Zalo

Cách dưỡng ẩm cho da khô hiệu quả

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Da khô do thiếu nước bề mặt ngoài cùng của da. Các tác nhân của da khô có thể bị gây ra bởi môi trường sống, thời tiết hoặc sử dụng thuốc, thay đổi nội tiết tố… Nếu không được chăm sóc tốt thì da sẽ xuất hiện tình trạng nổi mụn, sần sùi, nứt nẻ, thiếu ẩm…Vậy, quy trình skincare cho da khô nên được thực hiện thế nào để cấp ẩm cho da khô hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng da khô

Da khô tình trạng khá phổ biến bởi sự mất đi hàm lượng nước ở lớp biểu bì. Nếu da có dấu hiệu căng kết với bong tróc hoặc khô ráp thì lúc này da đang bị khô, mất nước và cần được cung cấp ẩm ngay lập tức. Da khô được gây ra bởi nhiều nguyên nhân bao gồm: 

  • Các yếu tố môi trường: Môi trường sống, thời tiết, hoặc sử dụng các loại thuốc…
  • Các yếu tố bên trong: Di truyền, tuổi ngày một tăng, nội tiết tố…
  • Lối sống và thói quen: Hút thuốc lá, phơi nắng, chăm sóc da sai cách…

Khi hàng rào bảo vệ của da bị phá vỡ thì các nhân tố giữ ẩm cho da sẽ bị suy giảm, từ đó tạo điều kiện cho nước dễ dàng thoát ra và bốc hơi khỏi bề mặt của da. Lượng giữ ẩm của da càng thoát ra nhiều thì sẽ là lúc làn da ngày càng khô, thô ráp, sạm đen. 

Da khô thường gây ra các cảm giác căng rát khô ngứa. Tình trạng này thường được cảm nhận rất rõ nét sau khi rửa mặt và chưa thực hiện dưỡng da. Thậm chí còn cảm thấy da căng rát hơn, nhất là khi cười hoặc thực hiện các cử động mặt. Chăm sóc da khô cần yêu cầu bổ sung lượng nước, lượng ẩm cần thiết từ cả bên ngoài lẫn bên trong. 

Nhìn chung, tình trạng da khô khá phổ biến và có thể xuất hiện ở các mức độ khác nhau. Nếu da khô ở mức độ nhẹ thì dễ dàng khắc phục. Tuy nhiên trường hợp da khô do sử dụng thuốc hoặc các biến chứng bệnh liên quan đến da thường nặng, dễ dẫn tới biến chứng nhiễm trùng thứ cấp, viêm mô tế bào, chàm da…

2. Quy trình skincare cho da khô

Để quá trình cấp ẩm cho da khô đạt hiệu quả thì các trường hợp da khô nên được thực hiện một quy trình skincare cho da khô nhằm cải thiện tình trạng của da. Sau đó mới thực hiện cấp ẩm cho da để làn da có thể hấp thu lượng ẩm nhiều nhất có thể. Các bước của quy trình skincare cho da khô bao gồm: 

