Zalo

Bị thừa cân gây tiểu đường?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là vấn đề sức khỏe thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, đây cũng là căn nguyên của nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm như tim mạch, ung thư, xương khớp và tiểu đường, … Trong đó béo phì, thừa cân gây tiểu đường là rõ rệt nhất.

1. Tại sao bệnh béo phì gây tiểu đường?

Tại sao bệnh béo phì gây tiểu đường là thắc mắc của nhiều người. Khi bước vào độ tuổi trung niên là lúc cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu suy giảm sức khỏe, khiến con dễ dễ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu, acid uric, tiểu đường hoặc bệnh tim mạch,… Đặc biệt, chế độ ăn uống thiếu khoa học và lối sống tĩnh tại sinh ra béo phì, khiến các cơ quan trong cơ thể bắt đầu thoái hóa và rối loạn chuyển hóa các chất. Chính những điều kiện này tạo thuận lợi để béo phì gây tiểu đường, cụ thể:

  • Khi ít hoạt động thể lực, năng lượng dư thừa chuyển hóa thành mỡ thừa và tích lũy trong cơ thể, tình trạng tiểu đường tuýp 2 béo phì cũng tăng lên. Những nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, hậu quả của béo phì gâytiểu đường tuýp 2 là kết quả của quá trình chuyển hóa bất thường, dư thừa acid béo tự do, triglyceride ngoài tế bào mỡ. Ngoài ra, tế bào beta của đảo tụy khi bị tích lũy nhiều mỡ thừa sẽ bị nhiễm độc mỡ. Nhiễm độc mỡ là nguyên nhân gây chết tế bào và đây cũng chính là giai đoạn tiền lâm sàng của người tiểu đường tuýp 2 béo phì.
  • Béo phì, thừa cân gây tiểu đường vì sự tích lũy mỡ diễn ra trong thời gian dài, làm suy yếu khả năng tự bảo vệ chống lại sự nhiễm mỡ  và triglyceride dần được tích tụ lại. Ở người tiểu đường tuýp 2 béo phì, tiểu đường thường xảy ra sau khi tế bào tiểu đảo tổn thương 50 – 70%. Tuy nhiên, trong các thử nghiệm cắt tụy, khi trên 90% tế bảo tiểu đảo tổn thương mới xuất hiện tiểu đường.
  • Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường tuýp 2, trong đó béo phì, thừa cân gây tiểu đường là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Theo điều tra dịch tễ học Đái tháo đường quốc gia của Việt Nam, chỉ số khối cơ thể (BMI) 22,6 đã có mối liên quan chặt chẽ với bệnh tiểu đường tuýp 2. Cụ thể: Insulin là hormon do tế bào đảo tụy sản xuất, có vai trò kiểm soát đường máu. Sau khi ăn, đường sẽ được hấp thu vào máu. Nhờ hoạt động của insulin mà đường được đưa vào tế bào để cơ thể sử dụng và được duy trì ở mức an toàn cho cơ thể. Ở người béo phì trong thời kỳ thừa cân, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng dần dần giảm đi do sự đề kháng insulin tăng lên. Để khắc phục tình trạng này, tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản xuất insulin giảm dần, insulin trong cơ thể không đủ để kiểm soát đường máu ở mức bình thường nữa. Do đó, thừa cân gây tiểu đường tuýp 2.
  • Ở người béo phì, lượng mỡ nội tạng và dưới da tăng, tế bào mỡ càng nhiều càng làm giảm hiệu quả kiểm soát đường huyết sau ăn của insulin.
Béo phì, thừa cân gây tiểu đường và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác
Béo phì, thừa cân gây tiểu đường và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác

2. Cách phòng tránh béo phì, thừa cân gây tiểu đường

Theo những thống kê gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ở người béo phì cao gấp 3 lần người gầy và thường gặp nhất ở độ tuổi sau 40. Nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy, có thể cải thiện tình trạng tăng nhạy cảm của insulin khi giảm cân. Đối với người tiểu đường tuýp 2 béo phì, giảm cân giúp cải thiện các chỉ số như đường máu, huyết áp, lipid máu, … và có thể giảm lượng thuốc cần uống. Những lợi ích này thường bắt đầu thấy khi cân nặng giảm được 3 – 5%, giảm cân càng nhiều thì hiệu quả càng cao. Dưới đây là những biện pháp phòng tránh béo phì để tránh nguy cơ tiểu đường:

