Zalo

Các lợi ích của tinh dầu bạc hà với sức khỏe

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tinh dầu bạc hà được sử dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nó không an toàn và có thể gây ra tác hại nghiêm trọng. Vậy tinh dầu bạc hà có tác dụng gì, có an toàn không và nên sử dụng thế nào?

1. Tinh dầu bạc hà là gì?

Tinh dầu bạc hà chiết xuất từ lá của cây bạc hà, thành phần bao gồm hơn 40 hợp chất khác nhau và điều này mang lại tính chất sảng khoái cho người sử dụng. Tinh dầu bạc hà là một trong những loại tinh dầu phổ biến trên toàn thế giới. Tinh dầu bạc hà có sẵn ở một số dạng, bao gồm:

  • Tinh dầu bạc hà nguyên chất và được cô đặc cao;
  • Chiết xuất lá bạc hà ít cô đặc hơn;
  • Viên nang chứa một lượng nhỏ dầu bạc hà bên trong một lớp vỏ đặc biệt.

Một số người sử dụng tinh dầu bạc hà trong liệu pháp mùi hương, thoa dầu bạc hà pha loãng lên da như một dạng dầu nền hoặc hít nó qua hơi nước/máy khuếch tán. Các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống cũng sử dụng một lượng rất nhỏ chiết xuất bạc hà để thêm hương vị cho sản phẩm. Tinh dầu bạc hà nguyên chất quá cô đặc dùng qua đường uống có thể gây độc ở liều cao. Mặc dù các nghiên cứu đã xem xét những công dụng tinh dầu bạc hà trong cách bào chế ở dạng pha loãng bên trong các viên nang bao tan trong ruột, nhưng các hướng dẫn hiện tại vẫn khuyên không nên uống trực tiếp vì những rủi ro tiềm ẩn. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu bạc hà bằng đường uống.

Tinh dầu bạc hà được sử dụng nhiều trong các liệu pháp mùi hương
Tinh dầu bạc hà được sử dụng nhiều trong các liệu pháp mùi hương

2. Xông tinh dầu bạc hà có tác dụng gì?

Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì là câu hỏi rất được quan tâm. Theo Y học Cổ truyền, thầy thuốc có thể sử dụng bạc hà để:

  • Diệt vi trùng;
  • Chống ngứa;
  • Giảm đau;
  • Ngăn ngừa hoặc giảm nôn ói;
  • Giúp cơ thể loại bỏ chất nhầy;
  • Giảm co thắt cơ;
  • Giảm đầy hơi;
  • Thúc đẩy đổ mồ hôi;
  • Tăng cường lưu thông máu.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã không chứng minh được tất cả những lợi ích này của lá bạc hà trong các nghiên cứu thực hiện trên người. Dưới đây là những tác dụng của tinh dầu bạc hà với bằng chứng khoa học mạnh mẽ:

2.1. Điều trị triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Hầu hết các nghiên cứu về tinh dầu bạc hà đã xem xét tác động của nó đối với chức năng tiêu hóa, đặc biệt là hội chứng ruột kích thích (IBS). Theo nhiều nghiên cứu, một số bằng chứng cho thấy rằng tinh dầu bạc hà pha loãng trong viên nang bao tan trong ruột có thể làm giảm các triệu chứng của IBS. IBS là một tình trạng tiêu hóa mãn tính gây đau bụng và thường xuyên tiêu chảy, táo bón hoặc cả 2. Các nghiên cứu toàn diện từ hơn 50 năm đã phát hiện ra rằng viên nang bao tan trong ruột chứa tinh dầu bạc hà là một lựa chọn điều trị an toàn và hiệu quả cho những cơn đau bụng liên quan đến IBS. Các nhà khoa học tin rằng tinh dầu bạc hà có thể làm giảm co thắt đường ruột bằng cách ngăn chặn sự di chuyển của ion canxi qua màng ruột.

Tinh dầu bạc hà có thể làm giảm chứng ợ nóng
Tinh dầu bạc hà có thể làm giảm chứng ợ nóng

2.2. Điều trị chứng khó tiêu

Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng sự kết hợp của viên nang tinh dầu bạc hà bao tan trong ruột và tinh dầu caraway có thể làm giảm chứng khó tiêu ở người trưởng thành khi so sánh với giả dược. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tinh dầu bạc hà cũng có thể gây ra chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy tốt nhất là người bệnh nên thảo luận về chứng khó tiêu kéo dài với bác sĩ.

2.3. Điều trị buồn nôn

Các nghiên cứu cho thấy không có đủ bằng chứng để chứng minh rằng công dụng tinh dầu bạc hà có thể làm giảm buồn nôn. Tuy nhiên, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên thực hiện năm 2020 cho thấy rằng hít tinh dầu bạc hà qua máy phun khí dung có thể làm giảm tần suất, thời gian cũng như mức độ nghiêm trọng của chứng buồn nôn, nôn ói ở những bệnh nhân đang hồi phục sau phẫu thuật tim. Nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng việc hít tinh dầu bạc hà không có tác dụng gì đáng kể đối với triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ đang mang thai. Điều này dường như gợi ý rằng liệu pháp điều trị bằng mùi hương bằng tinh dầu bạc hà có thể có tác dụng đối với một số nguyên nhân gây buồn nôn nhưng không phải tất cả. Lưu ý: Mọi người không nên uống tinh dầu bạc hà nguyên chất để điều trị chứng buồn nôn.

