Zalo

Các thành phần thuốc giải rượu gồm những gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bia, rượu luôn là thức uống phổ biến trong các cuộc gặp mặt, tiệc tùng để gia tăng sự hưng phấn và giải tỏa stress. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều rượu bia khiến cơ thể trở nên say và dẫn tới mệt mỏi vào ngày hôm sau. Vì vậy các loại thuốc giải rượu đang được lưu hành sẽ đánh vào tâm lý người tiêu dùng muốn giảm nhanh các triệu chứng say sau khi uống rượu. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc thành phần thuốc giải rượu có gì hay chưa?

1. Rượu sẽ được chuyển hoá và đào thải trong cơ thể như thế nào?

Tất cả các sản phẩm rượu bia nói chung đều phải chứa ethanol là thành phần chính gây ra cơn say. Trong đó độ rượu cũng sẽ được đánh giá theo nồng độ ethanol, trong 100ml rượu như các loại rượu nặng thậm chí có thể đạt 40 độ tức 40g ethanol/ 100ml rượu. Thông thường rượu sẽ được hấp thu qua đường tiêu hoá trong khoảng 30 phút rồi phân phối nhanh vào các tổ chức và dịch của cơ thể. Có khoảng 10% rượu được thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu, còn đến 90% sẽ hấp thu và chuyển hoá tại gan. Theo WHO, ở người lớn khỏe mạnh gan có khả năng chuyển hoá từ 7-10g rượu ethanol mỗi giờ, đây cũng chính là khả năng giải độc rượu của gan. Người uống rượu thường xuyên cũng sẽ có sự cảm ứng làm tăng hoạt động của hệ thống enzyme chuyển hóa rượu lên gấp nhiều lần dẫn tới hiện tượng “đô cao” hơn người ít sử dụng rượu. Tuy nhiên việc sử dụng lượng lớn ethanol sẽ dẫn tới kích hoạt 2 loại enzyme tham gia chuyển hóa acetaldehyde thành acetate làm tăng các gốc tự do gây độc. Tại mô ngoài gan, quá trình giáng hóa không mạnh mẽ như vậy nên sẽ ứ đọng nhiều aldehyde hơn và cần có thời gian dài mới chuyển hoá thành axit axetic, lúc này con người mới có thể hết say.

2. Thuốc giải rượu là gì, có thành phần như thế nào?

Thuốc giải rượu hay viên uống giải rượu là các loại thuốc giúp giảm bớt trạng thái say khi đang uống hoặc sau uống rượu. Thực chất các loại thuốc giải rượu trên thị trường hiện nay như RU-21, ME-21, Mewol-21 và Voskyo 3 có thành phần chủ yếu gồm vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic. Tất cả các chất trong thành phần thuốc giải rượu đều có công dụng chuyển hoá rượu và các chất này đúng hơn là một dạng thực phẩm chức năng chứ không phải thuốc. Thực chất sau khi uống rượu vào cơ thể nó sẽ tác động trực tiếp lên gan và hệ thần kinh trước cả khi uống viên thuốc giải rượu. Vì vậy các loại thuốc giải rượu chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần quá trình chuyển hoá rượu, chứ không thể phục hồi hoặc bảo vệ gan, cũng như triệt tiêu tác dụng của rượu lên hệ thần kinh trung ương để loại bỏ trạng thái say xỉn.

Thuốc giải rượu là loại thuốc giúp giảm bớt trạng thái say khi uống rượu
Thuốc giải rượu là loại thuốc giúp giảm bớt trạng thái say khi uống rượu

3. Sử dụng thuốc giải rượu có an toàn không?

Sau khi hiểu hơn về thành phần thuốc giải rượu thì nhiều người thắc mắc không biết thuốc giải rượu có an toàn không? Ở liều lượng thấp, các viên thuốc giải rượu như RU-21, ME-21, Mewol-21… có thể giúp giảm tạm thời các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, tuy nhiên không thể loại bỏ lượng ethanol thực tế đã nạp vào cơ thể. Ngoài ra, khi say rượu mà sử dụng các viên thuốc giải rượu đồng nghĩa bắt các bộ phận trong cơ thể làm việc nhiều hơn, nhất là gan và hệ thần kinh.

Lạm dụng thuốc giải rượu có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khoẻ
Lạm dụng thuốc giải rượu có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khoẻ

Rượu xâm nhập vào hệ thần kinh rất nhanh và làm thay đổi chuyển hoá cơ bản của tế bào não, do đó khi uống viên thuốc giải rượu sẽ làm tăng gánh nặng lên não. Vì vậy người thường xuyên dùng thuốc giải rượu sau khi các buổi tiệc có thể nhanh chóng bị sa sút về nhận thức, rối loạn hành vi. Ngoài ra, rượu và thuốc có thể cùng được chuyển hoá qua gan gây tê liệt, tương kỵ về mặt hoá học trong tế bào gan, từ đó khiến gan bị quá tải và tích lũy chất độc, gây tăng men gan và cuối cùng là xơ gan. Nhìn chung không có một loại “thần dược” nào giúp người uống rượu không say. Uống viên giải rượu thường xuyên là cách sử dụng sai lầm và gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khoẻ. Bên cạnh đó, rượu bia cũng tác động xấu tới sức khoẻ hiện tại và lâu dài nhất là đối với người sau 45 tuổi. Vì vậy cần hạn chế rượu bia để bảo vệ sức khỏe bản thân thay vì dựa vào các loại thuốc hỗ trợ giải say rượu tức thời. Việc sử dụng thuốc giải rượu thường xuyên có thể gây ra những tác động xấu tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu lo lắng về vấn đề này thì bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp giải rượu bằng truyền các chất điện giải, vitamin qua đường tĩnh mạch. Các vi hoạt chất có trong dịch truyền tĩnh mạch này hoàn toàn không gây ra các tác động xấu mà ngược lại sẽ giúp cơ thể bù khoáng, cấp nước, thải độc và cải thiện tận gốc tế bào. Nhờ đó giúp người say rượu vượt qua các triệu chứng của cơn say nhanh chóng và phục hồi sức khỏe tối đa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Uống nhiều thuốc giải rượu có sao không? Tác hại khi uống nhiều thuốc giải rượu

Uống nhiều thuốc giải rượu có sao không? Tác hại khi uống nhiều thuốc giải rượu

Thuốc giải rượu nên uống khi nào?

Thuốc giải rượu nên uống khi nào?

Ăn dưa hấu giải rượu không?

Ăn dưa hấu giải rượu không?

Làm gì với triệu chứng đau dạ dày cấp?

Làm gì với triệu chứng đau dạ dày cấp?

Cách giảm đau bao tử ngay lập tức

Cách giảm đau bao tử ngay lập tức

23

Bài viết hữu ích?