  • Thừa cân béo phì gây tiểu đường, vì vậy với người thừa cân béo phì thì giảm cân đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, không những giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 mà còn nhiều bệnh lý mãn tính khác như ung thư, xương khớp và tăng huyết áp, … Tuy nhiên, không nên giảm cân quá nhanh và đột ngột, chỉ nên giảm tối đa 0,5 – 1kg mỗi tuần. Khi cân nặng giảm quá nhanh, ngoài giảm mỡ thì người bệnh dễ mất nước và giảm khối lượng cơ, nhanh mệt mỏi, không đủ năng lượng làm việc, hạ đường huyết và ngất xỉu.
  • Chế độ ăn giảm tinh bột có hiệu quả trong giảm cân, tuy nhiên vẫn phải duy trì bữa ăn đủ năng lượng để lao động và vận động thể lực, đồng thời hạn chế mất khối cơ do giảm cân. Nên xây dựng chế độ ăn cá thể theo thói quen của từng người bệnh, uống đủ nước, bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng.
  • Bên cạnh chế độ ăn giảm năng lượng, người thừa cân béo phì nên có lối sống năng động và tập thể dục thường xuyên để đốt cháy mỡ thừa. Một số biện pháp có thể áp dụng là đi bộ thay vì đi xe máy nếu khoảng cách gần, dùng thang bộ thay thang máy, tập thể dục 30 phút mỗi ngày với cường độ trung bình – nặng sẽ có hiệu quả giảm cân. Đi bộ nhanh 30 phút có thể đốt cháy 150 kcal, chạy chậm đốt cháy 300 calo, chạy nước kiệu đốt cháy 400 calo. Ngoài ra, người bệnh có thể lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như thể dục nhịp điệu, gym, đạp xe, nhảy dây, cầu lông và bơi lội, …
  • Với người tiểu đường tuýp 2 béo phì, nên khám tim mạch, mắt, bàn chân và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn hình thức vận động để đảm bảo an toàn khi tập luyện. Trước buổi tập, nếu chỉ đố đường huyết < 90 mg/dL (hay 5 mmol/L), người bệnh nên ăn nhẹ ít tinh bột để tránh hạ đường huyết trong lúc tập.
  • Khi căng thẳng, chúng ta có xu hướng ăn vặt nên sẽ khó giảm cân hơn. Do đó, kiểm soát tốt căng thẳng là một biện pháp giảm cân hiệu quả. Để làm được điều đó, người bệnh nên ngủ đủ giấc và thư giãn tinh thần bằng cách thiền, yoga, nghe nhạc, …
Người tiểu đường tuýp 2 béo phì nên giảm cân để cải thiện các chỉ số sức khỏe
Người tiểu đường tuýp 2 béo phì nên giảm cân để cải thiện các chỉ số sức khỏe

Tóm lại, béo phì, thừa cân gây tiểu đường tuýp 2 và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, tạo nên gánh nặng dài hạn đối với sức khỏe của bản thân và gia đình. Do đó, giảm cân là biện pháp giúp người tiểu đường tuýp 2 béo phì cải thiện các chỉ số sức khỏe. Giảm cân không phải là một giai đoạn, đó là một hành trình lâu dài với mục tiêu duy trì trọng lượng, tránh tăng cân trở lại. Để làm được điều này, cần sự nỗ lực thay đổi lối sống và giảm căng thẳng. Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa ước mơ giảm cân khi thực hiện liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng. Phương pháp này được đánh giá giảm cân nhanh, an toàn và bền vững, tỷ lệ tái béo thấp. Do có sự kết hợp giữa quá trình chuyển hóa, đốt cháy và đào thải mỡ 1 cách khoa học nên sau khi giảm cân bạn hoàn toàn không cảm thấy mất sức hay mệt mỏi. Toàn bộ quá trình luôn có sự giám sát bởi các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này. Đặc biệt, trước khi bắt đầu liệu trình truyền tiêu hao năng lượng, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe và điều trị bệnh nền, giúp quá trình đào thải mỡ diễn ra hiệu quả và an toàn nhất có thể.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bị béo phì gây ra những bệnh gì?

Bị béo phì gây ra những bệnh gì?

Mỡ thừa ở vùng bụng có ảnh hưởng đến bệnh gì?

Mỡ thừa ở vùng bụng có ảnh hưởng đến bệnh gì?

Ăn nhiều dầu mỡ nên uống gì để không tăng cân?

Ăn nhiều dầu mỡ nên uống gì để không tăng cân?

Ăn nhiều tinh bột có bị mỡ máu và béo phì không?

Ăn nhiều tinh bột có bị mỡ máu và béo phì không?

Các cách giảm tăng mỡ máu khi xáo trộn dinh dưỡng dịp Tết

Các cách giảm tăng mỡ máu khi xáo trộn dinh dưỡng dịp Tết

30

Bài viết hữu ích?