Zalo

Ăn ít dạ dày nhỏ lại để giảm cân

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Để giảm cân, nhiều người đã không ngần ngại sử dụng mọi phương pháp cũng như mẹo vặt, trong đó có chế độ ăn kiêng khem kham khổ, ăn rất ít với mục đích làm dạ dày nhỏ lại. Vậy việc ăn ít bao tử có nhỏ lại không và lượng thức ăn ít ỏi đó có giúp làm vòng bụng của bạn trở nên thon gọn được hay không?

1. Thường xuyên ăn ít dạ dày có nhỏ lại không?

Hiện nay, trong các hội nhóm về ăn kiêng đang có trào lưu ăn ít dạ dày nhỏ lại. Hay nói cách khác, nhiều người đưa ra khẳng định rằng khi bạn ăn ít thức ăn trong một thời gian dài chiếc dạ dày của bạn sẽ co rút lại, từ đó chứa được ít thức ăn hơn và bạn sẽ cảm thấy nhanh no trong khi ăn uống hoặc không còn cảm giác thèm ăn nữa. Từ đó bạn sẽ dễ dàng giảm được một lượng lớn thực phẩm tiêu thụ hằng ngày, chiếc bụng của bạn sẽ đỡ cảm thấy đói cồn cào giữa các bữa ăn, điều này về lâu dài sẽ giúp giảm cân. Trào lưu ăn ít dạ dày nhỏ lại đang ngày càng lan rộng cũng như các cách làm dạ dày nhỏ lại xuất hiện ngày càng nhiều. Vậy việc thường xuyên ăn ít dạ dày có nhỏ lại hiệu quả như lời đồn hay không?

Câu trả lời là phương pháp này hoàn toàn không khả thi. Nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ nghĩ rằng chỉ cần cắt giảm lượng thực phẩm đưa vào thì dạ dày hàng ngày, thì nó sẽ từ từ teo lại. Điều này là hoàn toàn không đúng bởi dạ dày con người có kích thước rất ổn định trong giai đoạn trưởng thành. Nó sẽ không bao giờ teo nhỏ lại, ngoại trừ việc thực hiện các phẫu thuật thu nhỏ. Vì thế, việc bạn ăn ít hay nhiều thì dạ dày vẫn không nở ra thêm hay thu hẹp lại một chút nào. Hãy thử tưởng tượng rằng việc ăn ít dạ dày nhỏ lại là một phương pháp có hiệu quả, thì lượng thức ăn bạn tiêu thụ phải ít đến mức độ nào để giả thuyết trên trở thành hiện thực.

Ăn ít dạ dày nhỏ lại không là vấn đề nhiều người thắc mắc 

2. Hậu quả của việc ăn ít

Ăn rất ít thậm chí là nhịn ăn để mong dạ dày nhỏ lại hay chỉ đơn giản là giảm lượng thức ăn tiêu thụ không phải phương pháp giảm cân bền vững và khoa học. Chế độ ăn uống kiêng khem đôi khi có thể làm mất đi số cân nặng trong thời gian ngắn, tuy nhiên nó không thật sự duy trì được lâu. Một khi bạn quay trở lại chế độ ăn uống như bình thường, cân nặng của bạn sẽ quay trở lại như ban đầu, thậm chí là còn trở nên trầm trọng hơn cả khi chưa ăn kiêng. Bên cạnh đó, việc ăn ít được xem là một sự tra tấn sức chịu đựng của cơ thể, khiến bạn mất sức cũng như thiếu hụt chất dinh dưỡng rất nhanh trong khi hiệu quả giảm cân lại không đáng kể.

Khi bạn thực hiện chế độ ăn kiêng tiêu cực, cơ thể sẽ nhận biết nguồn năng lượng mà bạn cung cấp đang có sự sụt giảm nghiêm trọng và khi đó nguồn năng lượng dự trữ sẽ bị lấy đi. Cơ thể bắt đầu giảm đi mức năng lượng dùng cho quá trình trao đổi chất, có thể xuống đến mức 40 - 50% so với bình thường, thậm chí chỉ còn khoảng 20%. Quá trình trao đổi chất cùng với lượng năng lượng đầu vào bị sụt giảm sẽ khiến cơ thể tự cắt giảm tất cả hoạt động không cần thiết của hầu hết các cơ quan không quan trọng trong cơ thể. Đồng thời giải phóng nguồn năng lượng dự trữ tại cơ bắp, gây phá vỡ và làm mất đi khối cơ bắp này. Và một khi bạn bắt đầu dung nạp calo vào cơ thể, chúng sẽ tự động tăng cường tích trữ mỡ. Bạn càng ăn kiêng hay ăn ít trong thời gian càng dài, quá trình trao đổi chất càng bị sụt giảm, khối lượng cơ mất đi ngày càng nhiều và khiến cơ thể ngày càng mệt mỏi và suy kiệt.

