Zalo

Béo phì có được xem là một căn bệnh hay không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là một vấn đề sức khỏe khá phức tạp do nhiều yếu tố góp phần gây ra, bao gồm cả các yếu tố về thể chất, tâm lý và di truyền. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về việc béo phì có được xem là một căn bệnh hay không

1. Tổng quan về béo phì

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hoặc toàn thân. Thừa cân béo phì ngoài việc ảnh hưởng ngoại hình còn gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe. Vậy béo phì được đo lường như thế nào?

Thừa cân, béo phì được phân loại bằng chỉ số khối cơ thể BMI được tính dựa trên chiều cao và trọng lượng cơ thể theo công thức: trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét). Chỉ số BMI mô tả mối liên quan giữa trọng lượng với chiều cao, do đó BMI sẽ cho thấy mối liên quan chặt chẽ với tổng lượng mỡ phân bố trong cơ thể người trưởng thành.

Theo WHO, một người trưởng thành, trừ phụ nữ đang có thai nếu có chỉ số BMI trong khoảng 25 – 29,9 được xem là thừa cân, chỉ số BMI ≥ 30 được xem là béo phì. Bên cạnh chỉ số BMI, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của thừa cân béo phì chính là gia tăng trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ tích tụ ở một số phần bộ phận cơ thể như: bụng, đùi, eo, ngực… một cách quá dư thừa. Lượng mỡ này có thể gây ra các biến chứng như bệnh tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp và bệnh động mạch vành.

Béo phì có được xem là một căn bệnh hay không
Bệnh béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm 

Theo Hiệp hội Phẫu thuật Chuyển hóa và Giảm cân Hoa Kỳ, béo phì được chia làm 3 cấp độ khi dựa trên chỉ số BMI gồm:

  • Béo phì cấp độ I: BMI từ 30 đến 34.9;
  • Béo phì cấp độ II: BMI từ 35 đến 39.9;
  • Béo phì cấp độ III hay béo phì nghiêm trọng nhất: BMI từ 40 trở lên.

Chúng ta có thể tự tính chỉ số BMI của mình bằng công thức nếu trên hoặc vào các trang web có công cụ tính tự động. 

2. Khi nào béo phì được gọi là “bệnh”?

Sau khi tình trạng béo phì đã được xác định bằng các phương pháp nêu trên, các chuyên gia phải xem xét đến định nghĩa của thuật ngữ “bệnh”, vậy béo phì có được xem là một căn bệnh hay không?

Từ năm 2008, một Ủy ban gồm các chuyên gia từ Hiệp hội Béo phì đã cố gắng định nghĩa từ “bệnh” và cho rằng thuật ngữ này quá phức tạp, rất khó mà định nghĩa đầy đủ và chính xác. Không giống như các phép tính toán khoa học với các con số cụ thể, không thể định nghĩa được “bệnh” một cách cụ thể.

Năm 2013, tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA), các thành viên đã bỏ phiếu để thống nhất rằng béo phì là một căn bệnh, tuy nhiên quyết định này lại gây tranh cãi vì nó đi ngược lại các khuyến nghị của Hội đồng Khoa học và Y tế Công cộng của AMA. Theo đó hội đồng này đã nghiên cứu và không khuyến nghị việc định nghĩa “bệnh béo phì”. Tuy nhiên, các thành viên của hội nghị đã bỏ phiếu để lấy số đông, vì trên thực tế không có cách nào chính xác tuyệt đối để đánh giá tình trạng béo phì. Quyết định của AMA đã làm dấy lên cuộc tranh cãi về sự phức tạp của bệnh béo phì, trong đó bao gồm cả các cách thức điều trị bệnh.

Béo phì có được xem là một căn bệnh hay không
Rối loạn các chức năng tuyến giáp là một trong các nguyên nhân gây bệnh béo phì 

Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã khiến các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng béo phì là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chứ không đơn thuần chỉ là sự dư thừa calo. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã tìm được một số gen có thể làm tăng cảm giác đói, khiến người có kiểu gen này sẽ ăn nhiều hơn bình thường và góp phần gây béo phì. Ngoài ra, một số bệnh hoặc rối loạn khác cũng có thể dẫn đến tình trạng dễ tăng cân mà khó giảm như:

  • Suy giáp;
  • Cushing;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể dẫn đến tăng cân, ví dụ thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra, hai người dù có cùng chiều cao, thực hiện cùng một chế độ ăn uống nhưng chỉ có 1 người bị thừa cân, béo phì trong khi người kia thì không, điều này được giải thích là do các yếu tố như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản và các yếu tố về sức khỏe khác chi phối.

Cho đến nay, AMA không phải là tổ chức duy nhất công nhận béo phì là một căn bệnh mà những tổ chức khác cũng công nhận điều này gồm:

  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO);
  • Liên đoàn Béo phì Thế giới;
  • Hiệp hội Y khoa Canada;
  • Tổ chức Béo phì Canada.

