Zalo

Cách đọc kết quả các chỉ số xét nghiệm máu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu là một phương pháp cận lâm sàng không thể thiếu trong chẩn đoán bệnh và theo dõi sức khỏe. Vậy có những loại xét nghiệm máu cơ bản nào và cách đọc kết quả các chỉ số xét nghiệm máu ra sao?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm máu là gì? Cách thực hiện xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu là phân tích các thông tin về số lượng, chất lượng và một số chỉ số đặc biệt trong máu, từ đó xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đây được coi là tiền đề để chẩn đoán các loại bệnh lý của cơ thể. Xét nghiệm máu là một cận lâm sàng cơ bản, thường được thực hiện trong khám sức khỏe định kỳ, khám sàng lọc tìm nguyên nhân bệnh, theo dõi tình trạng bệnh trong quá trình điều trị, đánh giá hiệu quả điều trị bệnh,... Tùy từng trường hợp bệnh lý bác sĩ sẽ chỉ định các loại xét nghiệm khác nhau. Các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản bao gồm: Tổng phân tích tế bào máu (kiểm tra các dòng tế bào máu); glucose máu; acid uric máu; định lượng men gan; xét nghiệm chức năng thận;... Thông thường, xét nghiệm máu sẽ lấy máu ở tĩnh mạch, một số trường hợp đặc biệt mới sử dụng máu mao mạch hoặc máu động mạch. Mỗi loại xét nghiệm sẽ có yêu cầu khác nhau về thời điểm lấy máu: trước ăn, sau ăn, nhịn ăn qua đêm hoặc sử dụng một số loại thuốc trước lấy máu,...

Kết quả các chỉ số xét nghiệm máu giúp bạn phát hiện được các bệnh lý nguy hiểm
Kết quả các chỉ số xét nghiệm máu giúp bạn phát hiện được các bệnh lý nguy hiểm

2. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Đọc kết quả xét nghiệm máu là dựa vào các số liệu sau khi máy chạy mẫu máu của người bệnh để đưa ra các thông tin sức khỏe. Bài viết chỉ cung cấp những số liệu về giá trị bình thường hay bất thường của các chỉ số xét nghiệm máu, việc chẩn đoán bệnh lý phải do bác sĩ kết luận dựa vào các yếu tố lâm sàng khác.

  • Chỉ số đường máu Glucose: đánh giá lượng đường trong máu, bình thường glucose máu nằm trong khoảng 4,1 - 6,1 mmol/l (74 - 110 mg/dl), đường máu trên 7mmol/l (126mg/dl) được chẩn đoán là bệnh lý đái tháo đường.
  • Chỉ số men gan (bao gồm SGPT và SGOT): kết quả xét nghiệm máu men gan bình thường trong khoảng 20 - 40 UI, nếu men gan lớn hơn chứng tỏ gan đang bị tổn thương.
Kết quả xét nghiệm máu men gan bình thường trong khoảng 20 - 40 UI
Kết quả xét nghiệm máu men gan bình thường trong khoảng 20 - 40 UI
  • Chỉ số mỡ máu (bao gồm Cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, HDL-Cholesterol và Triglyceride): Giá trị thông thường của Cholesterol khoảng 3,4 - 5,4 mmol/l; LDL - Cholesterol là 0,9 - 2,1 mmol/l; HDL - Choles là 0,0 - 2,9 mmol/l; Triglyceride là 0,4 - 2,3 mmol/l. Nếu các chỉ số Cholesterol toàn phần, LDL - Cholesterol cao sẽ tăng nguy cơ xảy ra bệnh lý tim mạch, dẫn đến các biến chứng tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
  • Chỉ số Ure máu, Creatinin máu: đây là yếu tố để đánh giá chức năng thận, Ure bình thường trong khoảng 2,5 - 7,5 mmol/l; Creatinin trong khoảng 44 - 97 µmol/l đối với nữ và 53 - 106 µmol/l đối với nam. Giá trị này càng cao thì nguy cơ thận có tổn thương càng lớn.
  • Chỉ số Acid Uric: giá trị bình thường ở nữ giới là 150 - 360 µmol/l, ở nam giới là 180 - 420 µmol/l. Acid uric tăng cao cảnh báo nguy cơ bệnh lý ở thận và ở hệ xương khớp (bệnh gout).
  • Các chỉ số Tổng phân tích tế bào máu: bao gồm số lượng, thể tích, thành phần của các dòng tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) - đây là xét nghiệm cơ bản để đánh giá chức năng hệ huyết học từ đó có thể định hướng, theo dõi, chẩn đoán một số bệnh lý của cơ thể.

Trên đây là một vài chỉ số xét nghiệm máu cơ bản để đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi người. Để có những chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý cần những xét nghiệm chuyên sâu hơn. Hiện nay, tại một số trung tâm chăm sóc sức khỏe, các đối tượng có vấn đề về cân nặng hay rối loạn chuyển hóa, sẽ được thực hiện các xét nghiệm máu định kỳ để chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe của khách hàng, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ cải thiện cân nặng cũng như các vấn đề sức khỏe đang gặp một cách toàn diện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Khi khám tổng quát có phát hiện HIV không?

Chỉ số PCT trong máu thấp cảnh báo điều gì?

Chỉ số PCT trong máu thấp cảnh báo điều gì?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MID trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MID trong xét nghiệm máu là gì?

1084

Bài viết hữu ích?