Zalo

Bụng to và tăng cân: Nguyên nhân

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đầy bụng, sưng đau dạ dày hoặc đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm rối loạn tiêu hóa, thay đổi nội tiết tố và thậm chí do một số loại thuốc. Bên cạnh đầy bụng và chướng hơi, bạn có thể nhận thấy cân nặng tăng lên mặc dù thói quen tập thể dục hoặc chế độ ăn uống không hề thay đổi. Vậy mối quan hệ giữa tăng cân đầy bụng là gì?

1. Bụng to và tăng cân: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào?

Những nguyên nhân sau đây có thể gây đầy bụng tăng cân nhanh ở cả nam và nữ giới, bao gồm những nguyên nhân liên quan đến lối sống hoặc do các bệnh lý nghiêm trọng (như rối loạn tiêu hóa).

1.1. Căng thẳng

Theo bác sĩ, mức độ căng thẳng càng cao sẽ càng làm tăng nguy cơ tăng cân đầy bụng. Căng thẳng quá mức có thể tác động tiêu cực đến cơ thể, bao gồm cả sự xuất hiện của các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Khi tâm lý căng thẳng, bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như đầy bụng, cảm giác khó chịu và tiêu chảy. Căng thẳng cũng có thể khiến một số người “ăn do căng thẳng”. Thực tế cho thấy khoảng 40% dân số ăn nhiều hơn khi cảm thấy căng thẳng. Kèm theo đó, căng thẳng đôi khi khiến hoạt động thể chất suy giảm, kết hợp với sự thay đổi thói quen ăn uống và triệu chứng tiêu hóa sẽ dẫn đến hiện tượng tăng cân.

Kiểm soát căng thẳng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tăng cân do rối loạn tiêu hóa với những giải pháp sau:

  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Ưu tiên giấc ngủ và đặt mục tiêu ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm;
  • Áp dụng các kỹ thuật thư giãn như ngồi thiền, tập yoga hoặc tập thở;
  • Nghe nhạc hoặc viết ra những suy nghĩ của bản thân;
  • Thực hiện đam mê hay sở thích của bản thân.
tăng cân đầy bụng
Mức độ căng thẳng càng cao sẽ càng làm tăng nguy cơ tăng cân đầy bụng

1.2. Sử dụng rượu

Rượu là một chất có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hệ thống tiêu hóa. Uống rượu có thể dẫn đến một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu như đầy bụng, chướng hơi và cảm giác khó chịu ở bụng.

Rượu chứa đầy calo rỗng, tương ứng mỗi gam rượu có lượng calo gần gấp đôi so với carbs hoặc protein, nhưng hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Với hàm lượng calo cao như vậy nên thói quen uống nhiều rượu có thể dẫn đến hiện tượng đầy bụng tăng cân nhanh.

Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, bụng to và tăng cân liên quan đến rượu bằng cách sử dụng điều độ, cụ thể là 1 ly mỗi ngày với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày với nam giới.

1.3. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây đầy bụng tăng cân nhanh, bao gồm:

  • Corticosteroid: Nhóm thuốc này được sử dụng để chống viêm, tuy nhiên lại tiềm ẩn nguy cơ giữ nước và gây tăng cân, đặc biệt là vùng bụng và mặt;
  • Thuốc tránh thai đường uống có thể gây đầy bụng và có thể tăng cân, tuy nhiên các nghiên cứu đã chứng minh mức độ tăng cân là không nghiêm trọng;
  • Kháng sinh là nhóm thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Vì vậy nguy có chúng ảnh hưởng đến vi khuẩn trong đường tiêu hóa là có, và khi đó sẽ gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng.

1.4. Cổ trướng

Bụng to và tăng cân có thể là dấu hiệu gợi ý cổ trướng, một tình trạng đặc trưng bởi sự tích tụ chất lỏng trong ổ bụng. Cổ trướng là biến chứng phổ biến nhất của xơ gan, bên cạnh đó là những nguyên nhân khác:

  • Ung thư, chẳng hạn như ung thư buồng trứng, ung thư gan, đại trực tràng hoặc tuyến tụy;
  • Suy tim;
  • Suy thận;
  • Bệnh lý tuyến tụy;
  • Lao.

1.5. Hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing là tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol, một loại “hormone căng thẳng”. Cortisol có thể tác động đến tất cả các vùng trên cơ thể và rất quan trọng đối với các quá trình như:

  • Đáp ứng với căng thẳng;
  • Duy trì huyết áp;
  • Chống viêm;
  • Điều chỉnh chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng.

Hầu hết trường hợp hội chứng Cushing phát triển là do sử dụng corticosteroid kéo dài, gặp ở bệnh nhân hen suyễn, viêm khớp dạng thấp hoặc có các khối u.

Do hoạt động rộng rãi của cortisol khắp cơ thể, hội chứng Cushing có nhiều triệu chứng khác nhau và 2 trong số đó là vòng bụng to và tăng cân do tích mỡ thừa trong cơ thể. quanh bụng.

Nếu hội chứng Cushing do thuốc corticosteroid gây ra, bác sĩ có thể sẽ giảm liều hoặc đề nghị một loại thuốc thay thế. Ngoài ra, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ các khối u gây ra hội chứng Cushing.

1.6. Suy giáp

Suy giáp là tình trạng xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone giáp. Loại hormone này đặc biệt quan trọng với nhiệm vụ chính là giúp cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả. Khi không có đủ hormon giáp, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ chậm lại. Trên thực tế, một trong những triệu chứng của suy giáp là tăng cân, kèm theo đó là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do ức chế nhu động ruột.