3. Lý do béo phì không được coi là bệnh

Không phải tất cả các chuyên gia và tổ chức Y tế đều đồng ý với ý kiến béo phì là một căn bệnh. Vẫn có rất nhiều chuyên gia muốn bảo vệ quan điểm béo phì không phải là một căn bệnh, dựa trên các phương pháp đánh giá béo phì hiện nay và các dấu hiệu như:

  • Không có cách nào chính xác tuyệt đối để đánh giá chuẩn nhất tình trạng béo phì, phương pháp tính chỉ số khối cơ thể (BMI) hiện nay được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên công thức này lại không áp dụng được cho một số người, ví dụ như vận động viên và người tập thể hình không phải lúc nào cũng có thể đánh giá tình trạng béo phì dựa trên BMI;
  • Người béo phì không phải ai cũng có sức khỏe kém. Các chuyên gia đồng ý rằng, béo phì có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải một số vấn đề sức khỏe, nhưng không phải ai béo phì cũng sẽ gặp phải những bệnh này. Do vậy có rất nhiều ý kiến cho rằng, không thể coi béo phì là một bệnh, vì béo phì không phải lúc nào cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe;
Béo phì có được xem là một căn bệnh hay không
Tuy nhiên, bệnh béo phì không thể kiểm soát được do di truyền 
  • Có nhiều yếu tố khác nhau gây béo phì, một số trong đó là yếu tố trong đó là không thể kiểm soát được. Dù phần lớn các trường hợp béo phì là do thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống tĩnh tại nhưng đây không phải là những nguyên nhân duy nhất, thực tế còn có những nguyên nhân khác mà chúng ta không thể kiểm soát được như di truyền, tình trạng sức khỏe, thuốc, môi trường sống…;

Có thể thấy việc nhận định béo phì là một bệnh có thể gây nên sự phân biệt đối xử hoặc tạo điều kiện cho những người khác phân biệt đối xử và trêu chọc những người béo.

Mặt khác một số phương diện của bệnh béo phì có thể phòng ngừa được như thay đổi chế độ ăn uống và tạo thói quen tập thể dục lý tưởng, từ đó giúp củng cố và duy trì sức khỏe tim mạch, tăng dung tích phổi, mở rộng phạm vi, tốc độ chuyển động và mang lại sự thoải mái tinh thần. Song một số người thực hiện những thay đổi này nhưng vẫn không thể giảm được cân nặng đáng kể. 

Vì những lý do này khiến cuộc tranh luận về bệnh béo phì vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi các chuyên gia tìm ra phương pháp đáng tin cậy khác để xác định mức độ hay quá trình khởi phát bệnh béo phì.

4. Phương pháp giảm béo khoa học không ảnh hưởng đến sức khỏe 

Một thân hình khỏe đẹp là điều ai cũng mong muốn, nhưng không phải ai cũng may mắn sở hữu điều đó. Thực tế, việc tăng cân không chỉ phụ thuộc vào số lượng thức ăn mà còn ảnh bởi những thói quen trong cuộc sống. Nếu muốn có một thân hình cân đối thì bạn cần có một chế độ giảm cân khoa học có hiệu quả bên cạnh chế độ dinh dưỡng và luyện tập.

Truyền tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân hoàn toàn mới, ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tác động chính vào nguyên nhân gây béo phì, cân bằng điều chỉnh rối loạn chuyển hóa nên rất phù hợp với những người bị béo phì lâu năm, người dễ bị tái béo phì, người đã sử dụng các phương pháp giảm cân khác nhưng bị thất bại.

Đặc biệt, truyền tiêu hao năng lượng hoàn toàn không thực hiện xâm lấn, không thực hiện hút mỡ trực tiếp mà truyền trực tiếp vào đường tĩnh mạch. Do đó, người sử dụng phương pháp này không phải lo lắng về các tác dụng phụ, hay ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí chị em phụ nữ sau sinh vẫn có thể sử dụng phương pháp giảm cân khoa học này.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
dịch vụ
Tiêu hao mỡ

Tiêu hao mỡ

xem thêm
Cách tính thừa cân bằng chỉ số BMI có chính xác?

Cách tính thừa cân bằng chỉ số BMI có chính xác?

Béo phì độ 3 ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Béo phì độ 3 ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Béo phì và hen suyễn: Nguy cơ, cách kiểm soát và điều trị

Béo phì và hen suyễn: Nguy cơ, cách kiểm soát và điều trị

Ăn đêm bằng hoa quả có béo không?

Ăn đêm bằng hoa quả có béo không?

Lười vận động khiến bạn dễ tăng cân như thế nào?

Lười vận động khiến bạn dễ tăng cân như thế nào?

18

Bài viết hữu ích?

GIẢI PHÁP TIÊU HAO MỠ - QUẢN TRỊ CÂN NẶNG CẤP ĐỘ TẾ BÀO DÀNH CHO NGƯỜI TỪNG GIẢM CÂN THẤT BẠI. ĐỘC QUYỀN TỪ DRIP HYDRATION (MỸ)

Giải pháp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào, triệt tiêu mỡ thừa đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các hoạt chất và quy trình ăn uống hợp lý. Không xâm lấn - không hút - không tác động sâu, các hoạt chất được bổ sung trực tiếp vào cơ thể người dùng qua đường tĩnh mạch giúp tăng cường chuyển hoá mỡ thành năng lượng. Liệu trình được thiết kế khoa học cho từng người với tổng thời gian trị liệu chỉ khoảng 8H sẽ giúp bạn lấy lại vóc dáng gọn gàng, săn chắc đầy trẻ trung.