Zalo

Ăn tỏi sống có tăng miễn dịch không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tỏi đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ vừa là thực phẩm vừa là thuốc. Trên thực tế, ăn tỏi có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện sức khỏe nhận thức, giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư,... Vậy ăn tỏi sống có tăng miễn dịch không và quan niệm ăn tỏi mỗi ngày tăng miễn dịch có đúng không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Thành phần của tỏi sống

Thơm và đầy hương vị, tỏi là 1 nguyên liệu thơm ngon đặc trưng trong nhiều món ăn khác nhau. Còn được biết đến với tên khoa học là Allium sativum, tỏi là một loại thực vật có liên quan chặt chẽ với hành, tỏi tây, hẹ tây và hẹ.

Ngoài việc nâng cấp ngay lập tức các công thức nấu ăn, loại thực phẩm này còn được sử dụng làm thuốc trên toàn cầu trong hàng nghìn năm.

Trên thực tế, nhiều dạng y học cổ truyền thường sử dụng tỏi để:

  • Điều trị cảm lạnh, ho và sốt;
  • Tăng tốc độ chữa lành vết thương;
  • Giảm đau do nhiễm trùng tai.

Vậy thành phần có trong tỏi sống bao gồm những gì và vai trò của những hợp chất đó đối với sức khỏe là gì ?

Đầu tiên, tỏi đặc biệt giàu các hợp chất chứa lưu huỳnh, được cho là nguyên nhân tạo ra nhiều đặc tính chữa bệnh mạnh mẽ. Đặc biệt, cắt, nghiền hoặc nhai tép tỏi sẽ kích hoạt một loại enzyme gọi là allinase. Allinase sản xuất allicin, thành phần hoạt chất có trong tỏi.

ăn tỏi sống có tăng miễn dịch không
Ăn tỏi tăng sức đề kháng, tốt cho sức khỏe

Theo một đánh giá nghiên cứu năm 2020, các nghiên cứu không chỉ cho thấy allicin có tác dụng kháng khuẩn mà thậm chí còn có thể nâng cao hiệu quả của nhiều loại thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm.

Ngoài allicin, tỏi còn chứa một số hợp chất chứa lưu huỳnh khác giúp tăng cường lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm S-allyl cysteine và diallyl disulfide.

Hơn nữa, tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa. Đây là những hợp chất quan trọng có thể bảo vệ chống lại chứng viêm, tổn thương tế bào và bệnh mãn tính.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng nghiên cứu năm 2017 gợi ý rằng việc tăng lượng chất chống oxy hóa từ thực phẩm như tỏi có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng như cúm.

2. Ăn tỏi sống có tăng miễn dịch không?

Như đã nói ở trên, tỏi có chứa rất nhiều các thành phần có tác dụng tốt giúp bảo vệ sức khỏe và việc ăn tỏi tăng sức đề kháng được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

2.1. Tỏi giúp tăng cường tế bào T của bạn

Ăn tỏi có thể tăng số lượng tế bào T giúp chống lại các vi-rút tồn tại trong máu của bạn - điều này rất quan trọng vì cảm lạnh và cúm đều do vi-rút gây ra. Các nhà khoa học dinh dưỡng từ Đại học Florida đã báo cáo trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng vào năm 2012 rằng dùng chiết xuất tỏi lâu năm làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cúm và các triệu chứng đó biến mất nhanh hơn ở những người dùng chiết xuất tỏi so với những người không dùng. Các nhà khoa học cho rằng, chiết xuất tỏi có tác dụng này bằng cách tăng cường chức năng tế bào miễn dịch của người tham gia.