Ăn ít dạ dày nhỏ lại lâu ngày khiến cơ thể suy kiệt 

Một hậu quả khác là việc nhịn ăn lâu ngày có thể làm nồng độ hormone ức chế sự thèm ăn - hormone leptin, bị giảm xuống, từ đó khiến bạn luôn có cảm giác đói. Và một khi không thể chống cự được cơn cám dỗ này này, bạn sẽ bắt đầu trở lại với thói quen ăn uống hằng ngày. Như đã nói ở trên, điều này sẽ khiến lượng mỡ tích tụ trong cơ thể tăng lên một cách chóng mặt. 

Ngoài ra, khi bạn đang thực hiện chế độ ăn uống bình thường mà chuyển qua chế độ ăn ít hoặc rất ít, khẩu phần ăn và lượng thức ăn đi vào dạ dày sẽ giảm xuống một cách đột ngột. Trong khi đó, dịch acid trong dạ dày dùng để tiêu hóa thức ăn lại được tiết ra nhiều và liên tục, hậu quả về lâu dài là gây ra tình trạng viêm loét dạ dày.

3. Cách ăn ít mà không ảnh hưởng đến sức khỏe

Việc cắt giảm đi lượng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm không tốt cho sức khỏe đã được ghi nhận là có hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm cân. Vậy làm thế nào để giảm bớt lượng thức ăn tiêu thụ để giúp giảm cân mà cơ thể vẫn đủ chất và khỏe mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng:

  • Giảm lượng thức ăn tiêu thụ nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ lượng chất đạm, chất xơ, chất béo lành mạnh, đường bột, vitamin, và khoáng chất.
  • Ưu tiên việc cắt giảm các loại đồ ăn, đồ uống có nhiều tinh bột không tốt như gạo, bánh mì trắng, mì ống… chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, các nước trái cây có đường, nước ngọt, sữa đặc có đường… các loại trái cây có nhiều đường như chuối, nhãn, vải… cần phải được ăn ở mức độ hợp lý. 
  • Ngoài ra, ăn ít những thức ăn có chứa nhiều chất béo từ động vật như mỡ động vật, các phủ tạng động vật… Ngoài ra, cần hạn chế tiêu thụ các món chiên nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn…
  • Kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách cắt giảm khoảng 500 kcal năng lượng và duy trì khoảng 30 kcal/kg cân nặng mỗi ngày là cách rất tốt cho việc giảm cân. Hãy luôn theo dõi lượng thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày bằng cách ghi chép hoặc lưu vào các ứng dụng theo dõi trên điện thoại. Khi bạn muốn ăn ít nhưng vẫn giảm cân, bạn cần thực hiện điều này để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn tiêu thụ.
  • Xây dựng một lịch trình ăn uống điều độ và lành mạnh. Ngoài ba bữa ăn chính, bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với việc sử dụng các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh như các loại hạt, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua Hy Lạp, các loại trái cây ít ngọt, rau củ… để giúp dạ dày không bao giờ bị rỗng, giảm cảm giác đói và thèm ăn.
  • Uống đủ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ rất tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra, hãy thử uống một cốc nước đầy khi đói hoặc ngay trước bữa ăn, điều này sẽ giúp cơn đói của bạn lắng xuống, đồng thời giúp bạn no nhanh hơn khi ăn.
Cách làm dạ dày nhỏ lại là khi bạn ăn ít hãy kết hợp uống nhiều nước 
  • Tránh việc ăn tối quá muộn hoặc ăn uống trước khi đi ngủ. Việc dung nạp thức ăn trước giờ đi ngủ có thể khiến dạ dày không tiêu hóa hết thức ăn, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ và còn làm tăng nguy cơ béo phì.
  • Ăn chậm nhai kỹ là thói quen tốt để giúp bạn vừa cắt giảm được lượng thức ăn tiêu thụ vừa giúp tạo cảm giác no nhanh hơn khi ăn uống.
  • Khi bạn càng ăn ít, bạn càng cần phải tập trung vào bữa ăn, điều này sẽ giúp bạn no lâu hơn. Việc vừa làm vừa ăn hoặc không tập trung vào bữa ăn có thể khiến bộ não cũng bạn không tạo được cảm giác no, từ đó chúng ta có có xu hướng ăn nhiều hơn.

Ăn ít dạ dày nhỏ lại là một giả thuyết phi thực tế và không bao giờ có thể xảy ra. Do đó, thay vì lên mạng và tìm kiếm những cách làm dạ dày nhỏ lại bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên ăn uống như đã đề cập ở trên. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn vừa có thể tiêu thụ ít thức ăn ở mức độ cho phép, vừa giúp quá trình giảm cân của bạn được an toàn, bền vững và hiệu quả hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì?

Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Tập dance giảm cân được không?

Tập dance giảm cân được không?

Giảm cân: Ăn nhiều lòng trắng trứng gà có tốt không?

Giảm cân: Ăn nhiều lòng trắng trứng gà có tốt không?

389

Bài viết hữu ích?