Zalo

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường để kiểm soát cân nặng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường tuýp 2 là mối quan tâm của mọi người bệnh và gia đình vì nó có vai trò quan trọng quyết định đến mức độ kiểm soát đường huyết của người bệnh. Một chế độ ăn kiêng người tiểu đường hợp lý và khoa học sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

1. Ý nghĩa và nguyên tắc của chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, nguyên nhân không nhỏ xuất phát từ việc ăn uống, tiêu thụ thực phẩm không đúng cách. Chính vì thế, những bệnh nhân đái tháo đường sẽ luôn được bác sĩ tư vấn về vai trò của việc ăn uống đối với quá trình điều trị cũng như cách ăn uống hợp lý. 

Một chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường có ý nghĩa quan trọng trong việc:

  • Tránh nguy cơ hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết đột ngột; 
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa tăng mỡ máu, tăng huyết áp;
  • Giảm cân và duy trì cân nặng ở mức hợp lý;
  • Đảm bảo duy trì các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Trong quá trình chuẩn bị thực đơn ăn kiêng cho người tiểu đường, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo có một chế độ ăn khoa học và hợp lý.

Ăn vừa đủ

Mặc dù biết là người bệnh tiểu đường cần phải có chế độ ăn kiêng hợp lý, tuy nhiên không khuyến khích việc ăn kiêng khem quá mức. Điều quan trọng trong ăn uống hàng ngày là người bệnh phải được đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể khỏe mạnh. Ăn không đủ lượng calo theo nhu cầu sẽ làm cơ thể trở nên mệt mỏi, không đủ sức hoạt động, trong khi ngược lại ăn quá nhiều lại có thể gây ra tăng huyết tăng. Tuyệt đối không được bỏ bữa vì có thể khiến bạn rơi vào hạ đường huyết nghiêm trọng, hạ đường huyết là 1 tình trạng cấp cứu nguy hiểm đối với cơ thể.

Ăn đủ bữa

Chế độ ăn uống cho người mới bị tiểu đường phải luôn đảm bảo ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày. Hãy lên kế hoạch cẩn thận để có thể ăn vào những giờ cố định, tình trạng quá đói hoặc quá no sẽ là nguyên nhân làm mất ổn định đường huyết. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn thành 4 - 5 lần mỗi ngày, bổ sung bữa ăn phụ để tránh tình trạng hạ đường huyết vào nửa đêm.

Uống đủ nước

Bên cạnh lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, chế độ ăn kiêng người tiểu đường còn cần chú ý đến việc bổ sung nước cho cơ thể. Nhu cầu nước mỗi ngày ở người bị tiểu đường tuýp 2 là ít nhất 40 ml/ kg cân nặng.

Đa dạng thực phẩm

Ăn một số loại thực phẩm nhất định chưa bao giờ là một chế độ ăn khoa học và đối với bệnh nhân tiểu đường cũng vậy, hãy đa dạng nhóm thực phẩm nạp vào cơ thể để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết hàng ngày.

Ngoài ra, còn cần tránh những cách chế biến như chiên, nướng, hầm nhừ, xay nhuyễn, vì chỉ số đường huyết của thức ăn càng tăng khi kích thước thành phần món ăn đó càng nhỏ, hãy ưu tiên cachs chế biến đơn giản như hấp, luộc.

Tránh xa các thực phẩm đóng gói sẵn, đồ ăn nhanh vì chứa lượng đường, muối và chất béo cao, không phù hợp với người bị tiểu đường.

chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường
Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường được nhiều người quan tâm 

2. Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường tuýp 2

Một trong những mục tiêu quan trọng của thực đơn ăn kiêng cho người tiểu đường là giúp giảm cân và duy trì cân nặng ở mức tốt nhất cho người bệnh. Để có thể đạt được điều đó thì ngay trong bước đầu tiên là lựa chọn nhóm thực phẩm cần phải được đảm bảo chính xác.

2.1. Tinh bột 

Tỉ lệ năng lượng do glucid cung cấp trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường được chấp nhận là từ 44% – 46% tổng số năng lượng của khẩu phần, so với người bình thường là 65%.

Ở bệnh nhân tiểu đường, khả năng duy trì đường máu không được đảm bảo nên đường huyết có xu hướng tăng nhanh đột ngột sau khi ăn. Vì vậy điều cơ bản trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường tuýp 2 là phải hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Tuy nhiên, glucid hay tinh bột là nguồn năng lượng chính của cơ thể, vì vậy, không được giảm quá nhiều mà cần duy trì ở mức vừa đủ để cơ thể hoạt động bình thường và duy trì cân nặng.

Bạn có thể ăn 1 chén cơm gạt, 2 củ khoai lang, 1 ổ bánh mì, 200g bún tươi, 1 trái bắp, 2 tô cháo để bổ sung 1 phần glucid khoảng 200 calo.

