Zalo

Béo phì và nguy cơ ung thư nội mạc tử cung

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư thường gặp ở đối tượng là nữ giới độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh. Ung thư nội mạc tử cung hiện là loại ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến đường sinh sản của phụ nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa béo phì và ung thư nội mạc tử cung.

1. Ung thư nội mạc tử cung là gì?

Ung thư nội mạc tử cung có nguồn gốc từ lớp tế bào tạo nên đường giữa của tử cung hay còn được gọi là nội mạc tử cung. Đây là loại ung thư thường gặp nhất có ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản nữ. 

Bệnh ung thư nội mạc tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn trong độ tuổi từ 45 đến 75 tuổi, và đang có xu hướng trẻ hóa dần. Theo nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng độ tuổi bệnh nhân trung bình khi chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung là 61 tuổi. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ từ 50 đến 60 tuổi; 92% trường hợp xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi.

Theo những thống kê thì tại Mỹ, ung thư nội mạc tử cung là ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ. Theo hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã ước tính vào năm 2017 thì có khoảng 61.380 trường hợp ung thư nội mạc tử cung được chẩn đoán trong đó có khoảng 10.920 phụ nữ sẽ tử vong nguyên nhân do căn căn bệnh ung thư này.

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nội mạc tử cung, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi về nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể có vai trò nhất định trong cơ chế sinh bệnh ung thư.

Khi sự cân bằng của các hormone giới tính mất đi, nó sẽ gây ra ảnh hưởng đến nội mạc tử cung. Cụ thể là khi nồng độ estrogen tăng làm cho các tế bào nội mạc tử cung phân chia và nhân lên nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thay đổi di truyền nào xảy ra trong thời điểm này, chúng sẽ hình thành nên bệnh ung thư. 

2. Béo phì nguy hiểm thế nào?

Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư thường gặp, phổ biến nhất ảnh hưởng đến đường sinh sản của phụ nữ ở các nước có thu nhập cao. Tại Vương quốc Anh, cứ 36 phụ nữ thì có một người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ có chỉ số khối cơ thể hay chỉ số BMI cao có nhiều nguy cơ phát triển bệnh ung thư nội mạc tử cung cao hơn.

Chỉ số khối cơ thể BMI vốn được coi là một thước đo gián tiếp của mô mỡ, tuy nhiên, không thực sự chính xác ở một số cá nhân, do đó vẫn còn gây tranh cãi. Chỉ số BMI được tính bằng cách sử dụng chiều cao và cân nặng của một người và được sử dụng để xác định xem trọng lượng của một người có nằm trong phạm vi có khỏe mạnh hay không. Đồng thời, chỉ số này cũng thường được sử dụng trong các nghiên cứu để giúp hiểu cân nặng có liên quan như thế nào đến bệnh ung thư, nhưng nó không dự đoán sức khỏe trong tương lai của bạn. Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ điều trị về ý nghĩa của chỉ số BMI đối với nguy cơ ung thư của bạn.

  • Chỉ số BMI khỏe mạnh dao động trong khoảng từ 18,5 đến 24,9. 
  • Chỉ số BMI dao động từ 25 đến 29,5 được coi là thừa cân. 
  • Chỉ số BMI từ 30 trở lên thì được coi là béo phì.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí chuyên ngành BMC Medicine đã định lượng sự gia tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ tỷ lệ thuận với chỉ số BMI cao và đề xuất một cơ chế cho mối liên hệ giữa béo phì và ung thư nội mạc tử cung.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cứ tăng 5 điểm BMI có liên quan đến việc tăng 88% nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư nội mạc tử cung. Họ cũng phát hiện ra rằng tăng hàm lượng testosterone, tăng insulin lúc đói và giảm globulin liên kết hormone giới tính có mối liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư nội mạc tử cung.

Phân tích sâu hơn của các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy BMI có ảnh hưởng đến insulin lúc đói, globulin liên kết hormone giới tính, testosterone khả dụng sinh học và protein phản ứng C marker gây ra phản ứng viêm. Các tác giả cũng đưa ra giả thuyết rằng chỉ số khối cơ thể BMI tăng cho thấy các mô mỡ tăng, dẫn đến tăng insulin lúc đói và giảm globulin liên kết với hormone sinh dục. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tăng testosterone sinh khả dụng. Testosterone này sau đó có thể được chuyển đổi thành estrogen và cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung.

 ung thư nội mạc tử cung
Nguy cơ ung thư nội mạc tử cung tỷ lệ thuận với béo phì

3. Mối quan hệ giữa béo phì và ung thư nội mạc tử cung

Theo tiến sĩ Jamie Bakkum-Gamez, bác sĩ chuyên khoa ung thư phụ khoa của Mayo Clinic cho biết phần lớn ung thư nội mạc tử cung sẽ phát triển và phát triển để đáp ứng với estrogen. Béo phì làm tăng nồng độ estrogen và estrogen càng cao thì nguy cơ ung thư nội mạc tử cung của phụ nữ càng cao.