Sự giảm nhu động này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải một tình trạng gọi là sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột (SIBO), từ đó dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, chướng hơi và cảm giác khó chịu ở bụng.

tăng cân đầy bụng
Một trong những triệu chứng của suy giáp là tăng cân đầy bụng, kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

1.7. Nguyên nhân tăng cân đầy bụng chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ

Một số nguyên nhân gây tăng cân đầy bụng cần xem xét khi chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ, bao gồm:

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Đây là tập hợp các triệu chứng xảy ra những ngày trước kỳ kinh nguyệt, bao gồm triệu chứng về cảm xúc lẫn thể chất do sự thay đổi nồng độ hormone. Một trong những triệu chứng thực thể hay gặp của PMS là đầy bụng tăng cân nhanh. Trong đó đầy hơi xảy ra chủ yếu do giữ nước, trong khi tăng cân lại liên quan đến các triệu chứng PMS khác chẳng hạn như giữ nước, tăng cảm giác thèm ăn (khiến bạn ăn quá nhiều hoặc ăn những thực phẩm không lành mạnh), mệt mỏi kèm đau bụng làm giảm hoạt động thể chất. Nhiều triệu chứng PMS có thể cải thiện khi chị em thay đổi lối sống như tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc… hoặc sử dụng các loại thuốc như NSAID, thuốc tránh thai và thuốc chống trầm cảm;
  • Thai kỳ: Đầy bụng là dấu hiệu sớm của thai kỳ với tính chất tương tự như chứng đầy hơi gặp phải trước khi có kinh. Bên cạnh đó, tăng cân ngoài ý muốn cũng là một triệu chứng của thời gian mang thai, tuy nhiên thường không được chú ý sớm;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Xảy ra khi nồng độ androgen (hormone sinh dục nam) cao hơn bình thường, qua đó gây ra nhiều tác động lên cơ thể như cản trở chu kỳ kinh nguyệt và lông mọc nhiều hơn. Một tác dụng phụ tiềm ẩn khác của PCOS là tăng cân, thường xảy ra chủ yếu ở vùng bụng và dẫn đến tình bụng to và tăng cân. Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị PCOS đặc hiệu, nhưng thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng;
  • Lạc nội mạc tử cung là tình trạng niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Vì cấu trúc này nằm ở khu vực không thuộc về nó nên có thể bị viêm nhiễm, đau và chảy máu giữa các kỳ kinh. Theo bác sĩ, lạc nội mạc tử cung cũng có thể gây đầy bụng, có thể do sự phát triển của mô nội mạc tử cung trong ổ bụng, dẫn đến sưng và giữ nước. Bản thân tăng cân không phải là triệu chứng của lạc nội mạc tử cung, nhưng nó có thể xảy ra ở một số phụ nữ do một số yếu tố liên quan đến lạc nội mạc tử cung như tăng giữ nước, tác dụng phụ của thuốc điều trị, cắt bỏ tử cung. Lạc nội mạc tử cung đa phần được điều trị bằng thuốc, có thể bao gồm thuốc tránh thai nội tiết tố, chất chủ vận hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) và thuốc giảm đau. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng, phẫu thuật có thể là một lựa chọn.

2. Khi nào tăng cân đầy bụng cần được chăm sóc y tế?

Trong một số trường hợp, sưng bụng to và tăng cân có thể báo hiệu một tình trạng tiềm ẩn cần được chăm sóc y tế. Do đó bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bị đầy bụng tăng cân nhanh với tính chất như sau:

  • Xảy ra đột ngột;
  • Mức độ nghiêm trọng;
  • Thời gian kéo dài;
  • Không tìm được nguyên nhân;
  • Kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng hoặc khó thở;
  • Tăng cân đầy bụng xảy ra cùng với những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như rong kinh, kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh.
tăng cân đầy bụng
Sưng bụng to và tăng cân có thể báo hiệu một tình trạng tiềm ẩn cần được chăm sóc y tế 

Ngoài ra, nếu đang sử dụng một loại thuốc gây tác dụng phụ không mong muốn như tăng cân đầy bụng, bệnh nhân hãy trao đổi với bác sĩ về một loại thuốc hoặc phương pháp điều trị thay thế.

Đối với những người thừa cân, béo phì, việc thực hiện các biện pháp giảm cân khoa học, bền vững là rất cần thiết. Trong trường hợp bạn đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng đều thất bại thì cũng đừng lo lắng quá. Hiện nay, phương pháp truyền tiêu hao năng lượng được nhiều người dùng đánh giá rất cao, có thể giúp đào thải mỡ ở cấp độ tế bào, đặc biệt dành cho những ai đã từng giảm béo thất bại, đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu này không xâm lấn - không hút - không tác động sâu mà được truyền trực tiếp vào cơ thể người dùng bằng đường tĩnh mạch. Hiệu quả đạt được sau liệu trình là giảm mỡ nội tạng; Ngăn ngừa, giảm các bệnh lý do thừa cân; Bảo toàn và siết cơ, định hình vóc dáng; Tăng chuyển hoá cơ bản; Tăng khả năng trao đổi chất; Tăng cường năng lượng và hiệu suất vận động; Ngăn tái béo và tích lũy mỡ thừa… Truyền tiêu hao năng lượng có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các vi hoạt chất và quy trình ăn uống hợp lý. Sử dụng giảm cân đa trị liệu không chỉ giúp bạn giảm mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da nếu có dư thừa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Bị thừa cân uống thuốc mỡ máu bao lâu thì dừng?

Bị thừa cân uống thuốc mỡ máu bao lâu thì dừng?

Đường ăn kiêng bao nhiêu calo? Có giúp giảm cân không?

Đường ăn kiêng bao nhiêu calo? Có giúp giảm cân không?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

426

Bài viết hữu ích?