Zalo

Bị tiểu đường uống mật ong có làm tăng cân, tăng đường huyết không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mật ong là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cũng như giúp chữa một số bệnh. Tuy nhiên, mật ong rất ngọt nên nhiều người thắc mắc người tiểu đường có uống được mật ong không hoặc tiểu đường có uống được nghệ mật ong không ?

1. Thành phần của mật ong và có nhiều đường trong mật ong không?

Mật ong là loại chất lỏng màu vàng óng hơi nâu, đặc sệt, được người dân thu thập từ ong mật và các loại côn trùng khác. Ong mật và những loại côn trùng này thu thập, lưu trữ các loại mật hoa và tích lại trong tổ. Mật ong có vị ngọt tự nhiên, thơm dịu nhẹ nên được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính có trong mật ong gồm 80% là carbohydrat và 20% còn lại là nước. Carbohydrate của mật ong là ở dạng đường sucrose, ngoài ra còn có các loại vitamin và khoáng chất,... Theo tính toán của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, sử dụng một thìa mật ong thô sẽ cung cấp khoảng 60 calo và 17 gram carbohydrate. Từ đó, có thể thấy mật ong là một loại thực phẩm chứa một hàm lượng đường khá lớn nên sẽ ảnh hưởng đến nồng độ đường máu trong cơ thể nếu không sử dụng một cách hợp lý. Những thành phần khoáng chất có trong mật ong cũng rất đáng kể, bao gồm Vitamin C, Kali, sắt, folate, Magie, Canxi,… rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, mật ong cũng được xem là một chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp ngăn ngừa các tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra. Đối với những người bình thường, không mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa như tiểu đường thì việc uống mật ong là có lợi, không chỉ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, cung cấp năng lượng, tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ và điều trị một số bệnh như ho, táo bón, giảm nhiệt miệng, giảm đau do viêm dạ dày,... Lưu ý là không nên sử dụng mật ong cho người bị tiêu chảy vì có thể khiến tình trạng này nặng hơn. Tuy nhiên, dù là ai thì việc sử dụng mật ong cũng cần được kiểm soát, nếu sử dụng quá mức thì việc uống mật ong có bị tiểu đường không là điều có thể xảy ra. Một người khỏe mạnh, thể trạng hoàn toàn bình thường thì một ngày có thể dùng 2-3 muỗng mật ong sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Mặc dù cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với những bệnh nhân tiểu đường thì lượng đường lớn từ mật ong sẽ là một nguy cơ rất lớn. Vì thế rất nhiều người thắc mắc tiểu đường có uống được mật ong không?

Nhiều người thắc mắc người bị tiểu đường có uống được mật ong không?
Nhiều người thắc mắc người bị tiểu đường có uống được mật ong không?

2. Tiểu đường có uống được mật ong không? Có làm tăng cân hay tăng đường huyết không?

Tiểu đường là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Tình trạng đường huyết cao dẫn đến các biến chứng cực kỳ nặng nề cho người bệnh như cách bệnh tim, hoại tử chi, suy thận, mù lòa... Chính vì vậy, ở người bị tiểu đường, việc quan trọng nhất là cần phải kiểm soát lượng đường dung nạp vào cơ thể. Nếu có thể kiểm soát việc ăn uống sinh hoạt hợp lý, bệnh nhân có thể hoàn toàn sống tốt như người bình thường. Ngược lại, người bình thường uống mật ong có bị tiểu đường không, điều này là hoàn toàn có thể nếu dùng quá nhiều làm hàm lượng đường máu trong cơ thể luôn cao và lâu ngày sẽ dẫn đến các rối loạn. Như đã nói, thành phần chủ yếu của mật ong là đường fructose, sẽ làm tăng lượng đường máu của người bệnh tiểu đường và tăng cân cho những ai sử dụng quá nhiều. Vậy tiểu đường có uống được mật ong không? Các bác sĩ không khuyến khích việc người bệnh tiểu đường dùng mật ong vì sẽ làm tăng đường huyết nhanh chóng và mất kiểm soát hàm lượng đường máu. Tuy nhiên, nếu người tiểu đường không thừa cân, béo phì thì vẫn có thể dùng được mật ong, tuy nhiên chú ý là với lượng thấp hơn người bình thường rất nhiều. Các bệnh nhân tiểu đường có kèm tình trạng béo phì, BMI> 23kg/m2 thì tuyệt đối cần kiêng ngọt, và kiêng cả mật ong là điều thiết yếu để bảo vệ sức khỏe. Những bệnh nhân có thể trạng bình thường có thể dùng một lượng nhỏ khoảng 5ml mật ong nguyên chất một ngày để mang lại lợi ích cho cơ thể mà không làm tăng cân hay tăng đường huyết quá nhiều, tuy nhiên cần pha loãng với nước để sử dụng.

