Thống kê cho thấy cứ 6 người thì 1 người ở độ tuổi 10-19 hay ngày nay còn gọi là thế hệ Gen Z. Giai đoạn này là một khoảng thời gian độc đáo và mang tính hình thành của mỗi cá nhân, do đó bất kỳ sự thay đổi nào về thể chất, tình cảm hay xã hội, bao gồm cả việc phải đối mặt với nghèo đói và bạo lực, đều có thể khiến giới trẻ tăng nguy cơ gặp các vấn đề về rối loạn sức khỏe tâm thần. Theo các chuyên gia, để bảo vệ sức khỏe tinh thần của học sinh nói riêng và giới trẻ Gen Z nói chung, chúng ta cần kéo chúng ra khỏi nghịch cảnh, thúc đẩy việc học tập, đảm bảo cảm xúc xã hội và sức khỏe tâm lý cũng như tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Khi nói về thực trạng sức khỏe tinh thần của giới trẻ ngày nay, các chuyên gia ước tính khoảng 14% trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 19 sẽ gặp phải tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần, tuy nhiên điều đáng báo động là hầu hết các vấn đề vẫn chưa được nhận biết và điều trị. Hệ quả là giới trẻ mắc phải các tình trạng rối loạn tâm thần bị xã hội loại trừ, phân biệt đối xử, kỳ thị, gặp khó khăn về mặt giáo dục, hành vi chấp nhận rủi ro, bệnh tật về thể chất và vi phạm nhân quyền.
Trầm cảm, lo âu và rối loạn hành vi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý và khuyết tật ở nhóm tuổi thanh thiếu niên và Gen Z, trong đó tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 ở những người từ 15 đến 29 tuổi.
Rối loạn sức khỏe tinh thần của giới trẻ nếu không được giải quyết các sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành, từ đó làm suy giảm cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần và khiến cơ hội có được cuộc sống trọn vẹn trở nên khó khăn hơn.
Sức khỏe tinh thần của Gen Z và giới trẻ là một vấn đề cần được quan tâm vì những hệ lụy mà nó mang lại. Thông thường vì hành vi của bản thân mà thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn sức khỏe tâm thần thường sẽ tạo ra những thách thức cho cha mẹ và anh chị em, và đôi khi những chỉ trích và đổ lỗi sẽ là nguyên nhân khiến cuộc sống gia đình không hạnh phúc và thậm chí tan vỡ. Mối quan hệ gia đình thường trở nên căng thẳng vì cha mẹ không biết cách giúp đỡ con cái bị rối loạn sức khỏe tâm thần và chính điều này khiến mối quan hệ vợ chồng bị thử thách và có thể dẫn đến những bất hòa trong hôn nhân. Nghiêm trọng hơn những thách thức mà rối loạn sức khỏe tâm thần của giới trẻ sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của gia đình với người thân và xã hội, và chính điều này có thể khiến gia đình bị cô lập khỏi các nguồn hỗ trợ tiềm năng và thậm chí là sự cô lập về mặt xã hội.
Một số thanh thiếu niên bị rối loạn sức khỏe tâm thần sẽ gặp khó khăn trong việc học tập. Đa phần các trường hợp không phải vì họ không muốn thành công mà là do những hành vi, suy nghĩ và cảm xúc liên quan đến chứng rối loạn tâm thần sẽ cản trở khả năng học tập của họ. Những vấn đề tương tự thường sẽ đưa đến các biện pháp kỷ luật ở trường học mặc dù nguyên nhân là liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh.
Sức khỏe tinh thần của học sinh có vấn đề là nguyên nhân khiến chúng cảm thấy không vui vẻ ở trường học, kéo theo việc bỏ học hoặc bị đình chỉ hoặc nghiêm trọng hơn là bị nhà trường đuổi học. Việc học tập của học sinh bị rối loạn tâm thần còn tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác vì chúng có khả năng tập trung kém, dễ bị phân tâm, suy giảm khả năng ghi nhớ, mối quan hệ ngang hàng kém và các hành vi hung hăng. Một số trường hợp khác lại có xu hướng chối bỏ, rút lui khỏi xã hội và khó tham gia với các bạn trong lớp học. Thống kê cho thấy học sinh và thanh thiếu niên bị rối loạn sức khỏe tâm thần có thể nghỉ học từ 18 đến 22 ngày mỗi năm, kèm theo đó tỷ lệ đình chỉ và bị đuổi học ở nhóm mắc chứng rối loạn tâm thần sẽ cao gấp 3 lần so với các bạn cùng lứa tuổi.
Giới trẻ bị rối loạn sức khỏe tâm thần khi bước vào giai đoạn trung học phổ thông sẽ có nhiều khả năng thất bại hoặc bỏ học hơn so với các bạn cùng trang lứa. Chúng có xu hướng tham gia vào các hành vi tiêu cực, bao gồm sử dụng ma túy, uống rượu và/ hoặc cố gắng tự tử, đặc biệt là những trường hợp bị trầm cảm nặng, vì bị xa lánh hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Các biện pháp can thiệp phòng ngừa và nâng cao sức khỏe tinh thần của giới trẻ sẽ nhằm mục đích tăng cường khả năng điều chỉnh cảm xúc, đưa ra các lựa chọn thay thế cho các hành vi rủi ro, xây dựng khả năng phục hồi để quản lý các tình huống và nghịch cảnh khó khăn, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội và mạng lưới hỗ trợ. Các biện pháp này yêu cầu cách tiếp cận đa cấp với các nền tảng phân phối đa dạng, ví dụ phương tiện truyền thông kỹ thuật số, cơ sở chăm sóc sức khỏe, trường học hoặc cộng đồng xã hội. Đi kèm với đó là các chiến lược đa dạng để tiếp cận giới trẻ, đặc biệt là những cá nhân thuộc nhóm dễ bị tổn thương.
Một điểm quan trọng là phải giải quyết nhu cầu của Gen Z mắc phải các tình trạng sức khỏe tâm thần cụ thể. Theo đó cần tránh thể chế hóa và y tế hóa quá mức, ngược lại nên ưu tiên các phương pháp tiếp cận không dùng thuốc và tôn trọng quyền trẻ em theo Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã nghiên cứu các chiến lược, chương trình và công cụ để hỗ trợ các quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe tinh thần của học sinh và giới trẻ. Ví dụ, Sáng kiến Giúp đỡ Thanh thiếu niên Phát triển (HAT) là nỗ lực chung của WHO và UNICEF nhằm mục đích tăng cường các chính sách và chương trình về sức khỏe tinh thần của giới trẻ.
Cụ thể hơn, những nỗ lực được thực hiện thông qua Sáng kiến này sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe tinh thần và ngăn ngừa các tình trạng rối loạn tâm thần. Sáng kiến HAT còn giúp ngăn ngừa các hành vi tự làm hại bản thân và các hành vi nguy cơ khác, chẳng hạn như sử dụng rượu và ma túy, có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của giới trẻ.
55
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
55
Bài viết hữu ích?