Zalo

Cảnh giác tình trạng trầm cảm vì áp lực gia đình

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trầm cảm vì áp lực gia đình dù đã được cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng những con số này hiện vẫn đang không ngừng gia tăng ở tất cả mọi đối tượng. Đã có không ít trường hợp áp lực tâm lý gia đình đã gây ra những trường hợp đáng tiếc, thậm chí là tự sát vì không được giúp đỡ kịp thời.

1. Vì sao có hiện tượng trầm cảm vì áp lực gia đình?

Những câu chuyện về áp lực gia đình dẫn đến trầm cảm giờ đã không còn hiếm trên mạng xã hội, thậm chí đang ngày càng gia tăng trở thành mức báo động nghiêm trọng. Chúng ta thường cho rằng, nhà là nơi “đi để trở về”, vì do có đi xa đến đâu thì ở nhà vẫn có những những người chờ đợi. Nhưng đối với nhiều người, “nhà” lại có thể trở thành sức nặng khiến họ luôn cảm thấy ngột ngạt, muốn trốn tránh.

Một thống kê về những nguyên nhân gây ra hành vi tự sát ở độ tuổi thanh thiếu niên thì kết quả có đến 33% người thực hiện hành vi này vì áp lực tâm lý gia đình, xung đột với cha mẹ và 26% liên quan đến áp lực học tập. Thậm chí có nhiều trẻ đã bị trầm cảm rất nặng trước khi thực hiện các hành vi “dại dột” này mà không được cha mẹ và gia đình phát hiện kịp thời.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn nữa là những áp lực gia đình dẫn đến trầm cảm không chỉ gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh mà còn gặp ở cả những người đã trưởng thành - những người vẫn được cho là có tâm lý vững chắc và trải qua nhiều chông gai trước đó trong cuộc sống. Một số áp lực tâm lý gia đình có thể gây ra trầm cảm, điển hình có thể kể đến như: 

1.1. Áp lực về những con số, danh vọng, thứ hạng

Người cha, mẹ nào cũng muốn con có thành công và sự nghiệp, họ muốn các con học thật giỏi, có thứ hạng cao và làm việc tại những công ty lớn. Chính sự kỳ vọng này đã vô tình trở thành những áp lực tâm lý gia đình mà không biết ước mơ, nguyện vọng của con thế nào.

Hàng ngày lượng kiến thức nhiều, cùng với những áp lực từ gia đình khiến các con chỉ biết đến học, không có thời gian để chia sẻ, vui chơi nên rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm học đường.

Với nhiều người trường thành nhưng vẫn phải chịu sự quản thúc của cha mẹ sắp đặt, vô tình khiến các phải “dập khuôn” theo đúng khuôn thước mà cha mẹ đã sắp đặt khiến họ thấy mệt mỏi, u uất và không được làm theo những gì mình muốn,.... từ đó gây ra trầm cảm vì áp lực gia đình.

1.2. Áp lực về tài chính, kinh tế trong gia đình

Tài chính, kinh tế thấp cũng là một áp lực gia đình dẫn đến trầm cảm. Với các gia đình thì những nhu cầu thiết yếu như nhà ở, điện, nước sinh hoạt có thể là gánh nặng với những cặp vợ chồng trẻ, nhất là ở trên các thành phố lớn.

Nếu không có sự ổn định về tài chính, lập ra các kế hoạch chi tiêu thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn, quy nghĩ nhiều gây ra trầm cảm.

1.3. Áp lực gia đình vì chuyện ly hôn, tình cảm

Trầm cảm vì áp lực gia đình còn có thể liên quan đến từ một cuộc hôn nhân không hạnh phúc hay chuyện tình cảm đôi lứa không thành. Trong cuộc sống hôn nhân thì người bạn đời sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, cũng như cảm xúc của bạn. Vì vậy, nếu một nửa kia tạo ra những cảm xúc tiêu cực thì sẽ gây ra những áp lực tâm lý gia đình, lâu dần sẽ dẫn tới trầm cảm.

