Rối loạn lưỡng cực được đặc trưng bởi sự thay đổi tâm trạng cảm xúc của người bệnh. Chúng có thể dao động từ mức cực cao (hưng cảm) đến mức cực thấp (trầm cảm). Người bệnh có thể đang ở tình trạng quá khích, tăng động chuyển sang tình trạng mệt mỏi, chán nản. Các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm thường kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn.
Những thay đổi về mức năng lượng, giấc ngủ, khả năng tập trung và các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi, công việc, các mối quan hệ và các khía cạnh khác của cuộc sống của một người.
Hầu hết mọi người đều trải qua những thay đổi về tâm trạng vào một thời điểm nào đó, nhưng những thay đổi liên quan đến rối loạn lưỡng cực sẽ dữ dội hơn những thay đổi tâm trạng thường xuyên. Các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra. Ví dụ, một số người mắc chứng rối loạn lưỡng cực bị rối loạn tâm thần, có thể bao gồm ảo tưởng, ảo giác, chứng hoang tưởng.
Giữa các giai đoạn, tâm trạng của một người có thể ổn định trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, đặc biệt nếu họ đang tuân theo kế hoạch điều trị.
Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì vẫn chưa được biết rõ, mặc dù người ta tin rằng có một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây ra rối loạn lưỡng cực bao gồm:
Các triệu chứng rối loạn lưỡng cực cảm xúc sẽ có hai giai đoạn khác nhau đó là hưng cảm và trầm cảm:
Người bệnh cảm thấy vui vẻ, tràn đầy năng lượng, rất thoải mái, sức khỏe rất tốt, không cảm thấy mệt mỏi, dường như mọi sự việc đang xảy ra đều tốt đẹp, vui vẻ. Người bệnh thường đánh giá cao về bản thân, cảm thấy như mình rất tốt, rất có tài năng, có thể làm nhiều điều, đưa ra nhiều chương trình, kế hoạch và tin tưởng mình sẽ thành công.
Có sự gia tăng về mặt cảm xúc, luôn thích đùa giỡn những người xung quanh mà không để ý hoàn cảnh xung quanh. Cảm xúc của người bệnh cũng dễ bị tác động dù không có nguyên nhân hoặc nguyên nhân không đáng kể như lúc đang vui vẻ họ có thể trở nên giận dữ, cáu gắt và kích động
Nhịp độ tư duy tăng thể hiện qua các ý tưởng xuất hiện nhiều và nhanh chóng. Người bệnh nói nhiều, nói liên tục. Các câu nói thường không thành câu vì sự xuất hiện nhanh chóng của những ý tưởng đến nỗi họ không bắt kịp.
Bệnh nhân thường tăng động, kết hợp với tự đánh giá cao về bản thân và tự tin về kế hoạch khả năng của bản thân khiến người bệnh làm những việc gây hậu quả nghiêm trọng như đầu tư vào lĩnh vực mình không biết, mua sắm phung phí..
Người bệnh có thể gia tăng về nhu cầu tình dục, ăn nhiều, không cảm thấy buồn ngủ.
Người bệnh thường buồn vô cớ và không có cách nào khiến họ vui vẻ lên được. Họ luôn cảm thấy thất vọng về bản thân, đánh giá thấp bản thân mình, cảm thấy tự ti và tội lỗi. Họ thiếu sự tập trung, năng lượng và nhiệt huyết để hoàn thành tốt công việc và học tập. Luôn cảm thấy tương lai u tối, bị mất ngủ. Tệ nhất là họ có ý nghĩ về cái chết hoặc có hành vi tự sát.
Như vậy, dấu hiệu bệnh rối loạn lưỡng cực cảm xúc thay đổi liên tục giữa giai đoạn trầm cảm và hưng cảm. Mỗi người bệnh khác nhau, sẽ có thời gian biểu hiện triệu chứng trầm cảm và hưng cảm khác nhau. Và xen kẽ hai giai đoạn, sẽ có giai đoạn cảm xúc của người bệnh bình thường mà không phải là kích động hay mệt mỏi uể oải.
Quá trình hình thành rối loạn cảm xúc lưỡng cực trải qua nhiều giai đoạn. Rối loạn lưỡng cực bắt đầu với một giai đoạn cấp tính các triệu chứng, sau đó là một chu kỳ lặp đi lặp lại của sự thuyên giảm bệnh và tái phát bệnh. Sự thuyên giảm thường hoàn toàn, nhưng nhiều người bệnh vẫn còn các triệu chứng và một số người thì khả năng làm việc bị suy giảm trầm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Các đợt tái phát có thể là những giai đoạn riêng biệt như giai đoạn trầm cảm, giai đoạn trầm cảm nhẹ, giai đoạn hưng cảm hoặc hỗn hợp của hai giai đoạn hưng cảm và trầm cảm.
Các triệu chứng thường trong giai đoạn hưng cảm kéo dài từ vài tuần đến 3 đến 6 tháng; giai đoạn trầm cảm thường kéo dài hơn giai đoạn hưng nếu không được điều trị.
Tần suất tái phát và thời gian tái phát từ khi khởi phát của một giai đoạn đến thời điểm khởi phát giai đoạn tiếp theo là khác nhau giữa mỗi người bệnh. Một số người bệnh có những đợt tái phát không thường xuyên, có lẽ chỉ một vài lần tái phát trong suốt cuộc đời, trong khi một số khác lại tái phát thường xuyên (thường được định nghĩa là ≥ 4 lần/năm).
Bệnh nhân có thể có ý nghĩ tự sát hoặc hành vi tự sát. Ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực tỷ lệ tự sát mắc phải suốt đời được ước tính gấp ít nhất 15 lần so với dân số nói chung.
Tóm lại, rối loạn cảm xúc lưỡng cực là bệnh gì? Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh lý rối loạn tâm thần, biểu hiện bằng sự thay đổi tâm trạng cảm xúc của bệnh nhân từ giai đoạn hưng cảm sang trầm cảm. Nguyên nhân gây bệnh có thể do áp lực căng thẳng, do một sự kiện đột ngột hoặc do di truyền. Bệnh gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể chất, cảm xúc và hành vi của người bệnh. Nguy hiểm nhất, người bệnh có thể có ý định tự sát. Vì vậy, nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ đang mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị.
45
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
45
Bài viết hữu ích?