Một vài nghiên cứu đã đưa ra nhận định về hình ảnh tế bào thần kinh thay đổi khi áp dụng cách rèn luyện não bộ thông minh hơn mỗi ngày. Chính những hoạt động này sẽ tạo ra nhiều nơron thần kinh và các khớp thần kinh, làm cho quá trình dẫn truyền thần kinh hoạt động thuận lợi. Vậy những cách rèn luyện nào nên áp dụng để đạt được mức độ thông minh cho não bộ?
1. Não bộ được "rèn luyện" có trở nên thông minh hơn không?
Để đánh giá sự thông minh của não bộ có thể dựa vào chỉ số IQ. Chỉ số này được phân ra các mức như sau: nếu một người có chỉ số IQ dưới 85 điểm thì được xếp vào nhóm kém thông minh, còn chỉ số IQ từ 85 đến 115 điểm là người có trí tuệ bình thường, từ 115 đến 130 điểm là người thông minh và điểm từ 130 đến 145 sẽ là người rất thông minh.
Những chỉ số này được nhận định là thước đo mức độ thông minh của mỗi người. Chỉ số này ít khi thay đổi, và được hình thành bắt đầu từ thời thơ ấu. Tuy nhiên, trong một bài báo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature cho rằng chỉ số này vẫn có thể thay đổi khi con người ở độ tuổi trưởng thành.
Không những thế, có khá nhiều quan điểm cho rằng kỹ năng vận động và kỹ năng nhận thức thường khác nhau. Nhưng nếu rèn luyện kỹ năng vận động - cảm xúc có thể giúp cải thiện nhận thức. Chẳng hạn như có thể học nghe nhạc cổ điển để tăng chỉ số IQ.
Khi các nhà khoa học chụp ảnh các tế bào thần kinh cho thấy cơ chế rèn luyện trí nhớ sẽ giúp tăng cường trí thông minh. Điều này được giải thích: trí thông minh được cải thiện là do có thêm các noron thần kinh và các khớp thần kinh bao gồm các synapse giúp dẫn truyền giữa các nơron thần kinh. Dựa vào hai yếu tố các nơron và khớp thần kinh làm cho quá trình tiếp nhu hay nhận thức được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Hay các nhà khoa học cũng chỉ ra một cách khác giúp tăng chỉ số IQ là rèn luyện sự tập trung chú ý. Lý do của hoạt động chính là do khi thực hiện chú ý sẽ là tiền đề cho sự tiếp thu và tăng cường trí tuệ.
Dựa vào các nghiên cứu giải thích một phần về cách rèn luyện não bộ thông minh. Có thể áp dụng các bài luyện tập hoặc thể dục nhịp điệu nhằm giúp tăng cường hoạt động trí não, đồng thời tăng cường cơ bắp và cải thiện sức khoẻ tổng thể. Các nghiên cứu chỉ ra khi thực hiện đi bộ 30 phút sẽ giúp cơ thể sản xuất nhiều BDNF giúp hình thành các nơron và khớp thần kinh mới.
Dựa vào các nhận định nêu ở trên cho thấy khi não bộ được rèn luyện thì có thể giúp tăng cường trí thông minh. Tuy nhiên, điều này vẫn cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu để có sự đồng thuận với các kết quả nghiên cứu.
2. Cách nào rèn luyện não bộ thông minh hơn mỗi ngày?
Như đã phân tích ở trên, việc rèn luyện mỗi ngày sẽ giúp não bộ thông minh hơn. Một số cách có thể áp dụng để cải thiện trí thông minh của mỗi người:
Thực hiện rèn luyện tư duy phản biện. Đây được xem là một phương pháp giúp não bộ trở nên nhanh nhẹn khi giải quyết vấn đề hoặc xử lý thông tin một cách tốt hơn. Tư duy phản biện sẽ yêu cầu bộ não phải có được những suy luận, nhận định và phân tích một cách nhạy bén. Từ đó đưa ra những nhận định vấn đề một cách logic và khách quan.
Đọc nhiều sách nhiều hơn là cách luyện não thông minh hơn mỗi ngày. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển trẻ em của Vương quốc Anh cho thấy khi trẻ em có sở thích đọc sách thì não bộ của những trẻ em này hoạt động khá thông minh ở thời điểm trẻ đã trưởng thành. Ngoài việc đọc sách giúp tích lũy kiến thức thì đọc sách còn giúp cho người đọc thư giãn, giải tỏacăng thẳng.