1.4. Áp lực tâm lý gia đình từ việc nuôi dạy con cái

Việc chăm sóc, nuôi dạy con con cái cần có sự đồng hành của cả 2 vợ chồng, nhưng nhiều người vẫn cho rằng đó là trách nhiệm và công việc của người mẹ. Họ còn nghĩ rằng, đó là việc đơn giản, việc quan trọng và khó khăn hơn chính là gồng gánh kinh tế, lo cho thu nhập của cả gia đình.

Chính vì suy nghĩ này đã khiến nhiều chị em phụ nữ bị trầm cảm vì áp lực gia đình, họ bị bế tắc, đã từng có rất nhiều trường hợp vì không thể cứu vãn đã gây ra những hậu quả đáng tiếc.

1.5. Công việc bận rộn và áp lực

Việc cân bằng giữa gia đình và công việc là rất khó. Nếu cứ mải chú tâm vào công việc thì chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi những lời trách móc của người thân về việc không chăm lo cho gia đình và ngược lại, nếu không có công việc ổn định để tạo ra thu nhập thì chắc chắn mâu thuẫn trong gia đình về vấn đề tài chính cũng có thể xảy ra.

Có thể thấy, có muôn vàn lý do khiến bệnh trầm cảm vì áp lực gia đình gia tăng, tình trạng báo động này có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng với các hoàn cảnh khác nhau. Do đó, việc giải tỏa căng thẳng, giảm trầm cảm vì áp lực gia đình là rất quan trọng.

trầm cảm vì áp lực gia đình
Có nhiều nguyên do gây ra trầm cảm áp lực vì gia đình

2. Làm gì để giải tỏa căng thẳng, giảm trầm cảm vì áp lực gia đình? 

Trầm cảm vì áp lực gia đình là tình trạng đáng báo động và có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng, từ trẻ em, người trưởng thành, người trung niên hay người cao tuổi với muôn vàn lý do khác nhau. Bệnh có thể gây ra rất nhiều hậu quả đáng tiếc nên cần có định hướng phòng tránh từ sớm. Vây chúng ta cần làm gì để giải tỏa căng thẳng, giảm trầm cảm vì áp lực gia đình? 

2.1. Học cách thấu hiểu, đồng cảm với các thành viên trong gia đình

Trong cuộc sống, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về các góc độ của vấn đề nên ít nhiều cách nhìn cũng sẽ khác. Chính vì thế, thay vì áp đặt thì mọi người nên cùng nhau chia sẻ để thấu hiểu đối phương nhiều hơn. Đây cũng chính là một bí quyết để giữ gìn hạnh phúc, tránh xảy ra trầm cảm vì áp lực gia đình.

trầm cảm vì áp lực gia đình
Học cách thấu hiểu giúp tránh xảy ra trầm cảm vì áp lực gia đình 

Khi đã hiểu nhau hơn thì các thành viên trong gia đình có thể bao dung, chấp nhận hòa giải và cùng nhau cố gắng, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

2.2. Thẳng thắn chia sẻ mọi điều trong cuộc sống với người thân trong gia đình 

Một cách để giảm áp lực gia đình dẫn đến trầm cảm là hãy thẳng thắn chia sẻ với nhau để gỡ bỏ các vướng mắc, mâu thuẫn trong gia đình. Thực tế, có nhiều vấn đề dù rất nhỏ nhưng nếu không được hòa giải có thể tạo ra xung đột và sự xa cách rất lớn.

Vì thế, nếu đối phương của bạn quá bận rộn với công việc, hay thiếu sót trong bất cứ vấn đề nào, 2 người hãy cùng nhau bàn bạc lại và đề nghị đối phương hãy thay đổi, sửa sai kinh nghiệm. Nếu xảy ra mâu thuẫn, hãy cố gắng tìm cách hòa giải.