2.4. Một số lợi ích khác

Một số nghiên cứu cho thấy những tác dụng của tinh dầu bạc hà sau có thể giúp ích cho sức khỏe, bao gồm:

  • Kháng Virus: nghiên cứu năm 2020 lưu ý rằng tinh dầu bạc hà có hoạt tính kháng virus, bao gồm tác dụng kháng herpes simplex và cúm A.
  • Chống nhiễm trùng: Tinh dầu bạc hà có khả năng chống lại một số loài vi khuẩn, bao gồm Salmonella, Escherichia coli và Staphylococcus aureus;
  • Ngứa mãn tính: Một nghiên cứu năm 2016 gợi ý rằng tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm chứng ngứa mãn tính một cách an toàn và hiệu quả.
  • Thành tích thể thao: Một nghiên cứu nhỏ thực hiện năm 2014 với 30 sinh viên gợi ý rằng tinh dầu bạc hà có thể cải thiện một số thành tích thể thao, chẳng hạn như khả năng nhảy cao hoặc sức mạnh cầm nắm.
Tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm chứng ngứa mãn tính
Tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm chứng ngứa mãn tính

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu kể trên chỉ ở mức độ nhỏ hoặc chỉ chứng minh được tác dụng của tinh dầu bạc hà trong môi trường phòng thí nghiệm. Do đó các nhà khoa học cần thực hiện nhiều nghiên cứu lớn hơn nữa để xác định xem tinh dầu bạc hà có thể điều trị an toàn và hiệu quả cho các tình trạng khác của người hay không.

3. Tinh dầu bạc hà có an toàn?

Theo các chuyên gia, tinh dầu bạc hà dường như an toàn khi uống hoặc bôi tại chỗ với liều lượng thông thường và đã được sử dụng an toàn trong nhiều thử nghiệm lâm sàng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra của tinh dầu bạc hà gồm: Ợ nóng, buồn nôn, đau bụng, khô miệng, hiếm khi tinh dầu bạc hà gây phản ứng dị ứng. Viên nang bao tan trong ruột chứa tinh dầu bạc hà thường được dùng để giảm tác dụng phụ ợ nóng. Tuy nhiên khi uống cùng với các thuốc kháng acid thì có nguy cơ lớp vỏ bọc của viên thuốc sẽ bị phá vỡ nhanh hơn. Tác dụng phụ của việc bôi dầu bạc hà lên da có thể bao gồm phát ban và kích ứng da. Phụ huynh không nên thoa tinh dầu bạc hà lên da mặt trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ vì các phản ứng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra nếu trẻ sơ sinh hít phải tinh dầu bạc hà. Những thông tin về việc sử dụng tinh dầu bạc hà trong khi mang thai hoặc khi cho con bú có an toàn hay không vẫn còn rất hạn chế. Mặc dù trà bạc hà, được làm từ lá bạc hà, có vẻ an toàn. Tuy nhiên sự an toàn lâu dài khi tiêu thụ một lượng lớn lá bạc hà vẫn chưa được biết.

4. Cách dùng tinh dầu bạc hà an toàn

Tinh dầu bạc hà trong viên nang bao tan trong ruột dường như được sử dụng với liều lượng cho phép. Tuy nhiên, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe không khuyến cáo bệnh nhân uống loại tinh dầu này. Tinh dầu bạc hà nguyên chất nồng độ cao có thể gây độc. Tinh dầu bạc hà có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ em, vì vậy cha mẹ và người chăm sóc không nên bôi tinh dầu bạc hà lên da hoặc để trẻ hít hoặc nuốt phải chúng. Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú phải tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu bạc hà. Bệnh nhân muốn dùng tinh dầu bạc hà để giảm đau hoặc chống ngứa có thể thoa tinh dầu lên da sau khi đã pha loãng nó với một chất khác. Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà vào dung dịch dầu vận chuyển như dầu jojoba hoặc dầu dừa, để ngăn ngừa tình trạng kích ứng da có thể xảy ra. Nếu bạn muốn hít tinh dầu bạc hà, bạn cần thêm một vài giọt tinh dầu vào một ít nước nóng hoặc pha loãng chúng trong dầu vận chuyển trước khi thêm tinh dầu bạc hà vào bồn tắm. Nếu sử dụng máy khuếch tán, bạn hãy làm theo hướng dẫn của thiết bị để có tỷ lệ dầu và nước phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Hương thơm, cảm xúc và ký ức đan xen như thế nào?

Hương thơm, cảm xúc và ký ức đan xen như thế nào?

Hướng dẫn liệu trình tập gym giảm cân cho nữ từ lúc mới bắt đầu

Hướng dẫn liệu trình tập gym giảm cân cho nữ từ lúc mới bắt đầu

Làm sao để nâng cao, rèn luyện sức khỏe tinh thần?

Làm sao để nâng cao, rèn luyện sức khỏe tinh thần?

Rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến giới trẻ như thế nào?

Rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến giới trẻ như thế nào?

Những thói quen cần hình thành ngay bây giờ để sống lâu hơn

Những thói quen cần hình thành ngay bây giờ để sống lâu hơn

12

Bài viết hữu ích?