  • Tẩy trang: Thực hiện quy trình này với dầu tẩy trang có thể làm sạch lớp trang điểm hoặc sạch các bụi bẩn dầu nhờn trên da sau một ngày làm việc ở bên ngoài. Những yếu tố này có thể khiến cho da bị bít lỗ chân lông và gây ra mụn và viêm. Nước tẩy trang còn giúp tẩy đi lớp bụi bẩn mà không làm mất lớp màng ẩm tự nhiên của da nhằm bảo vệ da.  Tuy nhiên, nước tẩy trang thường được sử dụng khá phổ biến vào mùa đông. Khi thực hiện tẩy trang nên lựa chọn cho từng làn da một loại phù hợp để sử dụng.
  • Rửa mặt là bước thực hiện sau khi tẩy trang, điều này sẽ giúp làm sạch sâu hơn các bụi bẩn, bã nhờn, da chết còn sót lại ở lỗ chân lông. Với các loại da khô, thì nên lựa chọn các loại sữa rửa mặt trung tính có độ pH khoảng 5.5. Với sản phẩm này khá phù hợp với da khô bởi vì hoạt chất trong sản phẩm dịu nhẹ và giảm nguy cơ gây kích ứng. Lưu ý khi rửa mặt không nên sử dụng nước nóng hoặc rửa quá lâu, sẽ khiến cho da càng khô ráp, thiếu ẩm và dễ bong tróc hơn. 
  • Sử dụng nước hoa hồng hoặc dung dịch chăm sóc da giúp cấp ẩm cho da hiệu quả. Khi làn da khô thường bị căng ngứa đặc biệt sau khi rửa mặt. Vì vậy, có thể sử dụng nước hoa hồng ngay sau đó để dưỡng cho da. Quy trình này không chỉ làm sạch tối ưu cho da, giúp cân bằng pH và giữ ẩm tự nhiên cho da. Tuy nhiên, với những loại da khô nhiều hơn thì nên lựa chọn các loại nước hoa hồng có chức năng cấp ẩm tối ưu, dịu nhẹ và không gây ra bất kỳ kích ứng nào cho da. 
  • Đắp mặt nạ giấy là phương pháp giúp cấp ẩm cho da nói riêng đồng thời dưỡng da chuyên sâu hơn và đạt hiệu quả tốt hơn. Với những làn da khô thì việc đắp mặt nạ giấy hàng ngày hoặc cách 2-3 ngày sẽ tùy thuộc vào tình trạng của da. 
  • Xịt khoáng là bước cung cấp cho da, nước và các ion khoáng chất cần thiết, giúp cấp ẩm ngay lập tức cho da, giải quyết vấn đề căng da, ngứa da do thiếu ẩm. Đây không phải là bước dưỡng da bắt buộc nhưng với làn da khô lại là lựa chọn hàng đầu. 
  • Kem dưỡng ẩm cho da khô có thể sử dụng serum chứa dầu dưỡng. Đây là dạng tinh chất phân tầng với lớp nước phía dưới và lớp dầu dưỡng phía trên. Dầu dưỡng sẽ phủ bên trên ngăn hơi nước bốc hơi, vì thế mà làn da giữ ẩm tốt hơn kể cả trong điều kiện thời tiết hanh khô. Với serum dưỡng này, trước khi dùng chỉ cần lắc đều để hai lớp nước - dầu hòa vào nhau, sau đó đổ ra lòng bàn tay, chà xát cho ấm rồi áp lên mặt.
  • Dùng kem dưỡng và mặt nạ ngủ: Đối với da khô quá cần sử dụng kem dưỡng da chuyên biệt ban đêm dành cho da khô, đây là loại có khả năng cấp ẩm và khóa ẩm tốt hơn, giúp làn da trở nên mềm mại, tránh bong tróc. Nếu đã sử dụng Serum cấp ẩm thì bước này bạn có thể dùng kem dưỡng ban đêm thông thường để khóa ẩm, không nhất thiết phải dùng loại cấp ẩm chuyên sâu nữa. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mặt nạ ngủ để thay cho kem dưỡng ban đêm nếu cảm thấy làn da chưa đủ ẩm. Không mất nhiều thời gian chờ đợi như đắp mặt nạ thông thường, mặt nạ ngủ sử dụng giống kem dưỡng ẩm nhưng cấp nước và tinh chất tốt hơn nhiều.
  • Kem dưỡng mắt: Vùng da này là mỏng nhất, có cường độ hoạt động cao theo chuyển động chớp mở mắt nên dễ xuất hiện các nếp nhăn hay thâm sạm hơn. Đặc biệt với làn da khô thường không có đủ ẩm, hay dưỡng mắt chuyên sâu hơn từ khi còn trẻ. Nên dùng kem dưỡng mắt riêng để dưỡng toàn bộ khu vực bọng mắt, kết hợp với mát xa để làn da căng mịn hơn, hạn chế nếp nhăn.
  • Kem chống nắng: Dù trời không có ánh nắng thì tia UV vẫn tồn tại và gây hại cho làn da. Vì thế vào mùa đông hay mùa hè, với dưỡng da ban ngày thì sử dụng kem chống nắng là bước không thể bỏ qua. Lưu ý nên bôi lượng kem chống nắng khoảng ¼ thìa cà phê để bao phủ toàn bộ khuôn mặt. Nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng và tia UV, nên bôi thêm lớp kem chống nắng sau mỗi 2 - 4 giờ.
Một quy trình skincare phù hợp giúp việc cấp ẩm cho da khô đạt hiệu quả
Một quy trình skincare phù hợp giúp việc cấp ẩm cho da khô đạt hiệu quả

3. Một số biện pháp dưỡng ẩm cho da khô ở nhà hiệu quả

3.1. Dùng dầu oliu

Dùng dầu oliu là cách dưỡng ẩm cho da khô bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả. Dầu oliu chứa nhiều vitamin A, D, E và K, đây đều là những vitamin giúp chống lại các yếu tố xấu bên ngoài, hỗ trợ quá trình oxy hóa tế bào. Do có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ nên dầu oliu đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa liên tục.

