẽn động mạch và cuối cùng hạn chế lưu thông máu gây ra nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. 

Ngoài ra, béo phì thường đi kèm với tình trạng kháng insulin, một trạng thái mà trong đó cơ thể không phản ứng đúng với hormone insulin, gây ra chỉ số đường huyết tăng cao. Kháng insulin có thể dẫn đến tăng mức cholesterol LDL và giảm mức cholesterol HDL.

Nồng độ Cholesterol ảnh hưởng đến chỉ số cân nặng của bạn

Thêm một lý do nữa khiến thừa cân làm cholesterol tăng cao là vì nó ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn tạo ra và quản lý lipoprotein, bao gồm cholesterol và triglyceride. Triglyceride được hình thành trong gan từ các axit béo tự do (mỡ) và một loại glucose (đường). Nếu cơ thể bạn tạo ra quá nhiều triglyceride, điều đó có thể dẫn đến tình trạng mỡ máu tăng cao.

2. Cách điều chỉnh cholesterol và cân nặng của bạn

2.1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và mỡ bão hòa. Thay vào đó, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein tốt như cá, gia cầm, trứng và sữa. Giảm tiêu thụ đường và thực phẩm chứa đường sẽ giúp cải thiện mức cholesterol cao do thừa cân. Đồ ngọt, nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh và các sản phẩm có chứa đường cao nên được hạn chế. Ngoài ra cần tăng cường tiêu thụ các loại chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu quả bơ, dầu hạt óc chó và các loại hạt và quả giàu omega-3

2.2. Hoạt động thể chất đều đặn

Hoạt động thể chất thường xuyên và đều đặn có thể làm giảm bớt tình trạng mức cholesterol cao do thừa cân. Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày và ít nhất 150 phút mỗi tuần, có thể bao gồm các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tham gia các lớp thể dục nhóm hoặc tập yoga. Tăng cường hoạt động vận động hàng ngày bằng cách đi bộ thay vì sử dụng thang máy, tận dụng thời gian rảnh rỗi để tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc làm việc nhà.

Luyện tập thể dục ngăn ngừa cholesterol cao

2.3. Kiểm soát khẩu phần ăn

Tăng cường kiểm soát lượng calo tiêu thụ và kiểm soát khẩu phần ăn sẽ giúp giảm mức cholesterol cao do thừa cân. Tính toán và theo dõi lượng calo tiêu thụ hàng ngày để đảm bảo bạn đang tiêu thụ ít calo hơn so với lượng calo bạn tiêu thụ hàng ngày.

Một phần tư đĩa ăn của bạn trong bữa ăn nên chứa protein và một phần tư còn lại nên là tinh bột. Nửa còn lại nên là rau quả tươi. Bạn có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn theo chế độ ăn kiêng để giảm cholesterol. Trên thực tế, ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn có thể giúp bạn tránh tình trạng ăn quá nhiều, ăn không kiểm soát.

2.4. Giảm cân một cách ổn định và hợp lý

Bạn cần đặt mục tiêu giảm cân một cách hợp lý và dần dần. Giảm từ 0,5 đến 1 kg mỗi tuần để đạt được kết quả bền vững. Trong một nghiên cứu, những người giảm ít nhất 5% trọng lượng đã giảm đáng kể mức LDL, cholesterol toàn phần và chất béo trung tính(triglyceride). Những người đàn ông giảm từ 5% đến 10% trọng lượng của họ có kết quả giảm mỡ máu tốt hơn so với những phụ nữ trong nghiên cứu đã giảm số lượng đó. Nhưng những người giảm ít hơn 5% trọng lượng chỉ có mức chất béo trung tính (triglyceride)  thấp hơn.

2.5. Ngừng hút thuốc

Đôi khi bỏ hút thuốc có thể khiến bạn tăng lên vài cân. Đừng để nỗi sợ hãi ngăn cản bạn vì hút thuốc làm giảm mức HDL. Ngay cả việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng có thể gây hại cho tình trạng cholesterol. Ngừng hút thuốc lá còn giúp bạn bảo vệ phổi, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sức khỏe tổng thể.

2.6. Kiểm soát stress và ngủ đủ giấc

Thực hiện các biện pháp giảm stress như tập yoga, thiền, trò chuyện cùng bạn bè người thân. Dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động giải trí yêu thích như nghe nhạc xem phim, đọc sách …

Chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất cholesterol

Đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm và thực hiện các biện pháp để cải thiện chất lượng giấc ngủ như tránh sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng hoặc các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, tạo không gian yên tĩnh và thoải mái.

2.7. Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra mức cholesterol định kỳ để theo dõi sức khỏe tim mạch và xác định liệu có cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống hay không. Điều này giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề về cholesterol và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

2.8. Tham khảo ý kiến ​​chuyên gia

Luôn thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được hướng dẫn và lời khuyên cụ thể cho tình trạng sức khỏe và đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ theo phương pháp giảm cân và điều chỉnh cholesterol phù hợp với bạn.

Tóm lại, cholesterol và cân nặng có mối liên hệ chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của bạn. Quản lý cả hai yếu tố này đòi hỏi một chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất đều đặn và kiểm soát định kỳ. Việc để cơ thể rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, khiến bạn phải chung sống suốt đời. Do đó, giảm cân là biện pháp hữu hiệu nhất mà những người thừa cân nên áp dụng.

Liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là phương pháp giảm cân được nhiều người lựa chọn. Khi phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Kết hợp với đó là các bài tập giúp đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra bên ngoài. Với liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ không cần ăn kiêng quá khắt khe mà chỉ cần ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bước vào liệu trình. Trong suốt quá trình sẽ có bác sĩ theo sát nên vô cùng an toàn. Chỉ sau 6 tuần đã giúp bạn giảm được cân nặng như mong muốn mà không gây kiệt sức hay mệt mỏi.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Ăn nhiều dầu mỡ nên uống gì để không tăng cân?

Ăn nhiều dầu mỡ nên uống gì để không tăng cân?

Quản lý sức khỏe của người mắc bệnh béo phì trong thời kỳ COVID

Quản lý sức khỏe của người mắc bệnh béo phì trong thời kỳ COVID

Hãy hoạt động thể chất để có cân nặng khỏe mạnh

Hãy hoạt động thể chất để có cân nặng khỏe mạnh

Bị tiểu đường uống mật ong có làm tăng cân, tăng đường huyết không?

Bị tiểu đường uống mật ong có làm tăng cân, tăng đường huyết không?

Vì sao người bị tiểu đường tăng cân nhiều?

Vì sao người bị tiểu đường tăng cân nhiều?

21

Bài viết hữu ích?