2.2. Tỏi sống bảo vệ chống lại cảm lạnh và cúm

Ăn tỏi mỗi ngày tăng miễn dịch chính là nhờ vào khả năng làm giãn mạch máu và cải thiện tuần hoàn khắp các vùng lân cận của bạn. Và quan hệ tình dục thường xuyên có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động mạnh mẽ, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Wilkes ở Wilkes-Barre, Pa. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những sinh viên đại học quan hệ tình dục 1 hoặc 2 lần/ tuần có nhiều globulin miễn dịch A (IgA) hơn trong hệ thống của họ hơn những người không quan hệ tình dục. IgA, một loại protein, hoạt động như một kháng thể. Nó liên kết với những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như virus cảm lạnh và cúm khi chúng lần đầu xâm nhập vào cơ thể bạn và triệu tập hệ thống miễn dịch của bạn để tiêu diệt chúng.

Ăn tỏi tăng sức đề kháng được thực hiện thông qua nhiều cách khác nhau

2.3. Tỏi có thể giúp giảm căng thẳng

Không phải ngẫu nhiên mà bạn luôn bị cảm lạnh hoặc cúm khi làm việc quá sức hoặc căng thẳng. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh đã báo cáo rằng cơ thể mất khả năng chống lại nhiễm trùng khi liên tục bị căng thẳng. Đó là lúc tỏi phát huy tác dụng - nó đã được chứng minh là có tác dụng chống lại căng thẳng và mệt mỏi

Tỏi có thể ảnh hưởng đến phản ứng của tuyến thượng thận với căng thẳng: Ăn tỏi sẽ giúp tuyến thượng thận của bạn sản xuất ít hormone gây căng thẳng hơn và do đó làm giảm mức độ mệt mỏi của bạn. Ăn tỏi tăng miễn dịch và bạn sẽ tăng khả năng nhận biết và chống lại những những tác nhân bên ngoài tốt hơn.

2.4. Tỏi và kẽm tạo thành bộ đôi tuyệt vời để tăng cường hệ miễn dịch

Giờ bạn không cần phải băn khoăn liệu ăn tỏi sống có tăng miễn dịch không vì hàm lượng lưu huỳnh cao trong tỏi có tác dụng như một loại thuốc chống cảm lạnh và cúm. Lưu huỳnh trong tỏi giúp cơ thể bạn hấp thụ nguyên tố vi lượng kẽm, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Bạn có thể tìm thấy kẽm trong ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt và bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt. Bạn có thể tham khảo công thức sau vừa nhanh chóng vừa giúp bạn khỏe mạnh: Xào một ít tỏi băm trong dầu ô liu tốt cho tim và sau đó rưới một ít lên một lát bánh mì nguyên hạt.

3. Tỏi có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh và cúm không?

Giờ bạn đã biết rằng ăn tỏi mỗi ngày tăng miễn dịch như thế nào, vậy tỏi có giúp ngăn ngừa cảm lạnh và cúm hay không và bằng cách nào?

Thực tế thì từ lâu tỏi đã cho thấy, nhiều hứa hẹn như một phương pháp điều trị ngăn ngừa cảm lạnh và cúm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu cũng như thời gian bạn bị bệnh. Bên cạnh đó, ăn tỏi tăng sức đề kháng cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 146 tình nguyện viên khỏe mạnh được chia thành 2 nhóm với một nhóm bổ sung tỏi và một nhóm dùng giả dược trong 3 tháng. Kết quả cho thấy trong khi nhóm dùng tỏi có nguy cơ bị cảm lạnh thấp hơn 63% thì không có sự khác biệt đáng kể về thời gian hồi phục sau khi bị cảm lạnh giữa các nhóm.

Một nghiên cứu khác ở những người sử dụng chiết xuất tỏi ngà cũng cho thấy thời gian cảm lạnh ngắn hơn và mức độ cảm lạnh cũng ít nghiêm trọng hơn đáng kể khi người tham gia ăn 2,56 gam mỗi ngày trong mùa cảm lạnh và cúm, so với nhóm dùng giả dược. 

Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh hoặc cúm, ăn tỏi tăng sức đề kháng có thể giúp giảm các triệu chứng này hoặc ngăn ngừa bệnh hoàn toàn.

4. Thực phẩm bổ sung tỏi

Mặc dù có thể nhiều người đã biết ăn tỏi mỗi ngày tăng miễn dịch nhưng sẽ có một số người không chịu được hương vị đặc trưng của tỏi. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung tỏi một cách dễ dàng hơn bằng cách dùng thực phẩm bổ sung.

