Béo phì quá mức gây ra một số hậu quả tiêu cực về thể chất, tâm lý và xã hội cho người bệnh. Hơn nữa, trọng lượng cơ thể quá mức có thể gây ra sự phân biệt đối xử về mặt xã hội và nghề nghiệp, cản trở các mối quan hệ giữa các cá nhân và cản trở việc tìm kiếm bạn đời. Trong một số trường hợp, béo phì có thể được coi là hậu quả của những rối loạn tâm lý mạnh.
Ở các nước phát triển, trước khi thực hiện các phẫu thuật giảm béo, các bệnh nhân đều sẽ được giới thiệu đến một nhà tâm lý học về béo phì, để đánh giá xem họ có hiểu hành vi ăn uống của mình hay không và liệu họ có đủ mạnh mẽ để thay đổi chúng hay không. Điều này cho thấy tâm lý ổn định có vai trò quan trọng như thế nào trong và sau quá trình giảm cân.
Một ví dụ là một phụ nữ 45 tuổi mắc bệnh béo phì đã tăng cân trong 20 năm qua, chủ yếu là do ăn uống vô độ hai lần một tuần. Nếu tiếp tục ăn uống vô độ, việc thắt dạ dày sẽ không hiệu quả.
Và kết quả theo chia sẻ của người phụ nữ đó là nó liên quan chặt chẽ đến chứng trầm cảm của cô ấy. Người phụ nữ ấy đã có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc cũng như các vấn đề về sức khỏe tâm thần của chồng cô, dẫn đến việc cô không có xu hướng ăn khi vui, nhưng khi buồn sẽ có xu hướng ăn những món có nhiều chất béo. Điều này được giải thích là do hành động đó đã làm tăng hormone dopamine, giúp cô có được một niềm vui mơ hồ ở một nơi nào đó. Đây như là một cảm giác tê liệt, gây mê, và khiến bạn không muốn vận động sau đó nữa.
Theo Giám đốc phòng khám béo phì, Giáo sư David Kerrigan cho biết mức độ thường xuyên ăn quá nhiều có liên quan đến những khó khăn về tâm lý. Những vấn đề này cần được xác định và hiểu trước khi phẫu thuật diễn ra, nếu không sẽ dẫn đến thất bại sau khi người bệnh trở lại cuộc sống hàng ngày. Theo các chuyên gia, điều trị cho bệnh nhân béo phì không chỉ là điều trị tại dạ dày. Một nghiên cứu cho thấy 50% phụ nữ đến điều trị tại một phòng khám giảm béo đã trải qua một số hình thức lạm dụng thể chất hoặc tình dục.
Hầu hết các bệnh nhân đến điều trị béo phì có vấn đề về việc sử dụng thức ăn như một “cứu cánh” và thường được sử dụng để giải quyết sự không vui của họ. Nó có thể bắt đầu từ vấn đề tâm lý nhưng sau một thời gian, các dấu hiệu cho cơ thể biết bạn có đói hay không sẽ bị giảm sút, sau một thời gian sinh lý thay đổi, khả năng kiểm soát thèm ăn của người bệnh bị bóp méo, vì vậy họ mất cảm giác no và điều này đẩy cân nặng của họ lên mức cao hơn.
Hiểu các vấn đề tâm lý mà bệnh nhân có thể gặp phải không phải là một giải pháp thay thế cho phẫu thuật. Tuy nhiên, các bác sĩ điều trị cũng cần được người bệnh chia sẻ về sự hiện diện của căng thẳng, để tránh phẫu thuật cho người đang trong tình trạng khủng hoảng và tránh các vấn đề hậu phẫu có thể xảy ra – nguy cơ ăn uống vô độ có thể tiếp tục, nguy cơ không hạnh phúc có thể tiếp diễn làm phá vỡ cam kết của bệnh nhân về việc thay đổi chế độ ăn uống của họ.
Cùng với việc giảm khối lượng cơ thể, việc đánh giá tình hình, trạng thái cảm xúc và hoạt động xã hội của bệnh nhân cũng tác động tích cực tới hiệu quả của chương trình giảm cân thành công. Cải thiện tâm trạng giúp giảm cân ở người béo phì đã được báo cáo bởi các tác giả khác: thành tích giảm cân dù chỉ một chút cũng dẫn đến chất lượng cuộc sống được cải thiện về khía cạnh sức khỏe tâm lý và hoạt động xã hội, tăng cảm giác tự tin và hài lòng với cơ thể của mình.
