Với con người, da bị sừng hóa là cần thiết để hình thành một lớp vỏ bảo vệ cơ thể. Khi các tế bào tạo sừng di chuyển đến lớp ngoài cùng của da, tức là lớp sừng, chúng trải qua nhiều thay đổi cho đến khi lớp vỏ protein còn sót lại có thể hình thành hàng rào bảo vệ da. Toàn bộ quá trình đổi mới di chuyển từ lớp tế bào cơ bản sang lớp sừng mất khoảng 28 ngày. Để hiểu rõ tại sao da bị sừng hóa và quá trình này diễn ra như thế nào, điều quan trọng đầu tiên là phải xem xét da được cấu tạo như thế nào.
Là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da bao gồm 3 lớp chính là biểu bì, trung bì và hạ bì (hay còn gọi là mỡ dưới da), mỗi lớp lại bao gồm nhiều lphân lớp khác nhau, cụ thể:
Như chúng ta đã biết, hiện tượng da sừng hóa diễn ra ở biểu bì. Bắt đầu từ lớp đáy, các tế bào sản sinh ra tế bào mới sau đó phát triển và di chuyển lên tới lớp sừng, cuối cùng là bong ra khỏi da. Thời gian cho toàn bộ quá trình da sừng hóa là 28 ngày, trong đó, 14 ngày là thời gian các tế bào lớp đáy di chuyển lên đến lớp sừng, 14 ngày tiếp theo là các tế bào sừng bong ra.
Trên thực tế, thời gian da bị sừng hóa sẽ thay đổi theo tuổi, càng lớn tuổi quá trình này diễn ra càng chậm. Ở trẻ sơ sinh, quá trình sừng hóa da diễn ra thường rất nhanh, khoảng 14 ngày. Với trẻ trong độ tuổi dậy thì từ 13 – 15 tuổi, mất trung bình 20 ngày để hoàn thành 1 chu kỳ tái tạo da. Từ 20 – 30 tuổi, quá trình sừng hóa da sẽ ổn định nhất, thường trong khoảng từ 28 ngày. Từ sau 30 tuổi, thời gian sừng hóa của da kéo dài khoảng 40 ngày. Chính vì vậy, việc chăm sóc da trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn. Với những người trên 60 tuổi, quá trình da bị sừng hóa kéo dài trên 100 ngày. Độ tuổi này cũng là lúc mà các phương pháp chăm sóc da thông thường không đạt được hiệu quả như mong đợi và cần các phương pháp can thiệp thẩm mỹ để làm trẻ hóa làn da.
Nếu da sừng hóa theo đúng chu kỳ, bạn sẽ có được làn da khỏe mạnh, sáng mịn. Tuy nhiên, nếu quá trình sừng hóa diễn ra quá nhanh, da sẽ gặp nhiều vấn đề như lão hóa sớm, da khô do không duy trì được độ ẩm tự nhiên, da nhạy cảm và dễ bị kích ứng, … Ngược lại, da bị sừng hóa chậm cũng gây nên nhiều rắc rối, nó khiến lớp sừng da dày hơn, tế bào chết tích tụ trên da, lỗ chân lông bị tắc gây mụn, viêm nang lông, da nhăn nheo chảy xệ, …
Quá trình sừng hóa da sẽ luôn diễn ra dù bạn là nam hay nữ, ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu hiểu được tại sao da bị sừng hóa và quá trình sừng hóa diễn ra như thế nào, bạn sẽ có thể chăm sóc da một cách khoa học hơn và giúp làm chậm lão hóa da. Dưới đây là một số lưu ý về chăm sóc da theo từng giai đoạn sừng hóa:
Sừng hóa da là một quá trình tự nhiên của cơ thể để có làn da tươi mới. Nếu bạn muốn thúc đẩy quá trình này, có thể lựa chọn các liệu trình tái tạo da như lăn kim, dùng các sản phẩm chuyên biệt, … Lúc này, da bị sừng hóa nhanh hơn nhưng vẫn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn cần trao đổi với bác sĩ da liễu về tình trạng da của mình và lựa chọn biện pháp phù hợp.
Nguồn tham khảo: cosmeticsandtoiletries.com; msdmanuals.com
5192
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
5192
Bài viết hữu ích?