Tuy nhiên, hãy thận trọng vì không có tiêu chuẩn quy định nào về việc bổ sung tỏi. Điều đó có nghĩa là hàm lượng và chất lượng allicin có thể khác nhau và những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn cũng có thể khác nhau.

4.1. Tỏi bột

Tỏi bột được làm từ tỏi tươi đã được thái lát và sấy khô. Nó không chứa allicin nhưng được cho là có hoạt chất tiền allicin. Tỏi dạng bột được chế biến ở nhiệt độ thấp rồi cho vào bên trong viên nang để bảo vệ tỏi khỏi axit dạ dày.

Dạng chế biến này giúp enzyme alliinase có thể tồn tại trong môi trường dạ dày và thực hiện việc chuyển đổi alliin thành allicin có lợi trong ruột.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ lượng allicin có thể được tạo ra từ chất bổ sung tỏi dạng bột. Điều này thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào thương hiệu và cách pha chế.

4.2. Chiết xuất tỏi già

Chiết xuất tỏi già được tạo thành bằng cách cắt lát và bảo quản tỏi tươi sống trong ethanol 15–20% trong thời gian đến 1,5 năm, chúng có lợi ích chống lại cảm lạnh và cúm đã được biết đến từ lâu. Mặc dù loại thực phẩm bổ sung này không chứa allicin nhưng vẫn giữ được các đặc tính chữa bệnh của tỏi. 

4.3. Dầu tỏi

Dầu tỏi được điều chế bằng phương pháp chưng cất hơi nước, được dùng dưới dạng viên nang và cũng là một chất bổ sung tỏi hiệu quả. Chúng không phải được làm bằng cách cho tỏi sống vào dầu ăn như dầu có hương vị tỏi dùng để nấu ăn, cách chưng cất dầu tỏi phức tạp hơn nhiều. Tuy nhiên, nhiều trường hợp dầu tỏi tự làm cũng có liên quan đến một số trường hợp ngộ độc, vì vậy nếu bạn định tự làm, hãy đảm bảo sử dụng các phương pháp bảo quản thích hợp

5. Bạn nên ăn bao nhiêu tỏi mỗi ngày ?

Mặc dù không có liều lượng tỏi tối ưu được xác định, một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng 100 mg tỏi sống nghiền nát cho mỗi kg trọng lượng cơ thể 2 lần mỗi ngày, tương đương với khoảng 3 đến 4 tép được xem là phù hợp để tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lý khác. 

Bạn cũng có thể dùng thực phẩm bổ sung chiết xuất tỏi lâu năm. Các nghiên cứu điều tra lợi ích sức khỏe của tỏi cho thấy sử dụng các chiết xuất tỏi ngà từ 240 mg đến 2.560 mg là đủ đối với một người trưởng thành. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý là việc bổ sung nhiều tỏi có thể gây độc, vì vậy đừng vượt quá liều lượng khuyến nghị.

Như vậy, tỏi là 1 thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bạn vì không chỉ ăn tỏi tăng sức đề kháng mà còn giúp bạn tránh xa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn hay bị cảm lạnh hoặc cúm, một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng đó chính là ăn tỏi mỗi ngày tăng miễn dịch.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các vitamin & khoáng chất cần thiết cho 1 hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Các vitamin & khoáng chất cần thiết cho 1 hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

6 mẹo để tăng cường hệ miễn dịch

6 mẹo để tăng cường hệ miễn dịch

Suy giảm miễn dịch nghĩa là gì?

Suy giảm miễn dịch nghĩa là gì?

Người bị covid nên ăn gì để tăng sức đề kháng?

Người bị covid nên ăn gì để tăng sức đề kháng?

Chăm sóc hệ miễn dịch - "khiên" bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ bệnh tật

Chăm sóc hệ miễn dịch - "khiên" bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ bệnh tật

10

Bài viết hữu ích?