Zalo

Tìm hiểu về thế giới của người trầm cảm

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần thường gặp và khá nguy hiểm, khi gây ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất, chức năng sống và niềm vui trong đời sống hàng ngày của người bệnh. Đây cũng là nguyên nhân của một nửa các trường hợp tự sát. Do đó, việc chủ động tìm hiểu về thế giới của người trầm cảm, giúp chúng ta chủ động phòng tránh bệnh được hiệu quả hơn.

1. Cuộc sống và thế giới của người trầm cảm có gì đặc biệt?

Ngày nay, con người đang sống chung với rất nhiều áp lực từ công việc, học tập, cuộc sống hay hôn nhân gia đình. Khi bạn không tìm được cách giải tỏa áp lực và cân bằng mọi việc trong cuộc sống, lâu dần bạn dễ có nguy cơ rơi vào trầm cảm

Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc thể hiện sự buồn phiền, chán nản, thất vọng của bản thân trong cuộc sống hằng ngày. Nó còn biểu hiện sự giảm hứng thú và tinh thần và giảm niềm tin vào cuộc sống. Người đang trải qua trạng thái trầm cảm có thể cảm thấy tự ti, vô vọng, giảm sự tự tin ở chính bản thân mình.

Trầm cảm được xem là bệnh khi trạng thái cảm xúc này diễn ra trong thời gian dài, nó làm rối loạn hoạt động của cơ thể, làm giảm chức năng học tập, sinh hoạt, các hoạt động xã hội của cá nhân. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi trầm cảm khiến cho người đó có những ý tưởng kỳ lạ, làm hại đến bản thân đó là tự sát.

thế giới của người trầm cảm
Cuộc sống của những người trầm cảm có những biểu hiện tiêu cực trên rất nhiều mặt khác nhau 

Cuộc sống của những người trầm cảm có những biểu hiện tiêu cực trên rất nhiều mặt khác nhau:

  • Về cảm giác: Những người trầm cảm luôn cảm thấy buồn bã, vô vọng, chán nản, vô dụng. Họ luôn có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân.
  • Về suy nghĩ: Những người trầm cảm khó tập trung, khó nhớ và cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định. Luôn cảm giác bản thân mình vô dụng, là kẻ thất bại và nặng hơn họ sẽ có ý nghĩ tự sát.
  • Về hành vi cư xử và các hoạt động xã hội: Người trầm cảm luôn mất hứng thú trong học tập, lao động và làm việc. Họ luôn né tránh người khác. Nguy hiểm nhất là trầm cảm làm người bệnh có hành vi tự sát, kết liễu cuộc sống.
  • Về sức khỏe: Người trầm cảm luôn cảm thấy mệt mỏi thiếu năng lượng, đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân, đau đầu, giảm hoặc tăng cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng. Thay đổi giấc ngủ, ngủ quá ít hoặc quá nhiều.

Bệnh trầm cảm gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong suy nghĩ, lối sống, sinh hoạt, hành vi và giao tiếp xã hội của người bệnh.

2. Cách sống chung với người trầm cảm?

Nếu bạn là người thân, bạn bè gần gũi với những người đang có dấu hiệu trầm cảm, bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi về cảm xúc, hành vi, thói quen, sở thích của họ. Nhất là sự đi xuống về cảm xúc, tinh thần và sự chậm chạp về mặt hoạt động, giao tiếp. Bạn cần làm những điều sau để tốt cho người trầm cảm:

  • Chấp nhận họ như hiện tại mà không phán xét, phê phán họ.
  • Hãy cho họ biết rằng bạn rất quan tâm đến họ và sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ từ họ. Cuộc sống của người trầm cảm đầy mệt mỏi, chán nản và áp lực. Việc bạn lắng nghe họ nói chuyện, chia sẻ cảm xúc của bản thân sẽ giúp họ giải tỏa được phần nào cảm xúc tiêu cực của họ.
  • Nhẹ nhàng khuyến khích họ tự giúp mình vượt qua bằng cách duy trì hoạt động thể chất, làm những việc họ thích và ăn một chế độ ăn uống cân bằng. 
  • Đề nghị họ đi gặp bác sĩ tâm thần hoặc chuyên viên tư vấn tâm lý khi cần thiết.
  • Giữ liên lạc với họ bằng cách nhắn tin, gọi điện hoặc gặp gỡ uống cà phê. Khuyến khích họ ra ngoài thư giãn
  • Cố gắng kiên nhẫn với người bệnh