2.2. Chất đạm 

Những bệnh nhân bị bệnh thận đái tháo đường nên duy trì chế độ ăn kiêng mới mức đạm được khuyến cáo là 0,8g protid/kg/ ngày, so với 1 – 1,5g/kg/ngày ở người trưởng thành khỏe mạnh, đây là mức đảm bảo cho chức năng của thận hoạt động tốt nhất.

Tuy nhiên, cần chú ý là lượng đạm trong chế độ ăn kiêng người tiểu đường nên cao hơn so với người bình thường, khoảng 15% – 20% tổng năng lượng khẩu phần có được từ đạm thay vì chỉ 12% – 14 % như người bình thường. 

Người bệnh cần chú ý là phải phối hợp cả đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa với đạm thực vật có nguồn gốc từ các loại đậu và vừng lạc. Chúng vừa rẻ hơn mà lại có chỉ số đường huyết thấp hơn. 

Trong 1 phần protein khoảng 80 – 100 kcal có thể đến từ 1 lát cá 50 – 80 g, 1 quả trứng , 50 – 60g thịt heo, gà, bò, 100g, đậu phụ và 150g tôm.

2.3. Chất béo 

Trong chế độ ăn uống cho người mới bị tiểu đường hay bị tiểu đường đã lâu thì cũng không thể thiếu thành phần chất béo để cung cấp năng lượng. Năng lượng từ chất béo cung cấp sẽ bù lại phần năng lượng mất đi do cắt giảm glucid. Hãy sử dụng các axit béo bão hòa là những chất béo có lợi có trong các loại dầu hạt như dầu ô liu, dầu đậu nành và dầu hướng dương…

chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường
Chất béo lành mạnh giúp cung cấp năng lượng trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Tỉ lệ năng lượng do chất béo cung cấp cần chiếm khoảng 20% – 35% tổng số năng lượng khẩu phần, cao hơn so với người bình thường là 18 – 20%. 

Bạn sẽ cần phải tránh xa các loại chất béo bão hòa hoặc đã qua chế biến vì dễ gây tăng cholesterol máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

2.4. Chất xơ

Rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất không thể thiếu trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường. Việc bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên này giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giảm tình trạng viêm mạn tính do bệnh tiểu đường gây ra, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Các thành phần này thường có trong các loại rau xanh và hoa quả tươi. 

Rau xanh cũng giúp bổ sung lượng lớn chất xơ cho cơ thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và nhanh hơn, từ đó giúp hạn chế phần thức ăn nạp vào cơ thể, dẫn đến giảm cân.

Hãy lựa chọn những loại rau đặc biệt tốt cho sức khỏe như: Bông cải xanh, hành tây, rau bắp cải, mướp đắng, rau diếp cá,, súp lơ và rau dền,... Trong khi đó, cà rốt lại chứa lượng lớn beta – carotene có khả năng kiểm soát đường huyết rất tốt. Tuy nhiên, cần chú ý là với những bệnh nhân lớn tuổi thì không nên ăn quá nhiều các loại rau ăn lá vì lượng chất xơ quá lớn cũng gây nên chứng khó tiêu.

2.5. Muối

Hàm lượng muối tiêu thụ hàng ngày cần đảm bảo dưới 2.300 mg/ngày. 

Nguy cơ tăng huyết áp khi sử dụng nhiều chất muối ở bệnh nhân tiểu đường sẽ cao hơn người bình thường vì nội mạc mạch máu của họ nhạy cảm với muối hơn so với những người khỏe mạnh. Vì thế hãy bổ sung không quá 2.300 mg/ngày vào thực đơn ăn kiêng cho người tiểu đường để đảm bảo một sức khỏe tốt. 

Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cảnh báo về mức 1.500 mg muối/ngày có thể ảnh hưởng không tốt đối với những người bệnh đái tháo đường có bệnh tăng huyết áp đi kèm. 

2.6. Trái cây

Trái cây chứa lượng lớn vitamin rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chúng cũng chứa nhiều đường nên khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường băn khoăn liệu có thể đưa trái cây vào chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường tuýp 2 được hay không. Thực tế thì đường trong đa phần các loại trái cây là đường fructose, chúng làm tăng đường huyết chậm hơn so với loại đường sucrose hay còn gọi là đường mía, vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể sử dụng được. 

Hãy ưu tiên những loại trái cây có màu sắc đậm, sặc sỡ vì chúng thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Một điều cần lưu ý nữa là khi đã ăn trái cây thì cần cắt giảm lượng đường bột trong bữa ăn với liều lượng tương đương để đảm bảo không làm tăng đường huyết đột ngột. Người bệnh tiểu đường cũng cần nhớ là tuyệt đối không được ăn đơn độc trái cây thay thế cho các nhóm thực phẩm khác và không uống nước ép trái cây vì khi bị mất bỏ chất xơ, đường huyết cũng sẽ bị tăng cao. 

