Nhiều người thực hiện chế độ giảm cân và có suy nghĩ về vấn đề nếu ăn thức ăn không ăn cơm có béo không? Thực tế cho thấy, hàng ngày các loại thực phẩm chủ yếu được sử dụng duy trì cuộc sống bao gồm các nhóm cung cấp chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin, khoáng chất. Khi xem xét cung cấp năng lượng cho cơ thể thì các chuyên gia cho rằng, tình trạng béo phì có thể xảy ra do sự mất cân bằng mức năng lượng tiêu thụ và năng lượng tiêu hao của cơ thể. Vì vậy, khi năng lượng nạp vào cơ thể lớn hơn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sẽ là yếu tố nguy cơ gây tăng cân.
Ngũ cốc nói chung và gạo nói riêng là loại thực phẩm cung cấp tinh bột chủ yếu trong khẩu phần ăn của người Việt Nam.. Đây cũng là lý do khiến mọi người tin rằng khi cắt giảm cơm trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp giảm tiêu thụ chất bột đường từ đó mang lại hiệu quả giảm cân. Tuy nhiên, việc cắt giảm cơm có thực sự giúp cải thiện được cân nặng hay không cần xem xét kỹ lưỡng.
Tinh bột sẽ phân tách thành các phần tử glucose thông qua chu trình Kreb sẽ chuyển hóa thành ATP là nguồn cung cung cấp năng lượng tốt cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên khi cung cấp một lượng vượt quá nhu cầu hằng ngày, cơ thể chuyển hóa toàn bộ glucose thừa thành acetyl CoA từ đó tái tổng hợp các chất béo và gây tích tụ mỡ. Vì vậy khi thực hiện cắt giảm cơm trong khẩu phần ăn hằng ngày chúng ta mong hiệu quả giảm cân đến từ 2 cơ chế:
“Ăn cơm nhiều có tác hại gì?” hay “không ăn cơm cũng có tác hại hay không?” đều là các vấn đề mà những người đang, đã và sẽ thực hiện để giảm cân. Nếu sử dụng nhiều cơm thì cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiều đường glucose trong máu dẫn tới đường huyết tăng cao. Khi đó, cơ thể sẽ tiết ra insulin để duy trì và ổn định đường huyết. Tuy nhiên, glucose dư thừa sẽ được tích tụ và hình thành mỡ thừa trong cơ thể. Đây chính là yếu tố tăng nguy cơ béo phì. Do vậy, một số quan niệm cho rằng để giảm cân nên cắt bỏ hoàn toàn cơm trong chế độ ăn hàng ngày. Nhưng khi cắt giảm hoàn toàn cơm ra khỏi chế độ ăn có thể gây ra một số ảnh hưởng lớn tới cơ thể và tình trạng sức khỏe như:
Trong quá trình giảm cân, việc sử dụng tinh bột từ cơm có thể giảm Trong quá trình giảm cân, việc giảm lượng cơm trong mỗi bữa ăn có thể giảm lượng tinh bột tuy nhiên chúng ta cần lưu ý 2 vấn đề sau:
Cơm không phải chỉ cung cấp mỗi tinh bột mà còn là nguồn thực phẩm giàu vitamin nhóm B, protein thực vật và cả chất khoảng, nếu loại bỏ hoàn toàn cơm ra khỏi khẩu phần ăn chúng ta có nguy cơ thiếu hụt những chất dinh dưỡng này.
Một số người do không hiểu rõ nên có hành vi không ăn cơm mà thay bằng các món bún, phở, hủ tíu mà không biết rằng đây cũng là nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột. Đặc biệt nhóm thực phẩm này là các sản phẩm thứ cấp chế biến từ gạo nên có giá trị dinh dưỡng còn thấp hơn cơm và dễ gây tăng cân, tích mỡ hơn cơm... Vì vậy, không nên loại bỏ hoàn toàn cơm ra khỏi chế độ ăn.
Bên cạnh đó, ngoài lựa chọn cơm để cung cấp tinh bột hoặc đường cho cơ thể thì có thể sử dụng một số thực phẩm cung cấp tinh bột thay thế khác để tạo sự đa dạng trong chế độ ăn, tốt cho sức khỏe và mang lại hiệu quả cho quá trình giảm cân như:
Song song với quá trình ăn uống khoa học, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng để giúp giảm cân nhanh và bền vững. Phương pháp này không chỉ đào thải, tiêu hao mỡ đến cấp độ tế bào mà còn giúp bạn tầm soát sức khỏe và bệnh nền 1 cách hiệu quả. Trước khi thực hiện truyền tiêu hao năng lượng, bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, đo chỉ số khối cơ thể BMI… từ đó có kế hoạch về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và liệu trình truyền phù hợp. Sử dụng phương pháp này giúp cơ thể của bạn tăng cường trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng theo cơ chế tự nhiên mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau mỗi buổi truyền, cơ thể sẽ có sự chuyển hóa tốt hơn, đủ năng lượng cho mọi hoạt động mà không gây tích tụ mỡ dư thừa, không có cảm giác thèm ăn nên không có nhu cầu nạp thêm năng lượng. Truyền tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân tiên tiến, phù hợp với những người bận rộn hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng vẫn thất bại.
1917
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro
Sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường để kiểm soát khối lượng mỡ trong cơ thể
Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?
Các dấu hiệu trao đổi chất kém, khiến cơ thể dễ tích mỡ và tăng cân
Cách giảm cân với chuối trong 3 ngày
1917
Bài viết hữu ích?