Ngoài ra, sử dụng mật ong có thể giúp ích cho người bệnh tiểu đường trong một số trường hợp, ví dụ như dùng thuốc hạ đường huyết quá liều. Nếu bị hạ đường huyết đột ngột, người bệnh có thể rơi vào tình trạng mất tri giác nhanh chóng, lúc này mật ong trở thành một cứu cánh cho người bệnh, vì với một lượng vừa đủ sẽ giúp làm đường máu người bệnh nhanh chóng tăng lên, từ đó hạn chế được tỉ lệ tử vong hoặc các biến chứng nặng nề. Đây là một giải pháp an toàn, hiệu quả nhanh chóng nhưng lại rất đơn giản mà mỗi gia đình có người mắc bệnh tiểu đường cần ghi nhớ. Một nghiên cứu được thực hiện để so sánh tác động làm tăng đường huyết của mật ong và đường tinh luyện ở những bệnh nhân tiểu đường type 1 và những người khỏe mạnh. Những người tham gia sẽ được sử dụng một lượng mật ong như nhau và đo đường huyết sau đó. Kết quả cho thấy rằng, mặc dù trong khoảng 30 phút đầu mật ong làm tăng lượng đường máu nhanh chóng, nhưng sau đó sẽ trở về mức thấp dần sau 2 giờ giống với người bình thường.

Như vậy có thể nói rằng tác động làm tăng đường huyết của mật ong và đường không giống nhau. Điều này là do bên cạnh cung cấp đường và carbohydrate, mật ong còn kích thích làm tăng nồng độ hormon insulin giúp chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng sử dụng. Chính vì vậy, mật ong không làm tăng đường huyết của bệnh nhân tiểu đường quá cao hoặc quá lâu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mật ong giúp giúp phòng ngừa bệnh, chúng chỉ giúp kiểm soát lượng đường huyết khá tốt hơn so với việc dùng đường.

3. Lưu ý khi sử dụng mật ong ở người tiểu đường

Giờ bạn đã biết tiểu đường có uống được mật ong không? Tuy nhiên, người bệnh nếu muốn sử dụng mật ong để thay cho đường tinh luyện hoặc cung cấp vị ngọt  thì cần lưu ý một số điều sau:

3.1. Sử dụng lượng ít

Do hàm lượng carbohydrate rất cao nên mật ong tạo cảm giác ngọt gắt hơn so với đường nên nếu bạn sử dụng mật ong vào các loại thức uống thì chỉ nên dùng một lượng nhỏ.

3.2. Dùng mức độ vừa phải

Vì mật ong có mùi thơm dễ chịu, lại có vị ngọt lôi cuốn nên có thể khiến nhiều người bệnh tiểu đường không kiềm chế được và nếu sử dụng quá mức cho phép có thể làm người bệnh mất kiểm soát đường máu và cân nặng, cũng như làm nặng nề thêm tình trạng bệnh. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường chỉ được tiêu thụ mật ong ở mức độ vừa phải và không nên dùng hàng ngày.