Bản thân đường dù có là loài gì cũng đều sẽ làm tăng chỉ số đường huyết, tăng các chất béo có hại cho tim mạch như triglyceride, giảm HDL- cholesterol. Vì thế, bạn chỉ nên dùng với lượng vừa phải khi thêm trái cây vào thực đơn. Khoảng 10 gam 1 suất trái cây sẽ có trong ½ quả táo, ½ quả cam, ½ quả ổi, ½ quả lê, 4 quả nho,4 quả chôm chôm,... 

3. Phương pháp đo lường thực phẩm để người tiểu đường kiểm soát cân nặng

Để kiểm soát lượng thực phẩm đưa vào từ đó giúp ổn định đường huyết và kiểm soát cân nặng, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp đo lường gợi ý dưới đây trong khi chuẩn bị thực đơn ăn kiêng cho người tiểu đường.

3.1. Nguyên tắc 1/4 với kích thước dĩa thức ăn khoảng 25cm

  • Tinh bột chiếm ¼ đĩa thức ăn với những lựa chọn có thể là cơm, hủ tiếu, ngô, khoai, bún, phở mì và bánh mì,… 
  • Đạm chiếm ¼ đĩa với thịt, cá và tàu hủ…
  • Chất béo, 1 muỗng nhỏ khoảng 2ml, từ dầu ăn, mỡ và phô mai, … 
  • Chất xơ chiếm ½ đĩa gồm các loại rau, củ

3.2. Thực đơn mẫu

Không thể có một chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường tuýp 2 chung, vì thế mỗi người mà cần xây dựng cho riêng mình một chế độ ăn phù hợp dựa vào các yếu tố sau:

  • Cơ địa, thể trạng béo hay gầy.
  • Tình trạng bệnh lý như chỉ số đường máu, lipid máu, 
  • Mức độ hoạt động thể chất lao động,
  • Thói quen ăn uống hàng ngày.
  • Nồng độ insulin hiện tại và các loại thuốc hạ đường huyết đang sử dụng.

3.3. Thiết lập mức năng lượng theo từng cá nhân

Để kiểm soát cân nặng ở bệnh nhân tiểu đường, bạn cần thiết lập mức năng lượng hấp thu hàng ngày dựa vào thể trạng cá nhân. Đối với người có thể trạng béo là khoảng 20 – 25 kcal/kg/ngày. Trong khi đó, ở những người muốn duy trì thể trọng hiện tại và có mức lao động nhẹ và vừa cần khoảng 30 – 35 kcal/ kg/ ngày. Còn đối với người gầy cần tăng trong lượng kèm theo mức lao động nặng thì mức năng lượng cần thiết là từ 35 – 40 kcal/ kg/ ngày.

Tóm lại, dinh dưỡng và hoạt động thể chất là những yếu tố quan trọng quyết định lối sống lành mạnh của bạn khi bị tiểu đường. Bằng cách xây dựng và tuân thủ một chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường phù hợp và lành mạnh sẽ giúp bạn duy trì chỉ số đường huyết và cân nặng ở mức tốt nhất cho sức khỏe. 

chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường
Tuân thủ chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường sẽ giúp bạn duy trì chỉ số đường huyết 

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng cần kiểm soát cân nặng để ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra. Người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp truyền tiêu hao năng lượng để giúp đào thải mỡ thừa 1 cách hiệu quả. Phương pháp này chỉ cần thời gian trị liệu là 8 giờ, trong đó 2 giờ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết, tiến hành truyền dịch và 6 giờ để tập các bài tập giúp tăng cơ (khoảng 30 phút/buổi, 12 buổi) sẽ giúp giảm 6 - 10% cân nặng/ số đo sau 6 tuần. Dịch truyền được sử dụng trong liệu pháp này bao gồm các vitamin nhóm B, khoáng chất vàng Selen, vitamin C, được truyền theo đường tĩnh mạch, sau đó chuyển hóa năng lượng của các tế bào mỡ thành loại năng lượng ATP. Đây là loại năng lượng cần cho việc thực hiện các hoạt động của tế bào và giúp hồi phục các cơ quan. Năng lượng ATP đồng thời giúp làm tăng hoạt động của tế bào, làm tiêu hao nhanh chóng mỡ thừa, dẫn đến kết quả là làm giảm khối lượng và kích thước tế bào toàn thân, bao gồm cả việc làm giảm lượng mỡ nội tạng trong cơ thể. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các câu hỏi giúp bạn chọn chế độ ăn kiêng phù hợp với mình

Các câu hỏi giúp bạn chọn chế độ ăn kiêng phù hợp với mình

Giảm cân ăn sữa chua có đường được không?

Giảm cân ăn sữa chua có đường được không?

Người béo ăn kiêng món gì để giảm cân?

Người béo ăn kiêng món gì để giảm cân?

Thực đơn ăn chay giàu đạm, không mất cơ bắp

Thực đơn ăn chay giàu đạm, không mất cơ bắp

40

Bài viết hữu ích?