Hầu hết các bài tập thể dục dụng cụ đều hướng đến phát triển sức mạnh cho cánh tay. Mỗi vị trí trên cánh tay chịu quản lý của bó cơ và sợi thần kinh khác nhau. Chúng liên kết và hỗ trợ cho mọi hoạt động. Hãy cùng tìm hiểu những phần cơ được tác động từ đó xác định tác dụng với sức khỏe từ bài tập thể dục bằng tay.
Phần lớn cơ thể được cấu tạo từ sợi protein. Bài tập thể dục tay không ngoài phát triển cơ tay còn tăng cường trao đổi chất giúp các bó cơ trên cơ thể liên kết chặt chẽ hơn với cơ tay. Từ đó tay kết hợp tốt với ngực vai trong mỗi chuyển động giúp cơ thể tăng cường sức mạnh lẫn sức bền.
Bài tập thể dục tay không có vẻ khá tiện lợi vì không yêu cầu dụng cụ hay máy tập hỗ trợ. Tuy nhiên cơ thể cần có sức khỏe tốt thì các cơ mới đáp ứng được bài tập thể dục bằng tay.
Trong bài tập này cơ thể sẽ tiến hành tập trung vào phần cơ ở vai, bắp tay cùng các khớp khuỷu tay và vai. Khi thực hiện cơ tay sẽ có cảm giác căng do vậy cần chú ý đến khả năng chịu lực căng để tránh chấn thương.
Một lần thực hiện cần làm rất chậm vì khối cơ liên kết vai và khuỷu tay dễ bị chấn thương. Thêm vào đó bài tập làm cơ căng lên nên phải thực hiện từ từ để cơ thể làm quen.
Bài tập sẽ cần hai cánh tay đặt song song trước mặt để tăng khả năng chịu đựng. Phần cơ chịu ảnh hưởng vẫn là vai và cánh tay. Ngoài ra cần lưu ý khớp khuỷu tay và khớp liên kết vai với cánh tay.
Động tác này khá đơn giản nhưng lại tạo độ mỏi cho cánh tay. Do đó cần chú ý thực hiện chậm rãi để điều chỉnh đúng động tác. Ngoài ra, nên thực hiện nhiều lần để tăng sức bền cho cánh tay.
Plank cần khá nhiều lực từ cánh tay và cũng là một bài tập thể dục tay không nên thử. Mọi vị trí của tay được tác động đặc biệt là cánh tay trên và các khớp nối. Ngoài ra plank giúp liên kết các vùng cơ trên cơ thể. Do đó plank là bài tập tay không có tác động toàn diện.
Plank có thể thực hiện nhiều lần hoặc thực hiện thời gian lâu với 1- 2 lần. Động tác này sẽ khiến người mới tập mỏi cơ và đau nhức khuỷu tay. Do đó, cần chọn thảm để giúp hạn chế đau khuỷu tay sau khi tập
Chống đẩy giúp phát triển cơ bắp khá tốt. Bài tập này thường yêu cầu thể lực tốt nên khá khó khăn với người mới. Tuy nhiên nếu bạn chăm chỉ tập luyện thì kết quả vẫn đạt được như mong muốn.
Ở những lần đầu tập, cơ thể sẽ khó xuống sâu. Điều này là do các cơ tay còn yếu không đủ sức nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Do vậy cần kiên trì mỗi ngày gập sâu hơn chút thì sẽ có thể đạt được đến mức gập yêu cầu.
Cánh tay có thể di chuyển 360 độ nhờ các khớp nối. Do đó cần khai thác triệt để hoạt động để thực hiện bài tập thể dục tay không. Động tác nâng hạ cánh tay dang ngang sẽ giúp tăng áp lực cho bắp tay và khớp vai.
Động tác này sẽ khá mỏi với người mới tập. Bên cạnh đó có thể di chuyển nhẹ cánh tay khi mỏi để tăng thời gian nâng cao cánh tay. Một số động tác sẽ kết hợp cùng chân để giúp tăng liên kết cơ toàn thân
Bài tập thể dục tay không có thể cần khả năng giữ thăng bằng tốt. Đôi khi cần đến bức tường để tạo điểm tựa giúp bài tập đạt được hiệu quả. Lưu ý trong bài tập sẽ cần kết hợp đồng thời cả tay và chân để có hiệu quả.
Trong suốt thời gian thực hiện phần lưng phải luôn thẳng và áp sát tường.
Chó úp mặt là một tư thế giúp tăng cường lưu thông máu và tốt cho sức khỏe. Đây cũng là một động tác yoga phổ biến giúp tăng cường sức khỏe, thư giãn gân cơ.
Các bài tập thể dục bằng tay có nhiều cấp độ khác nhau. Khi luyện tập cần cân nhắc khả năng thích nghi với từng động tác để tránh chấn thương cũng như chán nản khiến hiệu quả giảm sút.
Khi luyện tập thể dục tay không, cơ thể sẽ cần dùng nhiều lực hơn do không có thiết bị hỗ trợ trong lúc luyện tập. Do đó, cần chú ý một số nguyên tắc để giúp tăng cường hiệu quả bài tập như:
Tăng cường sức khỏe với bài tập thể dục tay không chưa phải lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên nó phù hợp với người bận rộn hoặc không đủ điều kiện để sở hữu thiết bị tập luyện. Hãy luôn theo dõi mọi thay đổi khi luyện tập và tham khảo thêm từ bác sĩ để có kế hoạch luyện tập lành mạnh an toàn.
Tập thể dục dù với bất kỳ hình thức nào cũng đều mang đến những lợi ích tích cực cho sức khỏe, đây cũng là cách giúp bạn chăm sóc sức khỏe bản thân từ sớm để từ đó tăng cường sức đề kháng nhằm mang đến một cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ hơn.
Nguồn: healthline.com - health.com
63
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
63
Bài viết hữu ích?