Xin chào chị Quyên,
Glucose là một loại đường trong máu có nguồn gốc từ thực phẩm chị ăn. Tế bào của chị sử dụng glucose để tạo năng lượng. Hormone insulin sẽ giúp glucose đi vào tế bào của chị. Nếu chị mắc bệnh tiểu đường, cơ thể chị không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào của chị không sử dụng tốt insulin. Kết quả là glucose không thể đi vào tế bào, do đó lượng đường trong máu tăng lên.
Glucose trong máu sẽ dính vào huyết sắc tố - một loại protein trong tế bào hồng cầu của chị. Khi lượng đường trong máu tăng lên, nhiều huyết sắc tố của chị sẽ được bao phủ bởi glucose. Xét nghiệm A1C hay chỉ số đường huyết HbA1c sẽ cho biết tỷ lệ phần trăm tế bào hồng cầu của chị có huyết sắc tố được phủ glucose.
Sở dĩ chỉ số đường huyết HbA1c có thể cho thấy mức đường huyết trung bình của chị trong 03 tháng qua vì:
Mức A1C cao là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, bệnh thận và tổn thương thần kinh. Nhưng với việc điều trị và thay đổi lối sống, chị có thể kiểm soát được lượng đường trong máu của mình.
Vậy HbA1c 7.2 trong trường hợp của chị có cao không? Với chỉ số 7.2 HbA1c là kết quả cao hơn mức bình thường.
Để chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, tỷ lệ phần trăm HbA1c được quy ước là:
Như vậy, chỉ số HbA1c 7.2 có thể chị đã mắc bệnh đái tháo đường. Vì nếu chị mắc một tình trạng ảnh hưởng đến tế bào hồng cầu, chẳng hạn như thiếu máu hoặc một loại rối loạn máu khác, xét nghiệm HbA1C có thể không chính xác để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Suy thận và bệnh gan cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả HbA1C.
Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể đề xuất các xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường (thực hiện một xét nghiệm A1C khác hoặc một loại xét nghiệm tiểu đường khác, thường là xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT)).
Nếu xác định mắc bệnh, chị cần tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ để giữ lượng đường trong máu được ổn định.
Ngoài việc theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên kêts hợp với việc tuân thủ điều trị theo y lệnh, chị nên có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp như sau:
Thay đổi lối sống tích cực kết hợp với việc tuân thủ thuốc điều trị sẽ giúp tình trạng bệnh sẽ được cải thiện, cả về chỉ số đường huyết lẫn chỉ số HbA1c.
Qua chia sẻ của chị Quyên, có thể thấy xét nghiệm máu vốn là một phần quan trọng của cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát. Bởi thông qua xét nghiệm trên bác sĩ sẽ đánh giá tổng thể được vấn đề sức khỏe hiện tại để từ đó đưa ra hướng chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Điều này có vai trò giúp giảm thiểu được tối đa những biến chứng về sức khỏe đối với người bệnh.
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi. Nếu có thắc mắc nào khác, chị vui lòng liên hệ trực tiếp để nhận được hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia của Dripcare.
63
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
63
Bài viết hữu ích?