Zalo

Bị tiểu đường ăn nho được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bị tiểu đường ăn nho được không là thắc mắc của nhiều người, vì nho là loại quả rất thơm ngon lại rất bổ dưỡng cũng như cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cùng tìm hiểu xem người tiểu đường ăn nho được không và cách ăn như thế nào là hợp lý qua bài viết sau.

1. Thành phần và tác dụng của nho

Để biết được tiểu đường có ăn được nho không thì trước tiên bạn cần biết nho chứa những chất gì và hàm lượng calo là bao nhiêu? Có thể nói rằng, nho là 1 trong những loại trái cây rất giàu dinh dưỡng nhờ hàm lượng lớn các vitamin và khoáng chất cần thiết như kali, vitamin B6, C, K,... Bên cạnh đó, nho cũng chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như lutein, quercetin, axit ellagic, resveratrol,... Chúng có khả năng trong việc giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính và một số loại ung thư. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần các chất có trong 100g trái nho là:

  • Calo: 67 Kcal;
  • Protein: 0.63g;
  • Carbohydrate: 16.2g;
  • Chất xơ: 0.9g;
  • Kali: 191mg;
  • Vitamin B6: 0.11mg;
  • Vitamin C: 4mg;
  • Lutein + Zeaxanthin: 72mcg;
  • Beta-caroten : 59mcg.

Chỉ số đường huyết của nho được xếp ở nhóm thấp với GI = 43 – 53 tùy chủng loại.  Hơn nữa, hàm lượng đường trong nho đa phần là Fructose, hấp thụ chậm nên khi ăn nho sẽ không làm nồng độ đường huyết tăng cao đột biến nên khá an toàn với người tiểu đường. Mặc khác, nho còn giúp người tiểu đường hạn chế những cơn thèm ngọt trong khi lại cung cấp cho cơ thể một nguồn dinh dưỡng dồi dào. Một số nghiên cứu đã chỉ ra thành phần chất Resveratrol có chứa trong nho là một hoạt chất có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy Insulin, nhờ đó hỗ trợ chống lại các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra trong tương lai.

2. Người bị tiểu đường có ăn nho được không?

Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân tiểu đường là phải kiểm soát việc tiêu thụ carbohydrate trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Vì khi carbs được dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường và gây tăng chỉ số đường trong máu. Trong khi đó, trái cây lại được xem là thực phẩm giàu carbs với các loại đường đơn là glucose và fructose. Vậy người bị tiểu đường có ăn được nho không? Câu trả lời là có, vì việc tiêu thụ nho cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra, vì nho nằm trong nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nên việc ăn nho không làm người tiểu đường bị béo lên mà ngược lại còn giúp làm giảm chậm tiến triển của bệnh tiểu đường. Chất resveratrol có trong nho có khả năng làm giảm tiêu thụ đường glucose nhanh trong khi giúp làm tăng độ nhạy của cơ thể với insulin nên khiến lượng đường trong máu giảm. Vậy người bị tiểu đường vẫn có thể được ăn nho, đặc biệt là nho tươi miễn là vẫn đảm bảo hàm lượng carbohydrate có trong mỗi bữa ăn nằm trong khoảng từ 45 - 60g và có thể tùy chỉnh giữa các loại thực phẩm với nhau.

Nhiều người thắc mắc tiểu đường ăn nho được không?
Nhiều người thắc mắc tiểu đường ăn nho được không?

3. Lợi ích của nho đối với người bị tiểu đường

Giờ bạn đã biết người tiểu đường ăn nho được không? Bên cạnh là 1 loại trái cây an toàn và phù hợp cho người tiểu đường, loại quả này còn có những tác động tích cực đến quá trình điều trị như:

3.1. Ổn định chỉ số đường trong máu

Như đã nói, hợp chất Resveratrol chứa trong vỏ nho với hàm lượng cao là một chất có lợi với bệnh tiểu đường khi giúp cải thiện độ nhạy Insulin điều hòa chuyển hóa Lipid, hạn chế gốc tự do, chống viêm… Do đó, bổ sung Resveratrol có trong nho vào chế độ ăn sẽ mang lại lợi ích cho người tiểu đường trong việc giúp kiểm soát tốt nồng độ Glucose máu của người bệnh.

3.2. Giúp kiểm soát huyết áp

Nho là một loại quả giàu kali, nó có thể đáp ứng đến 6% nhu cầu Kali hàng ngày. Đây là khoáng chất tham gia vào việc kiểm soát và làm giảm huyết áp. Từ đó, lượng Kali trong nho khi được hấp thu vào có thể giúp cơ thể hỗ trợ bảo vệ tim, ngăn ngừa đột quỵ.

3.3. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Nhiều thành phần dinh dưỡng có trong nho có vai trò hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường như:

  • Polyphenol: Giảm Cholesterol LDL xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh dẫn đến nguy cơ các bệnh lý tim mạch như đau ngực, tăng huyết áp và đột quỵ.
  • Saponin: Ngăn cản sự hấp thu Cholesterol vào cơ thể, giúp giảm Cholesterol máu.