Biết được tiểu đường có uống được mật ong không sẽ giúp người bệnh xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Biết được tiểu đường có uống được mật ong không sẽ giúp người bệnh xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

3.3. Sử dụng mật ong nguyên chất,  mật ong thô

Do nhu cầu mật ong hiện nay rất lớn dẫn đến hiện nay mật ong giả tràn lan trên thị trường, vô cùng hỗn loạn, khó phân biệt. Mật ong nếu đã được pha chế từ đường tinh luyện, sẽ gây hại rất lớn cho bệnh nhân tiểu đường vì chứa hàm lượng đường rất cao. Vì thế, người bệnh cần lựa chọn kỹ càng những loại mật ong tự nhiên để đảm bảo an toàn.

3.4. Kết hợp các thực phẩm lành mạnh

Tiểu đường có uống được sâm ngâm mật ong không hay tiểu đường có uống được nghệ mật ong không? Như đã nói, sử dụng mật ong mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, giúp tăng nồng độ insulin nên người bệnh có thể sử dụng ở một lượng vừa phải. Và để kiểm soát đường huyết, bạn cũng cần dùng kết hợp với các loại thực phẩm tốt như nhân sâm, nghệ, chanh thì sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phải luôn ghi nhớ chỉ dùng ở lượng rất ít và không nên dùng mật ong thường xuyên vì đây vẫn là thực phẩm chứa cung cấp nhiều đường cho cơ thể.

Hiện nay, tiểu đường không còn là bệnh hiếm gặp và việc có một chế độ ăn hợp lý sẽ quyết định đến diễn tiến tình trạng bệnh của bệnh nhân. Mật ong là một thực phẩm tốt cho cơ thể nếu được sử dụng phù hợp. Những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng mật ong nhưng cần sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ để đảm bảo an toàn và vừa giúp cơ thể hấp thu tốt các dinh dưỡng. Ngoài chú ý đến chế độ ăn thì người bệnh tiểu đường cũng cần chủ động hơn trong việc theo dõi, kiểm soát sức khỏe chặt chẽ, đặc biệt là kiểm soát cân nặng để không gặp tình trạng tăng thêm cân, bởi điều này dễ làm tăng đường huyết. Trong trường hợp nếu người tiểu đường đang bị thừa cân, béo phì có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng để giúp quản trị cân nặng được tốt hơn. Khi phương pháp này chú trọng đến việc tìm ra nguyên nhân gây thừa cân, sau đó sẽ thiết kế về một chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp song song với đó là đưa vào cơ thể người thừa cân các tổ hợp vitamin, khoáng chất để chuyển hóa mỡ thừa thành các dạng năng lượng tiêu hao. Mọi quy trình giảm cân với liệu pháp tiêu hao năng lượng được diễn ra dưới sự chỉ định của các bác sĩ chuyên môn nhằm mang đến cho những người thừa cân một chế độ giảm cân khoa học, phù hợp với thể trạng của từng người. Đảm bảo kết thúc liệu trình, không chỉ cần nặng giảm mà tình trạng sức khỏe cũng được nâng cao nhờ việc đẩy lùi các bệnh lý do tình trạng thừa cân gây ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cholesterol và cân nặng của bạn

Cholesterol và cân nặng của bạn

Ăn nhiều dầu mỡ nên uống gì để không tăng cân?

Ăn nhiều dầu mỡ nên uống gì để không tăng cân?

Quản lý sức khỏe của người mắc bệnh béo phì trong thời kỳ COVID

Quản lý sức khỏe của người mắc bệnh béo phì trong thời kỳ COVID

Hãy hoạt động thể chất để có cân nặng khỏe mạnh

Hãy hoạt động thể chất để có cân nặng khỏe mạnh

Vì sao người bị tiểu đường tăng cân nhiều?

Vì sao người bị tiểu đường tăng cân nhiều?

43

Bài viết hữu ích?