Zalo

Trầm cảm nội sinh là gì và nó có nguy hiểm không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trầm cảm nội sinh là 1 thể bệnh trầm cảm nghiêm trọng có liên quan đến những rối loạn cảm xúc mà không tìm ra được nguyên nhân gây ra những biến chứng nặng nề về tinh thần và sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh trầm cảm nội sinh trong bài viết sau đây.

1. Bệnh trầm cảm nội sinh là gì?

Trầm cảm nội sinh là gì và nó có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, bệnh trầm cảm nội sinh là một loại rối loạn trầm cảm nặng (MDD) có liên quan đến những rối loạn cảm xúc không rõ nguyên nhân.

Trước đây, bệnh trầm cảm nội sinh được coi là một chứng rối loạn riêng biệt, hiện nay bệnh cũng hiếm khi được chẩn đoán, thay vào đó nó được chẩn đoán là MDD - trầm cảm lâm sàng. Đây là một chứng rối loạn tâm trạng có đặc trưng là người bệnh có cảm giác buồn bã dai dẳng và mãnh liệt trong một khoảng thời gian dài. Chúng có tác động tiêu cực đến tâm trạng, hành vi và các chức năng thể chất khác nhau, bao gồm cả rối loạn giấc ngủ và ăn uống.

Theo thống kê, có đến gần 7% người trưởng thành ở Mỹ trải qua các cuộc trầm cảm nội sinh mỗi năm. Tuy rằng các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây trầm cảm nội sinh, nhưng nó có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố như: 

  • Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng mắc trầm cảm nội sinh. Theo kết quả nghiên cứu, ADN của bệnh nhân này có khá nhiều vấn đề, bên cạnh đó tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm nội sinh cũng sẽ cao hơn nếu trong gia đình có người thân, ông bà, bố mẹ,... bị mắc bệnh trầm cảm.
  • Yếu tố sinh học: Thường là các nguyên nhân gián tiếp như sử dụng thuốc trong thời gian dài, gây ra các tác dụng phụ,...
  • Yếu tố tâm lý: Cảm xúc và tâm lý là một trong những vấn đề phức tạp và giới hạn cảm xúc của mỗi người mỗi khác. Khi trải qua biến cố, mỗi người có sự thể hiện cảm xúc khác nhau, 
  • Yếu tố môi trường: Căng thẳng, stress, áp lực trong thời gian dài

Một số người bị trầm cảm sau khi kết thúc một mối quan hệ, trải qua những chấn thương về tâm lý, hay mất đi người thân. Tuy nhiên, bệnh trầm cảm nội sinh có thể xảy ra với tất cả mọi người mà không có bất kỳ nguyên nhân hay người bệnh đó phải trải qua sự kiện căng thẳng rõ ràng. Bên cạnh đó, các triệu chứng thường xuất hiện một cách đột ngột mà không có nguyên do.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh trầm cảm nội sinh là mệt mỏi kéo dài, tâm trạng buồn bã, họ luôn thu mình và có nhiều suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực.

Trầm cảm nội sinh là bệnh lý nguy hiểm

2. Bệnh trầm cảm nội sinh và bệnh trầm cảm ngoại sinh có gì khác nhau?

Các chuyên gia sức khỏe đã từng đưa ra thuật ngữ “nội sinh” và “ngoại sinh” để khái niệm hóa bệnh trầm cảm. Vậy bệnh trầm cảm nội sinh và trầm cảm ngoại sinh có gì khác nhau:

2.1. Bệnh trầm cảm nội sinh

Nội sinh có nghĩa là bên trong, nghĩa là bệnh trầm cảm có nguyên nhân xuất phát từ bên trong. Thể bệnh này đề cập đến bệnh trầm cảm mà không có sự liên quan đến chấn thương ở bên ngoài hay sự hiện diện của căng thẳng. Thông thường, bệnh trầm cảm nội sinh có nguồn gốc là do di truyền và do yếu tố sinh học. Điều này cũng giải thích vì sao trầm cảm nội sinh còn được gọi là trầm cảm “có nguồn gốc sinh học”.

2.2. Bệnh trầm cảm ngoại sinh 

Trái ngược với nội sinh, trầm cảm ngoài sinh có nguồn gốc từ bên ngoài, bởi ngoại sinh nghĩa là từ bên ngoài. Nguyên nhân gây trầm cảm ngoại sinh có thể là do chấn thương hoặc người bệnh gặp một sự kiện làm gây chấn thương tâm lý, gây ra căng thẳng, buồn bã,...