3.4. Chống viêm, chống oxy hóa

Nho rất giàu các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như Resveratrol, Anthocyanin, Beta – caroten hay Vitamin C,… Chúng có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khỏi tác động xấu của các gốc tự do cũng như quá trình stress oxy hóa. Bên cạnh đó, hoạt chất Anthocyanin có trong nho cũng giúp chống viêm hiệu quả, hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở người tiểu đường.

3.5. Tốt cho hệ tiêu hóa

Thành phần nước trong nho chiếm đến 80% nên ăn trái nho rất dễ tiêu hóa. Ngoài ra, loại quả này còn rất giàu chất xơ (0.9g/quả) tạo điều kiện cho sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột. Nếu bạn gặp vấn đề về táo bón, đầy hơi, khó tiêu, nho có thể là giải pháp giúp bạn cải thiện những triệu chứng trên. Như vậy, ăn nho mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ở bệnh nhân tiểu đường.

4. Tiểu đường ăn nho khô được không?

Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo lựa chọn nho tươi để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng nhờ những dưỡng chất quan trọng cũng như hàm lượng nước trong quả nho tươi. Nếu người bệnh đang phân vân liệu tiểu đường ăn nho khô được không thì cần cân nhắc vì:

  • Lượng đường có trong nho khô sẽ cao hơn nho tươi do nước bị loại bỏ và cô đặc.
  • Nho khô là thực phẩm thuộc nhóm có chỉ số đường huyết cao, trong khoảng từ 53 - 75.

Vậy trả lời cho câu hỏi, tiểu đường ăn nho khô được không, thì là vẫn có thể được nhưng rất cân nhắc và cẩn thận vì nho khô sẽ ảnh hưởng đến đường máu cơ thể hơn nho tươi nên mỗi lần chỉ được ăn khoảng 2 muỗng cà phê và ăn cách nhau vài ngày.

Biết được người tiểu đường ăn nho được không sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn thích hợp
Biết được người tiểu đường ăn nho được không sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn thích hợp

5. Cách ăn nho ở người bệnh tiểu đường

Nho là một loại trái cây tốt cho sức khỏe nhưng người bệnh tiểu đường khi ăn cần lưu ý về liều lượng. Bổ sung quá nhiều nho có thể gây tăng đường máu, đau bụng, tiêu chảy hoặc những tình trạng khác. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường nên áp dụng những lưu ý sau mỗi khi ăn nho để hạn chế những tác động bất lợi cho cơ thể. 

Liều lượng và thời điểm ăn:

  • Liều lượng: Mỗi ngày, bạn có thể ăn tối đa 100 – 150g trái nho. Tiêu thụ 10 trái nho tương đương với việc nạp 8.8g Carbohydrate, từ đó bạn có thể tính toán để đảm bảo cân đối lượng Carbohydrate trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Thời điểm: Để hấp thu tối đa các dưỡng chất có trong nho, hãy ăn chúng vào buổi sáng khi bụng đói. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nho như là một sự lựa chọn cho các bữa ăn phụ để bổ sung năng lượng và giải quyết những cơn đói bụng giữa buổi.

Loại nho: 

Hầu hết các thành phần chất xơ, vitamin, và khoáng chất trong các loại nho gần như tương đương nhau. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường thì sẽ phải cần quan tâm nhiều hơn về hàm lượng Carbohydrate và chỉ số đường huyết của mỗi loại nho. Hàm lượng trong 100g và chỉ số đường huyết GI của một số loại nho phổ biến hiện nay:

  • Nho đỏ: 18.0g Carbohydrate; GI = 45;
  • Nho đen: 18.7g Carbohydrate; GI = 59;
  • Nho xanh: 12.0g Carbohydrate; GI = 45;

Theo đó, mặc dù sự khác biệt giữa các số liệu là không quá nhiều nhưng một lựa chọn tốt nhất cho người tiểu đường đó là nho xanh vì có chỉ số GI và lượng đường trong quả là thấp nhất. Như vậy, nho là 1 trong những loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng đối với cơ thể, ngay cả ở những bệnh nhân tiểu đường. Tiêu thụ nho hợp lý và đúng cách sẽ giúp người bệnh làm chậm tiến triển của bệnh cũng như hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường và tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của người bệnh. Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường ở người béo phì thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Các món canh tốt cho người tiểu đường giúp kiểm soát cân nặng

Các món canh tốt cho người tiểu đường giúp kiểm soát cân nặng

Ăn yến mạch trái cây Oatta có tăng cân không?

Ăn yến mạch trái cây Oatta có tăng cân không?

Vì sao rối loạn chuyển hóa gây béo phì?

Vì sao rối loạn chuyển hóa gây béo phì?

20

Bài viết hữu ích?