Zalo

Xét nghiệm Phospho máu: Ai cần và khi nào phải làm?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm tổng quát các vi chất trong cơ thể là 1 phương pháp cơ bản nhằm đánh giá nồng độ các vi chất có trong cơ thể. Bên cạnh xét nghiệm magie máu, canxi máu thì xét nghiệm phospho máu cũng là một trong các xét nghiệm quan trọng, đặc biệt ở những trường hợp nghi ngờ chức năng thận, gan hay tuyến giáp. Vậy ai cần thực hiện xét nghiệm phospho máu và khi nào thì nên cần xét nghiệm phospho trong máu, xin mời bạn đọc cùng đến với bài chia sẻ thông tin dưới đây.

1. Xét nghiệm phospho trong máu là gì?

Xét nghiệm phospho máu là 1 trong các xét nghiệm cơ bản với mục đích đưa ra kết quả để đánh giá hàm lượng khoáng chất này trong máu của bạn, với kết quả xét nghiệm phospho, các bác sĩ sẽ cho bạn biết rằng mức phospho trong máu đang cao hay thấp bất thường 

Thông thường, xét nghiệm phospho máu sẽ được các bác sĩ chỉ định cùng với các xét nghiệm khác như canxi, xét nghiệm hormone tuyến cận giáp và xét nghiệm vitamin D. Ngoài việc xác định hàm lượng phospho máu, xét nghiệm này cũng nhằm mục đích theo dõi và điều trị sự mất cân bằng canxi trong cơ thể. Thỉnh thoảng, xét nghiệm phospho cũng được đánh giá qua mẫu là nước tiểu. 

Xét nghiệm phospho máu nhằm đánh giá hàm lượng khoáng chất này trong máu của bạn 

2. Những ai cần thực hiện xét nghiệm phospho máu?

Phospho là 1 trong những thành phần quan trọng phối hợp với canxi để giúp xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, việc rối loạn hàm lượng phospho trong máu có thể dẫn tới rối loạn tuyến cận giáp. Do đó, những trường hợp sau đây được ưu tiên chỉ định xét nghiệm phospho máu.

  • Chẩn đoán và theo dõi bệnh thận và rối loạn xương.
  • Chẩn đoán rối loạn tuyến cận giáp. Tuyến cận giáp là những tuyến nhỏ nằm ở cổ. Chúng tạo ra các hormone kiểm soát lượng canxi trong máu. Nếu tuyến tạo ra quá nhiều hoặc quá ít các hormone này, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

3. Khi nào thì nên xét nghiệm phospho máu?

Theo các bác sĩ, bạn có thể thực hiện việc xét nghiệm phospho máu trong các đợt xét nghiệm máu tổng quát, hoặc khi có các triệu chứng của bệnh thận, rối loạn chuyển hóa cận giáp như: 

  • Mệt mỏi cơ;
  • Chuột rút cơ bắp;
  • Rối loạn thận và đường tiêu hóa;
  • Đau nhức xương. 
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, có dấu hiệu mất cân bằng axit-bazo trong cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi hàm lượng phospho trong máu

Tuy nhiên, các rối loạn này thường không có triệu chứng, do đó, bạn cần chẩn đoán và chỉ định từ bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm phospho. Đa phần, các trường hợp xét nghiệm phospho trong máu được thực hiện cùng với xét nghiệm canxi nhằm phát hiện các bất thường về xương.

Xét nghiệm phospho máu là 1 trong các dạng xét nghiệm cơ bản dùng để chẩn đoán các rối loạn về xương, cơ, thận và tuyến cận giáp. Đây là 1 trong các xét nghiệm cần thiết thường được chỉ định chung với xét nghiệm nồng độ canxi. Việc xét nghiệm phospho trong máu thường sẽ nhanh chóng có kết quả và bạn nên kiểm tra nồng độ phospho trong máu định kỳ để kịp thời bổ sung khoáng chất này trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Xét nghiệm phospho máu là 1 trong các dạng xét nghiệm cơ bản dùng để chẩn đoán các rối loạn về xương, cơ, thận và tuyến cận giáp 

Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Cách nào giảm 20cm vòng bụng hiệu quả?

Cách nào giảm 20cm vòng bụng hiệu quả?

Lượng mỡ trong cơ thể có tác dụng gì?

Lượng mỡ trong cơ thể có tác dụng gì?

60

Bài viết hữu ích?