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường chẩn đoán trầm cảm nội sinh và trầm cảm ngoại sinh một cách riêng biệt, vì họ tin rằng 2 thể bệnh này sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau. Nhưng hiện nay, các chuyên gia thường đưa ra chẩn đoán MDD chung dựa trên các dấu hiệu - triệu chứng cá nhân của từng người bệnh.

Trầm cảm nội sinh và ngoại sinh về cơ bản là khác nhau

3. Cần làm gì khi bị trầm cảm nội sinh? 

Sau khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm nội sinh thì việc điều trị giúp giảm thiểu tình trạng bệnh là rất quan trọng. Hiện nay để hỗ trợ cho bệnh nhân, các bác sĩ thường dựa vào triệu chứng, thể trạng của bệnh nhân để đưa ra phương pháp chữa trị. Một số phương pháp điều trị trầm cảm nội sinh đó là:

3.1.Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý giúp người mắc bệnh trầm cảm nội sinh có thể giải tỏa được những vấn đề, cũng như khúc mắc của bản thân thông qua các cuộc trò chuyện, chia sẻ, tâm sự để thấu hiểu và động cảm. Bệnh nhân có thể trò chuyện, chia sẻ với các bác sĩ tâm lý, kết hợp cùng với những người thân trong gia đình.

3.2. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc chữa trầm cảm nội sinh có thể không được bác sĩ chỉ định trong từng trường hợp. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp được bác sĩ thăm khám và cân nhắc việc sử dụng thuốc thì người bệnh trầm cảm nội sinh cần tuân thủ theo đúng liều lượng và hướng dẫn. Không vì bất kỳ mục đích nào mà sử dụng liều hơn, thay đổi liều so với quy định. Điều này không những khiến tình trạng bệnh không thuyên giảm mà thậm chí bệnh trầm cảm còn có nguy cơ tiến triển nặng hơn. Bởi trước khi chỉ định cho người bệnh, bác sĩ đã cân nhắc đúng liều lượng, so sánh những lợi ích cao hơn những nguy cơ mà người bệnh có thể gặp phải.

3.3. Sốc điện 

Nếu người bệnh trầm cảm nội sinh không đáp ứng được phương pháp điều trị tâm lý và sử dụng thuốc thì phương pháp điều trị cuối cùng có thể được chỉ định là sốc điện.

Phương pháp điều trị này cần được thực hiện bởi những bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm, cũng như chuyên môn vững vàng để mang đến hiệu quả, tránh gây ra tác dụng phụ khác. Người bệnh nên đến các trung tâm y tế lớn có chuyên khoa Thần kinh để thực hiện.

3.4.Thay đổi lối sống, dinh dưỡng khoa học

Ngoài các phương pháp trên, người bệnh trầm cảm nội sinh ở thể nhẹ nên học cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp rèn luyện thân thể nhẹ nhàng. Bên cạnh đó cần hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, đặc biệt không sử dụng các chất kích thích. Cố gắng xây dựng đồng hồ sinh học chuẩn, ngủ đủ giấc, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng với các bài tập thiền, yoga, giảm stress, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và cải thiện bệnh lâu dài. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về bệnh trầm cảm nội sinh, cũng như sự khác biệt của trầm cảm nội sinh và trầm cảm ngoại sinh để từ đó biết cách thăm khám, điều trị, đồng thời xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học. Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh trầm cảm, hãy cố gắng xây dựng lối sống khoa học, suy nghĩ tích cực, bên cạnh đó nên đến trung tâm y tế thăm khám sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ, chuyên gia thăm khám, nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Tài liệu tham khảo: Verywellmind.com, medicalnewstoday.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Trầm cảm mãn tính là gì và có thể chữa khỏi không?

Trầm cảm mãn tính là gì và có thể chữa khỏi không?

Cách nào sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực?

Cách nào sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực?

Làm sao để biết mình bị trầm cảm?

Làm sao để biết mình bị trầm cảm?

Cảnh giác tình trạng trầm cảm vì áp lực gia đình

Cảnh giác tình trạng trầm cảm vì áp lực gia đình

Gợi ý các loại thực phẩm giảm trầm cảm

Gợi ý các loại thực phẩm giảm trầm cảm

111

Bài viết hữu ích?