Zalo

Béo phì có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là tình trạng bất thường có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Một trong những ảnh hưởng thường thấy ở nữ giới là béo phì kinh nguyệt ít hay béo phì vô kinh. Vậy thực sự béo phì có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không?

1. Béo phì có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Nhiều chị em béo phì kinh nguyệt ít hoặc thậm chí vô kinh cảm thấy bối rối không biết nguyên nhân do đâu. Đối với cơ thể nữ giới, nội tiết tố nữ estrogen có vai trò vô cùng quan trọng, trong đó bao gồm việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, những yếu tố nào tác động đến sự ổn định của estrogen đều có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Theo bác sĩ, cân nặng tăng quá nhanh là một trong những nguyên nhân thường gặp kích thích cơ thể tăng tiết estrogen 1 cách đột ngột, từ đó dẫn đến các biểu hiện bất thường chu kỳ kinh nguyệt.

Với những yếu tố trên, chúng ta có thể khẳng định thừa cân béo phì gây rối loạn kinh nguyệt là không thể bàn cãi. Những người béo phì với chỉ số BMI từ 30 trở lên rất dễ bị trễ kinh hoặc vô kinh, và khi đó sẽ cần đến sự can thiệp của bác sĩ dinh dưỡng để giảm cân an toàn và điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt.

Kèm theo hiện tượng béo phì vô kinh hay kinh nguyệt ít, các chuyên gia còn cho biết do ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết nên béo phì còn có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến chức năng tình dục và sinh sản ở cả 2 giới, cụ thể như sau:

  • Nữ giới: Béo phì gây suy chức năng buồng trứng, qua đó làm giảm ham muốn tình dục và khó thụ thai hơn…;
  • Nam giới: Béo phì làm giảm hormone nam Testosterone, qua đó gây suy giảm ham muốn, rối loạn chức năng cương dương và thậm chí gây vô sinh…

Một biến chứng khác của béo phì đến nữ giới là ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Tác hại của béo phì ở phụ nữ mang thai còn nguy hiểm hơn nhiều lần so với người bình thường với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé, và đặc biệt là sự phát triển của con nhỏ sau này. Với phụ nữ mang thai, cân nặng vượt chuẩn là một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc các bệnh lý thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ…

béo phì có ảnh hưởng đến kinh nguyệt
Béo phì có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

2. Những tác hại khác của béo phì

Ngoài việc béo phì gây rối loạn kinh nguyệt, tình trạng cân nặng vượt chuẩn còn ảnh hưởng đến sức khỏe chị em theo nhiều cách khác nhau, cụ thể như sau:

  • Suy giảm miễn dịch: Bệnh nhân béo phì đa phần có hệ thống miễn dịch hoạt động kém hơn, qua đó tăng nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hay vi nấm. Điều này giải thích lý do tại sao người béo phì lại dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn, và đặc biệt khi mắc sẽ kéo dài và khó khắc phục hơn bình thường;
  • Bệnh lý xương khớp: Khi cân nặng cơ thể vượt quá tiêu chuẩn, hệ xương khớp sẽ phải chịu những áp lực rất lớn trong thời gian dài, khi không được can thiệp sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp như thoái hóa hay chấn thương. Đặc biệt, những tổn thương xương khớp do béo phì đòi hỏi phải được theo dõi và điều trị nhằm hạn chế tiến triển đến mạn tính và gây tổn thương không thể phục hồi;
  • Đái tháo đường: Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn do tình trạng đề kháng insulin;
béo phì có ảnh hưởng đến kinh nguyệt
Ngoài việc béo phì gây rối loạn kinh nguyệt, tình trạng cân nặng vượt chuẩn còn ảnh hưởng đến sức khỏe chị em theo nhiều cách khác nhau
  • Bệnh lý tim mạch: Béo phì đồng nghĩa với mỡ máu cao, qua đó dễ bám lại trên thành mạch và gây ra các mảng xơ vữa. Do đó, béo phì là yếu tố đưa đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ...;
  • Bệnh hô hấp: Mỡ tích tụ và tạo áp lực lên các cơ quan hô hấp như cơ hoành, khí phế quản… khiến bệnh nhân có hơi thở nông và nhanh hơn người bình thường, nghiêm trọng hơn là những rối loạn nhịp thở, ngủ ngáy hay chứng ngưng thở khi ngủ…;
  • Bệnh lý tiêu hóa: Béo phì đi liền với các rối loạn hệ tiêu hóa do mỡ thừa bám và cản trở hoạt động của đường ruột. Kèm theo đó, mỡ thừa tích tụ trong gan sẽ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, diễn tiến đến xơ gan hoặc tăng nguy cơ hình thành sỏi mật;
  • Tác động đến tâm lý: Người béo phì với thân hình quá khổ nên luôn có tâm lý tự ti khi giao tiếp, kém chủ động hơn trong cuộc sống và từ đó khiến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả công việc bị hạ thấp. Một số nghiên cứu khoa học chứng minh người béo phì là đối tượng dễ mắc các bệnh tâm lý, trong đó bao gồm bệnh trầm cảm.

Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, việc giảm cân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Song song với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, bạn có thể sử dụng thêm liệu pháp tiêu hao năng lượng để giúp đào thải mỡ ở cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Kết hợp với đó là các bài tập giúp đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra bên ngoài. Với liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ không cần ăn kiêng quá khắt khe mà chỉ cần ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bước vào liệu trình truyền. Trong suốt quá trình sẽ có bác sĩ theo sát nên vô cùng an toàn. Chỉ sau 6 tuần đã giúp bạn giảm được cân nặng như mong muốn mà không gây kiệt sức hay mệt mỏi.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Giảm béo ở đâu hiệu quả nhất?

Giảm béo ở đâu hiệu quả nhất?

Gợi ý cách giảm 8kg trong 1 tuần bằng trứng gà

Gợi ý cách giảm 8kg trong 1 tuần bằng trứng gà

16

Bài viết hữu ích?