Nhịp tim khi nghỉ ngơi là số lần trái tim đập mỗi phút khi cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi và không thực hiện các công việc hay vận động. Nhịp tim khi nghỉ ngơi nhanh hơn bình thường có thể là dấu hiệu cho thấy các rối loạn về chức năng tim như loạn nhịp tim hay các rối loạn nhịp tiềm ẩn nguy hiểm. Ngược lại, nhịp tim chậm hơn bình thường cũng có thể là vấn đề sức khỏe hệ tim mạch mặc dù vẫn có thể gặp ở các vận động viên có mức độ tập luyện cao.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim bao gồm cả khối lượng mỡ trong cơ thể, được đo bằng chỉ số BMI. Một người được đánh giá là thừa cân khi chỉ số BMI từ 25-29 và béo phì khi chỉ số BMI trên 30. Việc đo nhịp tim bất kể BMI bao nhiêu cũng là một cách theo dõi chức năng tim mạch và cảnh báo các dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn của hệ tuần hoàn.
Nhịp tim khi nghỉ ngơi trung bình của một người có thể từ 60-100 lần/phút và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính và lối sống. Có thể thấy giới hạn nhịp tim bình thường tương đối rộng khiến cho nhiều người mắc bệnh béo phì có thể có chỉ số nhịp tim giống như những người có BMI trung bình. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì nhịp tim nhanh vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi.
Một số yếu tố như nhiệt độ hoặc độ ẩm cũng vẫn có thể ảnh hưởng tới nhịp tim trung bình, đặc biệt là đối với người bị thừa cân - béo phì. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy trong điều kiện rất nóng và ẩm thì một người có chỉ số BMI từ 18-25 sẽ có nhịp tim trung bình 67-80 lần/phút trong khi người có chỉ số BMI từ 25-32 lại có nhịp tim trong bình trong khoảng 71-100 lần/phút. Hơn nữa nhịp tim còn có thể chịu ảnh hưởng bởi các loại thuốc đang sử dụng như thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, thuốc hen suyễn cũng là những bệnh lý mà người béo phì có nguy cơ cao mắc phải.
Việc sở hữu một trọng lượng cơ thể quá lớn khiến việc tim phải bơm máu đi khắp cơ thể trở nên khó khăn hơn. Điều này lâu dần sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp mãn tính từ đó dẫn tới suy tim. Hơn nữa béo phì còn liên quan đến sự tích tụ các mảng chất béo bên trong động mạch khiến chúng hẹp đi (xơ vữa động mạch) làm việc vận chuyển máu gặp nhiều khó khăn. Mỡ thừa cũng có thể gây áp lực lên các cơ quan và mạch máu bên trong cơ thể. Sự chèn ép liên tục xảy ra cũng khiến nhịp tim tăng lên khi tim phải làm việc nhiều hơn để cấp máu cho tất cả các cơ quan, cơ và mô của cơ thể.
Nhịp tim tăng cao khi nghỉ ngơi là một chỉ số cho thấy hệ tim mạch của cơ thể đang bị căng thẳng, có thể dẫn tới các vấn đề về tim. Nghiên cứu cũng cho thấy những người mắc bệnh béo phì không chỉ có nhịp tim tăng cao mà còn có nguy cơ mắc các vấn đề về rối loạn nhịp như rung nhĩ- yếu tố nguy cơ chính cho sự hình thành máu đông và đột quỵ. Những đối tượng người khỏe mạnh mắc bệnh béo phì có nhịp tim tăng cao cũng phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm và các bệnh lý khác như tăng huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường type 2.
Để có thể đưa nhịp tim về giá trị bình thường ở bệnh nhân béo phì thì giảm cân là yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên thay vì áp dụng chế độ ăn kiêng quá mức hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung thì giảm cân từ từ và đều đặn thông qua sự kết hợp giữa chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục vẫn đem lại hiệu quả cao hơn. Một số phương pháp khác để giảm nhịp tim có thể kể đến như:
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, truyền tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Tóm lại, mặc dù béo phì không đồng nghĩa với việc sở hữu một nhịp tim tăng cao bất thường, tuy nhiên chỉ số BMI quá mức vẫn là yếu tố nguy cơ dẫn tới tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi cùng với một số vấn đề sức khoẻ như tăng huyết áp, cholesterol và đường huyết trong máu. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một chiến lược quản lý cân nặng và các vấn đề sức khỏe hiệu quả, từ đó đảm bảo nhịp tim nằm trong giới hạn bình thường, duy trì một sức khỏe tim mạch bền vững.
71
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
71
Bài viết hữu ích?