Bị mệt mỏi kéo dài còn được gọi là mệt mỏi mãn tính đang có xu hướng ngày càng gia tăng, đây là biểu hiện cũng thường gặp trong cuộc sống khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, không có tinh thần để học tập, làm việc, thực hiện các hoạt động sống hàng ngày.
Nguyên nhân gây mệt mỏi có thể do thói quen, lối sống sinh hoạt không phù hợp, tâm lý căng thẳng,... Tuy nhiên, biểu hiện mệt mỏi kéo dài nhiều ngày cũng có thể là triệu chứng khởi đầu báo hiệu nhiều bệnh lý. Khi mắc bệnh, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt nên đòi hỏi nhu cầu tiêu tốn năng lượng cao hơn. Vì vậy, dù mắc các bệnh nhẹ như cảm cúm hay các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, ung thư sẽ đều gây ra các biểu hiện mệt mỏi kéo dài.
Nếu các biểu hiện mệt mỏi kéo dài chỉ đơn thuần là do mất ngủ, lo âu, căng thẳng, các bệnh nhẹ thông thường thì các triệu chứng cũng nhanh chóng được cải thiện. Cũng chính vì thế mà nhiều người thường coi nhẹ cảm giác mệt mỏi, vì cho rằng các triệu chứng này sẽ tự hết khi nghỉ ngơi, uống cà phê để áp đảo.
Tuy nhiên nếu bị bệnh mệt mỏi kéo dài bạn không nên chủ quan, việc tìm hiểu nguyên nhân là rất quan trọng, vì nó có thể là nguyên nhân khởi phát nhiều bệnh lý khác. Đây chính là lý do vì sao các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạn cần đặc biệt chú ý nếu bệnh mệt mỏi kéo dài không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi và cân bằng lại chế độ sinh hoạt.
Hiện nay, nguyên nhân gây ra mệt mỏi mãn tính vẫn chưa được làm rõ một cách cụ thể, nguyên nhân gây mệt mỏi có thể do di truyền hoặc kết hợp của nhiều yếu tố như nhiễm trùng do virus, tiếp xúc với tác nhân gây hại và hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Theo đó, bị mệt mỏi kéo dài thường cảnh bảo các bệnh lý nguy hiểm như:
Tuyến giáp chính là cơ quan sản xuất các hormone nên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát quá trình trao đổi chất và điều chỉnh năng lượng. Khi một người mắc các bệnh lý về tuyến giáp, điển hình là bệnh suy giáp sẽ làm cho các hormon tuyến giáp không còn hoạt động hiệu quả, từ đó làm rối loạn chuyển hóa và gây ra cho người bệnh các biểu hiện mệt mỏi kéo dài.
Trầm cảm và rối loạn giấc ngủ có thể gây ra mệt mỏi kéo dài, mất hứng thú, rối loạn tâm trạng khiến người bệnh không thể tỉnh táo. Từ đó gây ra những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí còn có hành vi tự sát.
Thực tế, serotonin đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp điệu sinh học của cơ thể, theo đó bệnh trầm cảm có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh cảm thấy mơ hồ, đồng thời làm giảm tiết hormone serotonin gây mất năng lượng và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi cả ngày. Chính vì thế, biểu hiện mệt mỏi kéo dài rất phổ biến ở người mắc bệnh trầm cảm.
Bệnh mệt mỏi kéo dài rất phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường do những người này thường có nồng độ glucose trong máu cao, việc này khiến cơ thể phải sử dụng rất nhiều năng lượng để có thể điều chỉnh và cân bằng lượng đường trong máu, từ đó gây ra các biểu hiện mệt mỏi kéo dài và rất khó kiểm soát. Họ sẽ thường xuyên cảm thấy đói, khát, tiểu tiện nhiều, thị lực giảm, thâm chí cân nặng cũng bị giảm sút.
Chính vì thế, khi tìm hiểu nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài thì bác sĩ có thể đề nghị người bệnh xét nghiệm kiểm tra bệnh tiểu đường.
Bệnh ung thư gây mệt mỏi kéo dài do phải giải phóng nhiều cytokine, điều này có thể làm suy yếu và tổn thương nhiều cơ quan. Bên cạnh đó, tình trạng đau đớn, thiếu máu, tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị cũng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
Mệt mỏi mãn tính cũng gây ra các triệu chứng mệt mỏi khó kiểm soát, đây cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh suy tim sung huyết. Bệnh suy tim gây co bóp cơ tim, khiến lưu lượng máu bị giảm tới các cơ quan và mô. Theo đó, biểu hiện mệt mỏi sẽ kéo dài hơn nếu người bệnh phải gắng sức nhiều. Chính vì thế, bị mệt mỏi kéo dài cũng có thể báo hiệu người bệnh mắc các bệnh lý tim mạch.
Vitamin B12 có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe hệ thần kinh hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất. Cũng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamin này như do lão hóa, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thuốc trị bệnh,...
Thiếu vitamin V12 gây mệt mỏi mãn tính do các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém, làm ảnh hưởng đến thần kinh, người bệnh cảm thấy căng thẳng, ủ rủ, suy giảm thị lực, chóng mặt.
Một người mắc các bệnh lý thần kinh thường gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, đưa ra quyết định, suy nghĩ nhanh chóng, tương tự như bệnh sương mù não. Điều này có thể gây choáng váng, thay đổi thị lực, mờ mắt và gây ra các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi kéo dài, căng thẳng, khó tập trung. Bên cạnh đó các bệnh lý thần kinh thường khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, khi bị mệt mỏi kéo dài gây ra các triệu chứng báo hiệu bệnh lý thần kinh, các bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện các chẩn đoán chuyên sâu hơn để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Ngoài các bệnh lý kể trên, biểu hiện mệt mỏi kéo dài còn báo hiệu nhiều bệnh lý khác như: bệnh hô hấp, ngưng thở khi ngủ, thiếu máu, suy tuyến thượng thận, bệnh cơ xương khớp, ….
Mệt mỏi kéo dài là nguyên nhân khởi phát từ lối sống, sinh hoạt hàng ngày, nhưng cũng có thể là sự khởi phát của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy khi có các biểu hiện mệt mỏi kéo dài không thể kiểm soát thì việc đầu tiên cần làm đó là tìm nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Khi hiểu rõ được nguyên nhân, các bác sĩ có thể tư vấn hướng điều trị phù hợp, giúp người bệnh điều trị các triệu chứng. Theo đó, việc điều trị mệt mỏi kéo dài có thể tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng, cải thiện hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe tổng thể.
Dù không có cách điều trị đặc hiệu cho bệnh mệt mỏi mãn tính, nhưng việc tiếp cận đa phương thức thường được được khuyến nghị:
Một liệu pháp xua tan đi các biểu hiện mệt mỏi kéo dài hiện đang được rất nhiều người quan tâm đó là liệu pháp tái tạo năng lượng. Đây là liệu pháp truyền tĩnh mạch giúp bổ sung vitamin và các vi hoạt chất cho toàn bộ cơ thể, giúp giảm thiểu sự mệt mỏi, giảm căng thẳng, tái tạo năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào.
Các vi hoạt chất bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể.
31
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
31
Bài viết hữu ích?