Trong dầu oliu còn có chất diệp lục, giúp chữa lành vết thương và sẹo thâm. Tinh chất trong dầu oliu giúp da mềm mại do tính chất hỗ trợ tái tạo tế bào và hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm cho da. Sử dụng dầu oliu thường xuyên giúp da làm tăng độ đàn hồi và chống lại những dấu hiệu lão hóa da.

Bạn có thể sử dụng dầu oliu bằng 3 cách sau:

  • Thoa dầu oliu trực tiếp lên da mặt và mát xa nhẹ nhàng trong vòng 10 phút. Sau đó giữ nguyên dầu trên da khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
  • Thoa dầu oliu lên những vùng da bị khô và giữ trong 30 phút. Sau đó mát xa nhẹ nhàng và rửa lại với nước sạch.
  • Tẩy tế bào chết bằng dầu oliu: Trộn 1 muỗng cafe dầu oliu + 4 muỗng cafe đường nâu + 1 muỗng cafe mật ong. Thoa nhẹ hỗn hợp này lên da và mát xa, sau đó rửa sạch lại với nước.

3.2. Sử dụng nha đam

Đặc tính của nha đam là khả năng khử trùng, vì thế nha đam được xem là một nguyên liệu dưỡng ẩm tự nhiên vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó nha đam còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin E giúp trẻ hóa làn da, tái tạo tế bào đem đến một làn da trắng hồng rạng rỡ.

Bạn có thể sử dụng nha đam bằng cách cắt một lá nha đam và lấy gel. Thoa gel lên mặt và giữ trong 10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần, sau một tháng bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt trên làn da của mình. Hoặc bạn có thể sử dụng nha đam bằng cách trộn hai muỗng gel nha đam với 2 muỗng đường nâu, thoa hỗn hợp lên mặt hoặc toàn thân. Sau đó lại mát xa nhẹ nhẹ nhàng theo chuyển động tròn và rửa sạch lại với nước.

3.3. Sử dụng quả bơ để dưỡng ẩm cho da khô bằng phương pháp tự nhiên

Một trong những cách để dưỡng ẩm cho da khô bằng phương pháp tự nhiên đó là sử dụng bơ. Có thể bạn chưa biết, bơ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đóng vai trò chính trong việc nuôi dưỡng sức sống cho làn da của bạn.

Bơ chứa nhiều vitamin E và C giúp làm tăng tốc độ phục hồi da và cải thiện tình trạng da mãn tính như chàm hay mụn trứng cá. Bên cạnh đó bơ còn chứa các chất chống oxy hóa, omega 3, khoáng chất và vitamin, là nguồn biotin tuyệt vời giúp ngăn ngừa da khô, rụng tóc và móng tay giòn.

Bạn có thể sử dụng bơ để dưỡng ẩm theo cách: 

  • Trộn đều hỗn hợp 20ml tinh dầu bơ và 10ml tinh dầu hương thảo hoặc Emu. Sau đó thoa trực tiếp hỗn hợp này lên mặt, để một lát rồi rửa lại với nước.
  • Đắp mặt nạ bơ: Bạn cắt bơ thành từng khối và thêm một lượng nhỏ tinh dầu bơ, nghiền nát hỗn hợp này. Sau đó dùng hỗn hợp đã nghiền đắp lên mặt, giữ trong 10 - 15 phút và rửa lại bằng nước ấm.

3.4. Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch giúp bạn tẩy tế bào chết cho da rất tốt. Thực hiện bằng cách trộn 2 muỗng canh bột yến mạch với 1 muỗng canh mật ong pha nước ấm. Sau đó đem hỗn hợp đi hâm nóng và để nguội. Tiếp theo bạn thoa hỗn hợp lên da, giữ trong 15 - 20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Lập tức da bạn sẽ mềm mịn và giữ ẩm cũng tốt nữa.