Thực hiện các trò chơi trí tuệ là cách luyện não thông minh. Một số quan điểm cho rằng cho game là điều không tốt và tốn khá nhiều thời gian. Nhưng chơi game được biết đến như là bộ môn giải trí giúp cải thiện tư duy, khả năng phán đoán cũng sự nhanh nhạy của não bộ. Tuy nhiên, cần nhận định và lựa chọn loại game phù hợp đồng thời phân bổ thời gian chơi hợp lý, chẳng hạn như game sudoku, rubik, xếp hình…
Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Khi luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể có một sức khỏe dẻo dai, tăng cường sức đề khángđể chống chọi với các tác động từ môi trường. Mà tập thể dục còn giúp cho tuyến yên của cơ thể tiết ra hormone endorphin có tác dụng giúp cải thiện tâm trạng, từ đó làm giảm các cảm giác căng thẳng, lo âu, stress… Bên cạnh đó, endorphin còn giúp não bộ thúc đẩy nguồn cảm hứng và nguồn sáng tạo trong công việc.
Bổ sung dưỡng chất cho não bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong thực phẩm có chứa khá nhiều dưỡng chất cần thiết giúp não bộ phát triển và thông minh hơn. Chẳng hạn như omega 3,6,9. vitamin D, cholin… Những dưỡng chất này bao gồm khá nhiều trong các loại thực phẩm như: trứng, thịt, cá hồi, cá trích, cá thu,cà phê.
3. Các điểm cần lưu ý khi rèn luyện não bộ
Trong quá trình rèn luyện não bộ thông minh, cần hạn chế tối đa những thói quen xấu như hút thuốc lá, thức khuya,.... Bởi vì những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện của não.
Thức khuya. Nên đi ngủ từ 22 giờ đến 23 giờ và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Thời gian thức dậy khoảng từ 5 giờ đến 6 giờ. Điều này được giải thích sau 23 giờ thì các cơ quan bộ phận trong cơ thể cần phải đào thải các chất và bộ não cũng cần được nghỉ ngơi. Khi cơ thể thức khuya sẽ làm cho não làm việc quá tải, gây hại cho não đồng thời gây hại cho cả các tế bào trong cơ thể.
Không cung cấp đủ lượng nước theo nhu cầu cơ thể. Trong cơ thể mỗi người nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể. Nước được xem như yếu tố quan trọng và không thể thiếu cho các quá trình trao đổi chất. Vì vậy, nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ làm cho não bộ không tỉnh táo, giảm sự nhạy bén, mất tập trung.
Lười vận động. Theo kết quả của các nghiên của tại trường đại học Mỹ, Úc, cho thấy những người lười vận động sẽ làm giảm khả năng ghi nhớ, trí tuệ có thể sa sút. Lý do khi vận động sẽ giúp máu lưu thông lên não được dễ dàng hơn, từ đó giúp não bộ hoạt động nhanh nhạy và linh hoạt.
Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể mà nó còn tác động tiêu cực tới não bộ. Bởi vì thuốc lá có chứa hàng ngàn chất kích thích gây nghiện làm cho trí nhớ của não bộ ngày một giảm. Về lâu dài thói quen sử dụng thuốc lá làm thay đổi cấu trúc vùng não dưới từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh mất trí nhớ lên gấp đôi.
Xem tivi quá nhiều. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng ở những trẻ nhỏ có độ tuổi từ 1 đến 3 nếu xem tivi quá nhiều trong ngày có thể làm tăng nguy cơ chậm nói và khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ. Trong một nghiên cứu khác cũng chỉ ra là nếu thời gian xem tivi nhiều sẽ làm cho đầu óc trì trệ, mệt mỏi và tăng nguy cơ một số bệnh như đái tháo đường, béo phì…
Có thể thấy những cách rèn luyện não bộ thông minh khá đơn giản và dễ áp dụng. Việc mỗi chúng ta chủ động làm trẻ hóa não bộ không chỉ là cách để tăng cường khả năng hoạt động của não mà còn giúp làm chậm quá trình lão hóa não từ đó giúp đầu óc trở nên minh mẫn, sáng suốt hơn.