Bất kể động lực của quá trình giảm cân là gì, việc đạt được mục tiêu giảm cân sẽ cải thiện sức khỏe và hoạt động của người béo phì, cho thấy việc cải thiện tâm trạng tốt cho sức khỏe như thế nào. Do đó, điều cần thiết là để tăng cơ hội thành công của những bệnh nhân khi thực hiện chương trình giảm cân là có được tâm lý ổn định và họ sẽ có thể giảm cân bền vững.
Có được những động lực đầy đủ và tâm lý thoải mái được công nhận là có lợi cho việc thực hiện mục tiêu giảm cân. Thái độ tích cực, thể hiện bằng niềm tin và cảm xúc tích cực đối với mục tiêu, làm tăng cơ hội đạt được mục tiêu đó. Đối với người béo phì, điều này có nghĩa là thái độ tích cực đối với chương trình giảm cân sẽ tăng cơ hội giảm khối lượng cơ thể và duy trì kết quả đạt được.
Điều này được xác nhận bởi nghiên cứu của Desouz, Palmeira và Rieger, những người đã chỉ ra rằng việc điều trị chứng thờ ơ liên quan đến béo phì dẫn đến hiệu quả tốt hơn của chương trình giảm cân, đồng thời nhận thức tích cực hơn về cơ thể của chính mình và cải thiện cảm xúc. Trong khi đó, một nghiên cứu khác trên khoảng 6000 cá nhân thực hiện giảm khối lượng cơ thể quá mức dưới sự giám sát của bác sĩ gia đình, cho thấy khi thời gian điều trị trôi qua, động lực tích cực (tư duy hướng đến lợi ích) mạnh mẽ và ổn định như nhau, trong khi động lực tiêu cực (tư duy hướng đến chi phí) yếu dần sẽ khiến người bệnh nhanh đạt được mục tiêu hơn.
Và một điều ngược lại là chính việc giảm khối lượng cơ thể cũng gây ra những thay đổi trong thái độ của người ăn kiêng đối với chương trình giảm cân của họ. Cụ thể, tác động hai chiều qua lại giữa việc giảm trọng lượng cơ thể và sự cải thiện tâm lý của người bệnh.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác đã chứng minh thời gian béo phì có tương quan tiêu cực với sự tôn trọng của một người đối với cơ thể của chính mình. Hơn nữa, béo phì khởi phát sớm và những nỗ lực giảm khối lượng cơ thể không thành công trong quá khứ có thể dẫn đến hội chứng bất lực, và thiếu niềm tin về khả năng giảm cân của bản thân. Vì thế, hãy cố gắng để tâm lý ổn định hoặc bạn có thể tìm đến bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ vấn đề này và bạn sẽ thấy rằng cải thiện tâm trạng giúp giảm cân và cải thiện tâm trạng tốt cho sức khỏe.
Thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của liệu pháp hành vi, liệu pháp nhận thức hành vi và cuộc các can thiệp phỏng vấn tạo động lực để giảm cân ở bệnh nhân béo phì từ các nhà tâm lý học. Họ chính là những người có kiến thức và được đào tạo để hỗ trợ ngăn ngừa các trở ngại do vấn đề cân nặng gây ra, giúp người bệnh tuân thủ các các chương trình giảm cân, duy trì cân nặng và lối sống lành mạnh.
Tóm lại, béo phì giờ đây đã trở thành một căn bệnh trên toàn cầu bởi tốc độ phát triển rất nhanh của xã hội và lối sống kém lành mạnh cũng như dưới áp lực của những rối loạn tâm lý, tinh thần nghiêm trọng. Vì thế, bên cạnh những thay đổi về chế độ ăn uống, tập thể dục hay sử dụng các biện pháp phẫu thuật thì vấn đề giữ được tâm lý ổn định cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm cân bền vững.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn, có sự tư vấn, hỗ trợ toàn diện liệu trình kết hợp cùng sự tư vấn tâm lý thì có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Đây là 1 phương pháp giảm cân đa trị liệu hiện đại và tân tiến với công thức độ quyền từ Mỹ. Thông qua việc truyền các loại vitamin & khoáng chất vào cơ thể, cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của khách hàng qua một loạt các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chỉ số mỡ, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tư vấn cho bạn về các vấn đề tâm lý, làm sao để xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hoạt động thể chất phù hợp để giúp bạn hiểu rõ về cách giảm cân an toàn và khoa học nhất.
27
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?
Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì
Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì
Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?
Ngũ cốc có phải là nguyên nhân gây béo phì?
27
Bài viết hữu ích?