3.5. Sử dụng mật ong để dưỡng ẩm

Trộn 2 muỗng mật ong và 8 muỗng nước cho đến khi hỗn hợp đặc lại. Sau đó thoa trực tiếp hỗn hợp lên da và mát xa trong 10 - 15 phút rồi rửa lại với nước ấm. Mật ong là nguyên liệu làm đẹp tuyệt vời của tự nhiên mà chị em không nên bỏ qua. Vì trong mật ong chứa rất nhiều chất giúp dưỡng ẩm, phục hồi cho da khô cực hiệu quả. Không chỉ với da mặt mà còn tác dụng luôn cho làn da body của bạn nữa đấy.

Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên lành tính giúp dưỡng ẩm hiệu quả cho da khô
Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên lành tính giúp dưỡng ẩm hiệu quả cho da khô

3.6. Dùng sữa tươi để dưỡng ẩm cho da khô bằng phương pháp tự nhiên

Trong sữa tươi chứa vitamin B, axit alpha hydroxy, canxi và các chất chống oxy hóa mạnh mẽ đem lại nhiều lợi ích cho da. Sữa tươi giúp nuôi dưỡng các tế bào từ sâu bên trong và khóa ẩm cho làn da cả ngày dài. Ngoài ra sữa tương còn hỗ trợ trị mụn và se khít lỗ chân lông. Bạn sử dụng sữa tươi theo công thức sau:

  • Dưỡng ẩm: Thấm một miếng bông tẩy trang vào sữa tươi và thoa đều lên vùng da bị khô, sau đó giữ trong 15 - 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
  • Tẩy tế bào chết: Dùng 1 muỗng bột yến mạch + 1 thìa sữa tương sau đó trộn đều. Đắp lên mặt giữ trong 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.

3.7. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Khi chọn sản phẩm dưỡng ẩm cho da khô, bạn cần lưu ý đến một số thành phần như: axit lactic, axIT hyaluronic, dimethicone, glycerin, lanolin, dầu khoáng, petrolatum, ceramide. Đa phần các loại kem dưỡng ẩm dành cho da khô thường đặc hoặc dạng kem, bạn có thể mất thời gian một chút để tìm ra loại kem dưỡng ẩm phù hợp.

4. Những lưu ý kết hợp để việc dưỡng ẩm đạt hiệu quả tốt nhất

  • Uống đủ nước: Bạn cần duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày để bù nước cho tế bào, duy trì cân bằng nội môi, ngăn ngừa lão hóa và giúp các tế bào hoạt động hiệu quả. Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc hơn để da không bị mất nước, đủ độ ẩm và các cơ quan trong cơ thể vận hành hiệu quả.
  • Chế độ dinh dưỡng: Sử dụng kem dưỡng ẩm thôi là chưa đủ, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để giúp da khỏe mạnh từ bên trong. Bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn các loại hạt, bơ, chuối, cá, dưa chuột, lựu, trà hoa cúc,....để có làn da mịn màng và chắc khỏe nhé!
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da khô: Đừng quên dưỡng ẩm cho da một cách đều đặn và thường xuyên bạn nhé. Như vậy thì da của chúng ta mới không bị khô, đồng thời cũng giúp giữ ẩm cho lớp sừng trên da được tốt hơn.

Bằng cách kết hợp chống nắng, áp dụng quy trình chăm sóc da dưỡng ẩm, xem xét các phương pháp điều trị tại chỗ và các biện pháp can thiệp chuyên nghiệp, bạn có thể thực hiện các bước chủ động để chăm sóc và trẻ hóa làn da của mình. Bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Gợi ý bạn 11 cách chăm sóc da mặt ở tuổi 35 đơn giản và hiệu quả

Gợi ý bạn 11 cách chăm sóc da mặt ở tuổi 35 đơn giản và hiệu quả

Cách chăm sóc làn da ở độ tuổi 60 và 70

Cách chăm sóc làn da ở độ tuổi 60 và 70

Hướng dẫn cách chăm sóc da lão hóa tại nhà

Hướng dẫn cách chăm sóc da lão hóa tại nhà

Chọn kem chống lão hóa da tuổi 50 như thế nào?

Chọn kem chống lão hóa da tuổi 50 như thế nào?

Hướng dẫn chọn mặt nạ chống lão hóa da

Hướng dẫn chọn mặt nạ chống lão hóa da

24

Bài viết hữu ích?