Một yếu tố rủi ro khác là liệu pháp hormone. Phụ nữ có tử cung sử dụng liệu pháp thay thế hormone chỉ chứa estrogen có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn, đồng thời lưu ý rằng độ tuổi trung bình của phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung là 60. Tuy nhiên, nguy cơ này đã giảm xuống khi bổ sung progesterone vào chế độ điều trị hormon thay thế.

Các tình trạng y tế khác làm thay đổi sự cân bằng của estrogen và progesterone trong cơ thể cũng có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ nguyên nhân do sự dao động trong sự cân bằng của các hormone này có thể gây ra những thay đổi trong nội mạc tử cung.

Phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang và tiểu đường, cũng như những người bị tăng huyết áp hoặc hàm lượng cholesterol cao, cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung. Ngoài ra, những phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi muộn hơn cũng có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn.

Đồng thời, việc thời kỳ mãn kinh và những thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư. Sau khi đã mãn kinh, trong chính những tế bào mỡ, có sự chuyển đổi từ androgen (chẳng hạn như testosterone) thành estrogen thông qua một loại enzyme có tên là aromatase. Điều này làm tăng sự chuyển đổi thành các loại estrogen khác nhau và estradiol, làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung vì đây là bệnh ung thư có mối liên quan đến hormone ở phụ nữ.

Theo chuyên gia này, có mối liên hệ trực tiếp giữa béo phì và ung thư nội mạc tử cung hay trọng lượng cơ thể dư thừa sau khi mãn kinh nguyên nhân do sự gia tăng chuyển đổi androgen thành estrogen, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Đây không phải là nội tiết tố androgen như testosterone thông thường, đó chính là sự gia tăng chuyển đổi các chất này thành estrogen thông qua men aromatase sau giai đoạn mãn kinh.

Những người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ béo phì cần theo dõi kinh nguyệt. Nếu chu kỳ kinh nguyệt thất thường thì nên đi kiểm tra.

 ung thư nội mạc tử cung
Sự gia tăng chuyển đổi androgen thành estrogen cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung

4. Các cách để dự phòng béo phì

Ăn uống điều độ và vận động nhiều hơn là cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe nếu bạn thừa cân hoặc béo phì. Việc cơ thể giảm ít nhất 5% đến 10% tổng trọng lượng cơ thể cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư. Đồng thời,việc thường xuyên thiết lập và thực hiện theo một chế độ ăn uống cân bằng hơn và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, những người có thể trạng béo phì cũng nên kết hợp thực hiện một số biện pháp khác như:

  • Khám và tư vấn sức khỏe định kỳ bởi các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các chuyên gia về giảm cân để được tư vấn về chế độ giảm cân lành mạnh kết hợp với việc kiên trì thực hiện chế độ này trong một khoảng thời gian.
  • Thay đổi hành vi, lối sống với việc tăng cường tham gia các hoạt động thể chất và giảm thiểu lượng thức ăn tiêu thụ cho cơ thể mỗi ngày.
  • Thuốc: Sử dụng các loại thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không hiệu quả và tình trạng béo phì của bạn đang gây ra các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng các loại thuốc giảm cân cần có sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ có chuyên môn.

Một số biện pháp sau đây cũng có tác dụng trong việc kiểm soát cân nặng trở nên hiệu quả hơn:

  • Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần có: bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thịt nạc; tránh xa hoặc hạn chế tối đa việc dung nạp hay sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên xào rán, thực phẩm hoặc các loại đồ uống chứa nhiều đường.
  • Tránh xa hoặc giảm thiểu việc sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn như rượu, bia và bỏ thuốc lá.
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ: Mỗi tuần nên tập thể dục ít nhất 3 lần, mỗi lần nên tập trong thời gian tối thiểu 30 phút.
  • Tăng cường hoạt động thể chất như chơi thể thao, đi bộ, chạy bộ, bơi lội hay lao động chân tay vừa sức,...

Ngày nay, nếu bạn đang mong muốn tìm một phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết với vai trò thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện phương pháp này thì bạn sẽ được bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng thể sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người cụ thể dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu và chỉ số khối cơ thể (BMI). Khi bạn đăng ký thực hiện liệu trình giảm cân này sẽ luôn có bác sĩ điều trị theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với luyện tập sao cho phù hợp với thể trạng của mỗi người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Bệnh béo phì ảnh hưởng đến xương khớp thế nào?

Bệnh béo phì ảnh hưởng đến xương khớp thế nào?

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Ăn nhiều mỡ lợn có tốt không?

Ăn nhiều mỡ lợn có tốt không?

14

Bài viết hữu ích?