Việc bên cạnh quan tâm lo lắng, giúp đỡ và lắng nghe những chia sẻ tâm sự từ những người trầm cảm sẽ giúp cho họ cảm thấy đỡ áp lực, mệt mỏi và đỡ cảm giác tiêu cực hơn trong cuộc sống.

3. Người trầm cảm cần làm gì để có cuộc sống tốt?

Trong đời người, ai cũng sẽ gặp những điều phiền muộn và áp lực trong cuộc sống. Khi bạn không tìm cách giải tỏa và vượt qua được áp lực đó, bạn sẽ dễ rơi vào trầm cảm. Vậy khi bạn bị trầm cảm, bạn nên làm những điều sau đây để có cuộc sống tốt hơn:

  • Đầu tiên cần nhận thức rõ về cảm xúc và tình trạng trầm cảm của bạn và bạn cần sự giúp đỡ. Thế giới của người trầm cảm rất mệt mỏi và chán nản, việc bạn nhận ra được bản thân mình đang rơi vào trầm cảm và chia sẻ điều đó cho người khác sẽ giúp bạn giải tỏa bớt căng thẳng, xua tan mệt mỏi, áp lực mà bạn đang phải chịu đựng. Đồng thời, bạn bè và người thân sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích và ở bên bạn lúc bạn cần sự giúp đỡ.
thế giới của người trầm cảm
Thế giới của người trầm cảm rất mệt mỏi và chán nản 
  • Bạn cần nhận thức về việc bảo vệ và chăm sóc bản thân mình, hạn chế những việc làm hay hành vi có hại đến bản thân mình bằng những việc như ăn uống những thức ăn không tốt cho sức khỏe, uống rượu bia quá mức, sử dụng chất kích thích. Thay vì đó, hãy ăn uống thức ăn lành mạnh, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa như vitamin A,B,C, E, tăng cường bổ sung protein và thực phẩm giàu omega-3.
  • Tăng cường tập luyện thể lực. Việc tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng, tạo cho cơ thể nhiều năng lượng, giảm căng thẳng mệt mỏi. Đồng thời, tập luyện thể lực cũng tạo điều kiện cho bạn mở rộng các mối quan hệ, mạnh dạn giao tiếp với người xung quanh.
  • Duy trì thói quen, sở thích của cá nhân. Bạn hãy duy trì các sở thích như nghe nhạc, xem phim, đọc sách, trồng cây… để giảm cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống. Và đặc biệt, hãy ngừng có ý nghĩ về tự sát.
  • Hãy tâm sự với cho ai đó mình đang trầm cảm là việc nên làm khi bạn cảm thấy thật sự sẵn sàng, an toàn và tin tưởng.
  • Tìm đến bác sĩ hoặc người có chuyên môn về tâm lý để bộc lộ cảm xúc của bản thân hoặc điều trị chuyên khoa khi có những rối loạn về mặt cơ thể.

Có thể thấy, thế giới của người trầm cảm vô cùng đáng sợ và mệt mỏi. Do đó, khi bạn hoặc người thân có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bạn nên chủ động tìm tới những cách cải thiện tâm trạng và điều trị bệnh sớm nhất để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.

Nguồn: hopkinsmedicine.org - medicalnewstoday.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Giảm tác dụng phụ sau khi uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

Giảm tác dụng phụ sau khi uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Bệnh trầm cảm có di truyền không?

Bệnh trầm cảm có di truyền không?

Day bấm huyệt chữa trầm cảm có hiệu quả không?

Day bấm huyệt chữa trầm cảm có hiệu quả không?

Trầm cảm cười là gì và dấu hiệu của hội chứng này?

Trầm cảm cười là gì và dấu hiệu của hội chứng này?

30

Bài viết hữu ích?