Nếu trẻ bị áp lực học hành quá lớn hay phải chịu sự kỳ vọng lớn từ gia đình thì hãy thẳng thắn chia sẻ với bố mẹ về năng lực và sự cố gắng của bản thân mình.

2.3. Nỗ lực xây dựng cuộc sống 

Để giải tỏa áp lực gia đình dẫn đến trầm cảm hãy cố gắng nỗ lực để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Khi đời sống kinh tế ổn định thì mọi người đều có một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, phần nào giảm đi sự xung đột và mâu thuẫn.

Theo đó, cha mẹ nên cố gắng tìm cách thấu hiểu tâm lý con cái, chia sẻ cùng con. Song song với đó, con cái cũng cần chia sẻ và thẳng thắn, thành thật với cha mẹ. Khi 2 bên đã có sự đồng thuận và hiểu nhau thì sẽ tránh được những cảm xúc tiêu cực, đồng thời giữ hòa khí cho gia đình, tránh những xung đột không đáng có.

2.4. Chăm sóc bản thân thật tốt

Sức khỏe không ổn định cũng khiến bản luôn cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt và thiếu tập trung, vô tình khiến không khí gia đình trở nên nặng nề. Vì thế, hãy cố gắng chăm sóc bản thân thật tốt để cải thiện cả về thể chất và tinh thần.

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng/ngày
  • Ăn đầy đủ các bữa và các chất dinh dưỡng
  • Hoạt động thể chất thường xuyên

Đã từng có rất nhiều người bị căng thẳng, mất ngủ, stress,suy nhược cơ thể… do phải đối mặt với áp lực tâm lý gia đình. Tuy nhiên, mọi thứ cũng sẽ dần được cải thiện khi bản thân họ vực dậy, thay đổi lối sống,...

2.5. Học cách giảm căng thẳng, stress 

Căng thẳng, stress hoàn toàn có thể xảy ra trong cuộc sống, chính vì thế bạn hãy trang bị những kỹ năng này để giúp cho tinh thần và tâm lý ổn định hơn, từ đó hạn chế được những cảm xúc tiêu cực.

Bạn có thể thực hiện giảm căng thẳng, áp lực bằng cách ngủ đủ giấc, ngồi thiền, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc, làm vườn,.... Dù những cách này không trực tiếp giải quyết triệt để trầm cảm vì áp lực gia đình nhưng có thể góp phần giảm thiểu những tình huống xung đột, cũng như cảm xúc quá khích, từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp.

2.6. Học cách sống chung với áp lực

Đôi khi mọi thứ không thể thay đổi theo cách bạn mong muốn, chính vì thế, hãy cố gắng tìm cách thích nghi và học cách sống chung với nó.

  • Nếu áp lực tâm lý gia đình từ những quan niệm xưa cũ của ông bà thì hãy cân nhắc đến việc ở riêng.
  • Nếu cha mẹ đưa ra những kỳ vọng quá lớn thì hãy nói ra những suy nghĩ, cũng như mong muốn của bản thân để cùng nhau tìm được tiếng nói chung.

Trầm cảm vì áp lực gia đình là một thực trạng đáng báo động và cần được quan tâm nhiều hơn, tránh để gây ra những hậu quả đáng tiếc. Trong trường hợp phát hiện bản thân hoặc người thân bị trầm cảm quá mức vì áp lực gia đình thì cần giải quyết triệt để các vấn đề và đến các trung tâm y tế để thăm khám, điều trị tâm lý.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Gợi ý các loại thực phẩm giảm trầm cảm

Gợi ý các loại thực phẩm giảm trầm cảm

Trầm cảm mãn tính là gì và có thể chữa khỏi không?

Trầm cảm mãn tính là gì và có thể chữa khỏi không?

Cách nào sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực?

Cách nào sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực?

Làm sao để biết mình bị trầm cảm?

Làm sao để biết mình bị trầm cảm?

Trầm cảm nội sinh là gì và nó có nguy hiểm không?

Trầm cảm nội sinh là gì và nó có nguy hiểm không?

14

Bài viết hữu ích?